Trong chương III chúng tôi đã đề xuất một số nguyên tắc lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Đồng thời sưu tầm và giới thiệu một số trò chơi dân gian, thiết kế một số giáo án về việc vận dụng trò chơi dân gian. Với mong muốn giúp giáo viên mầm non có thêm tài liệu tham khảo nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao nhất.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
1. Kết luận
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cần thiết và quan trọng để đảm bảo cho ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, nền tảng cho mọi sự phát triển. Ngôn ngữ phát triển góp phần vào sự phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Ngôn ngữ phát triển nhanh qua hoạt động vui chơi mà trò chơi dân gian có tầm quan trọng đặc biệt.
Trò chơi dân gian là những trò chơi do nhân dân sáng tác, lưu truyền tự nhiên rộng rải trong dân gian, là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian. Trò chơi dân gian thường đơn giản, dễ chơi, dễ hoà nhập, chơi ở bất cứ đâu, bất cứ nơi nào. Đưa trò chơi dân gian vào giáo dục mầm non là việc làm cần thiết bởi nó đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ của trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ nói riêng. Đồng thời còn góp phần bảo tồn và phát triển vốn văn hoá dân tộc cho trẻ ngay từ khi còn tấm bé.
Qua quá trình khảo sát thực tế chúng tôi thấy hiện nay hầu hết các giáo viên đã có nhận thức đúng và đầy đủ về trò chơi dân gian, cũng như đánh giá cao tầm quan trọng của trò chơi dân gian trong việc phát triển toàn diện cho trẻ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, giáo viên mầm non vẫn chưa biết cách lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hợp lý và khoa học. Vì thế việc trang bị cho giáo viên những kiến thức khoa học về cách lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian, cũng như sưu tầm, giới thiệu một số trò chơi dân gian và vận dụng trò chơi vào các hoạt động là việc làm cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2. Kiến nghị
Để góp phần vào việc phát triển của trẻ, đặc biệt phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua trò chơi dân gian, chúng tôi có những kiến nghị như sau:
trẻ mẫu giáo, đồng thời phân loại trò chơi theo tiêu chí cụ thể để thuận lợi cho giáo viên trong việc lựa chọn và sử dụng.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên mầm non về việc lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian để giúp giáo viên nắm được cách thức lựa chọn và sử dụng chúng để phát huy được vai trò hiệu quả sử dụng.
- Nhà trường cần tăng cường các buổi dự giờ, tổ chức toạ đàm, thảo luận.. về cách thức tổ chức trò chơi để giáo viên học hỏi, trau dồi kinh nghiệm về việc lựa chọn và sử dụng trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ.
- Trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ giáo viên nên đề ra những nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi dân gian. Đồng thời giáo viên hướng dẫn trẻ chơi khoa học, thường xuyên nhằm phát triển kỹ năng chơi thành thục cho trẻ, như thế phát huy được hiệu quả sử dụng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) – Tâm lý học trẻ em trước tuổi đến trường NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2001.
2. Ngô Công Uẩn – Tâm lý học đại cương – NXB Quốc gia – 2001.
3. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) – Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo – NXB Đại học sư phạm Hà Nội – 1991.
4. Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị việt, Nguyễn kim đức
5. E.Tikheva – Phương pháp phát triển ngôn ngữ trẻ em –NXBGD, 1997
6. Đào Thanh Âm, Trịnh Dân, Nguyễn Thị Hoà, Đinh Văn Vang (1997) – Giáo dục học mầm non - Tập II, III NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997.
7. Nguyễn Anh Tuyết (2000) – Trò chơi trẻ em – NXB Phụ nữ - Hà Nội, 2000. 8. Đ.B.Encônhin – Tâm lý học trò chơi – NXB Giáo dục Matxcowva, 1978 9. Nguyễn Thị Thanh Hà - Tổ chức cho trẻ vui chơi ở trường mẫu giáo - Sở giáo
dục thành phố Hồ Chí Minh, 1991.
10. Trương Kim Oanh, Phan Quỳnh Hoa – Trò chơi dân gian cho trẻ dưới 6 tuổi
– NXBGD, Hà Nội, 1993.
11. Đặng Thành Hưng - Về phạm trù chơi trong giáo dục mầm non - Tạp chí KHGD, số 82, 2000.
12. Trò chơi dân gian trẻ em Việt Nam – Hà Huy sưu tầm, Hà Nội, NXB Văn Hoá Dân Tộc, 1992.
13. Trò chơi dân gian Việt Nam - Phan Thanh Hiền, Trần Mạnh Tiến, Huy Trang, Nguyễn Khánh Trâm, TPHCM, NXB TP HCM, 1990.
PhiÕu ®iÒu tra
Để giúp cho việc tìm hiểu thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trông việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Xin chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây (Đánh dấu X vào ô lựa chọn)
(1) Theo chị trò chơi dân gian đóng vai trò như thế nào trong quá trình giáo dục trẻ mẫu giáo?
a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Không quan trọng
(2) Chị sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện mục đích giáo dục nào? a. Phát triển ngôn ngữ
b. Phát triển nhận thức c. Phát triển T/C xã hội d. Phát triển thể chất e. Tất cả
(3) Chị thường sử dụng trò chơi dân gian nhằm thực hiện nhiệm vụ ngôn ngữ nào ở trẻ? a. Luyện phát âm b. Phát triển vốn từ c. Nói đúng ngữ pháp d. Nói mạch lạc e. Làm quen chữ viết f. Tất cả các nhiệm vụ trên
(4) Chị thường sử dụng trò chơi dân gian vào thời điểm nào của hoạt động? a. Đầu hoạt động
b. Giữa hoạt động c. Cuối hoạt động
b. Lựa chọn trò chơi quen thuộc với trẻ c. Theo kế hoạch của phụ trách chuyên môn d. Chủ động lựa chọn và lập kế hoạch sử dụng
(6) Hiện nay số lượng trò chơi dân gian được sử dụng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nhóm, lớp của chị là :
a. Quá nhiều b. Vừa đủ c. Quá ít
(7) Chị thường sử dụng trò chơi dân gian với mức độ nào ? Hoạt động Mức độ sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không bao giờ Trong tiết học
Hoạt động ngoài trời Hoạt động chiều Chơi tự do
(8) Trong quá trình hướng dẫn tổ chức cho trẻ mẩu giáo chơi trò chơi dân gian chị gặp những thuận lợi gì ?
... ...
(9) Trong quá trình hướng dẫn tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian chị thường gặp những khó khăn gì ?
... ... ...
(10) Những ý kiến đề xuất của chị về việc lựa chọn, hướng dẫn trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ ?
...
Xin chị cho biết một vài thông tin Họ và tên :...
Trường :...
Lớp : ...
Thâm niên công tác :...