Chủ điểm: Thế giới động vật
Đối tượng: Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) Thời gian: 30-35 phút
I. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết cấu tạo chữ cái h, k
- Trẻ nhận biết thêm các kiểu chữ h, k (viết hoa, in thường, viết thường)
- Trẻ nhận biết chữ cái đã học và chữ cái h, k có trong nội dung về thế giới động vật.
- Trẻ nhận biết được đặc điểm giống và khác nhau chữ cái h, k.
2. Kỹ năng
- Luyện kỹ năng nhận biết, phân biệt, so sánh. - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển tư duy cho trẻ.
3. Giáo dục
- Thói quen nề nếp học tập, hứng thú tham gia hoạt động. - Tình cảm yêu quý các loài động vật.
II. Chuẩn bị
Đồ dùng của cô:
- Máy tính, máy chiếu ghi phần mềm chữ cái h, k - Đàn oóc gan
- Chữ cái Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đựng nét rời ghép chữ h, k
- Mỗi trẻ một hình ảnh con vật mang tên chữ cái h, k
- 3 túi đựng chữ cái h, k, các con vật gắn từ của các con vật (con khỉ, con hươu, con hổ, con kiến)
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài
- Cho trẻ hát bài “Đố bạn” - Trò chuyện về các loài vật
2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái h, k
2.1 Làm quen chữ cái h
-Cô đố :“ Lông vằn, lông vện mắt xanh Dáng đi uyển chuyển nhe nanh tìm mồi
Thỏ nai gặp phải hởi ơi
Muông thú khiếp sợ tôn ngoi chúa rừng ?” (Con hổ)
- Cho trẻ xem hình ảnh (con hổ) trên máy tính- đọc từ “con hổ” - Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “con hổ”
- Cô giới thiệu chữ cái “h”- cô phát âm mẫu chữ cái h (3 lần) - Cho trẻ phát âm (mời lớp, nhóm, cá nhân luôn phiên phát âm)
- Cho trẻ nhận xét cấu tạo chữ “h” in thường gồm (một nét sổ thẳng ở phía bên trái và một nết mọc ở phía dưới bên phải). cho trẻ xem ghép các nét rời trên vi tính.
- Cô giới thiệu chữ “h”-3 kiểu chữ (viết hoa, in thường, viết thường)
2.2 Làm quen chữ cái “k”
- Cô hát câu hát về “con khỉ”- trẻ đoán
- Trẻ xem hình ảnh (con khỉ)- đọc từ “con khỉ” - Cho trẻ tìm chữ cái đã học trong từ “con khỉ”
- Giới thiệu làm quen chữ cai “k”- cô phát âm mẫu chữ cái k (3 lần) - Cho trẻ phát âm
- Trẻ nhận biết cấu tạo chữ cái “k” gồm một nét sổ thẳng bên trái và 2 nét xiên ngắn ở bên phải
- Cho trẻ so sánh chữ cái h, k có điểm nào giống và khác nhau? (cho Trẻ xem các nét rời giống và khác nhau của chữ cái h, k)
3.Hoạt động 3: Trò chơi với chữ cái h, k
3.1.Trò chơi: “Truyền tin”
- Luật chơi: Trẻ chỉ được nói nhỏ vào tai bạn đứng phía sau mình tên chữ cái mà cô giáo vừa truyền tin cho ban đứng đầu tiên.
- Cách chơi: Mỗi đội 10 bạn đứng thành hàng dọc
Bạn đầu hàng nhận tin từ cô giáo sau đó nói nhỏ vao bạn đứng sau mình, cứ như thế cho đến hết hàng. Bạn cuối cùng lấy chữ cái theo tin truyền chạy về đầu hàng- giơ cao tay- phát âm chữ cái đó.
Cô giáo kiểm tra bằng cách xem chữ cái 2 tổ tìm được có giống chữ cái có trong túi không, tổ nào lấy đúng, nhanh hơn tổ đó sẽ chiến thắng. Lần chơi sau đổi chữ cái cho hai tổ.
3.2 Trò chơi 2: Ghép chữ cái h, k từ các chấm tròn
Chia 6 đội ngồi gắn, mỗi trẻ trong nhóm cùng tham gia gắn chữ ( theo ý thích chữ h hoặc k). Đội nào gắn nhanh hơn đội đó sẽ chiến thắng.
3.3 Trò chơi 3: “Đúc đậm, đúc nị”
- Cách chơi: chọn 10 trẻ chơi đại diện, chọn một em làm “cái” lấy ngón tay chỉ vào các nắm tay của các em con lại, trẻ cùng lời đồng dao, đến câu cuối “thì ra tay này” trúng ai người đó phải đi ra ngoài. Trẻ làm cái sẻ nói tên một con vật có chứa chữ cái h, k ( Con hổ, con hươu, cá kiếm, chim gõ kiến..). Em làm cái nói to cho em vừa ra ngoài chọn. Chọn đúng ai nguời đó phải lên cõng em kia về. ( chơi 2, 3 lần)
Kết thúc: Tạo dáng con vật và đi ra ngoài.
2. Giáo án 2: “Tập tô chữ cái g, y.”
Chủ điểm: Luật lệ và những phương tiện giao thông. Đối tượng: Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)
- Trẻ nhớ đặc điểm cấu tạo của chữ cái g, y
- Trẻ biết tô đúng quy trình và cấu tạo chữ cái g, y và các từ có chứa chữ cái g, y
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng tập tô chữ cái theo mẫu -Rèn luyện kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định -Rèn luyện tư thế ngồi, cầm bút đúng cách cho trẻ.
3. Giáo dục
- Giáo dục nề nếp, ý thức học tập
- Giáo dục hiểu và nắm số luật lệ giao thông
* Nội dung tích hợp: âm nhạc “em đi qua ngã tư đường phố” II. Chuẩn bị
- Bảng ghi lời “Tập tầm vông”
- Tranh ghép phương tiện giao thông: Tàu hoả, thuyền buồm. - Phấn viết, bút viết bảng, tranh về tập tô chữ cái g,y
- Vở, bút chì đầy đủ cho trẻ
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Ôn chữ cái g,y
-Ổn định tổ chức: chơi trò chơi “Tập tầm vông” - Cô có gì đây?
- Viên phấn
-Viên phấn dùng để làm gì? -Viết bảng
- Trò chơi 1: Bây giờ chúng mình sẻ dùng viên phấn này để chơi trò chơi “Thi ai nhanh”
- Cô sẽ chọn 2 đội chơi đại diện, mỗi đội 10 người. Nhiệm vụ của các bạn tìm và gạch chân chữ cái g, y có trong lời bài hát “Tập tầm vông” trong cùng một thời gian, đội nào gạch được nhanh, nhiều đội đó sẽ chiến thắng.
Tập tầm vó Tay nào có Tay nào không Mời các bạn
Tập tầm vó Tay nào có Tay nào không Có có, không không -Trò chơi 2: Ghép tranh phương tiện giao thông
- Cô có những mảnh ghép gắn các chữ cái g, y. Nhiệm vụ của các bạn từ những miếng ghép này ghép thành những phương tiện giao thông, đội nào ghép đúng, nhanh sẽ chiến thắng.
2.Hoạt động 2: Dạy trẻ tập tô chữ cái g, y
Hát bài hát “tàu lướt” đi về chổ ngồi
2.1.Tập tô chữ cái g
- Cô có bức tranh vẽ gì đây (ga tàu) - Đọc với cô từ: (ga tàu)
- Trong từ “ga tàu” có chữ cái gì chúng mình vừa được học(chữ cái g) - Chúng mình cùng phát âm:g g g
- Ai biết cấu tạo chữ g: trẻ trả lời
-Chúng mình nhìn lên cô hướng dẫn tô chữ cái g:
+Cô đặt bút từ đầu dòng thứ nhất, cô tô nét cong tròn khép kín sao cho nét tô trùng khít chữ in mờ
+Cô tô nét móc từ trên xuống, cô kéo thẳng xuống hàng thứ hai, móc lên dòng thứ nhất
+Tô xong chữ “g” cô tiếp tục tô chữ “ga tàu” - Trẻ thực hiện tô chữ cái “g”
- Nhắc nhở trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng cách
2.2. Tập tô chữ cái y
- “Nghỉ tay nghỉ tay”
- Lắng nghe tiếng kêu của phương tiện giao thông: - Tu tu xình xịch-tàu hoả
- Ù ù ù…
-Tiếng kêu của phương tiện giao thông gì (máy bay) -Nhìn lên cô có bức tranh vẽ gì?
-Từ “máy bay” có chữ cái gì chúng mình vừa được học (chữ cái y) -Chữ cái “y” cấu tạo như thế nào?
-Bây giờ cô hướng dẩn các bạn tô chữ cái “y”
-Trước tiên cô tô nét xiên thứ nhất đặt bút đầu nét xiên mờ thứ nhất tô trùng khít nét in mờ
+ Tô nét xiên thứ hai từ dòng thứ nhất kéo thẳng xuống đến dòng thứ hai, cô móc kéo lên hàng thứ nhất
+Tô xong chữ “y” cô tô tiếp từ “máy bay” -Trẻ thực hiện tô chữ cái “y”
3.Hoạt động 3: Nhận xét
Mời một trẻ của một dãy bàn viết đẹp chưa cho các bạn trong dãy mình xem -Cô khen trẻ, khuyến khích trẻ
-Nhắc nhở trẻ tô chưa xong chiều tô tiếp
-Giáo dục khi đi tàu xe, tham gia giao thông phải tuân thủ luật giao thông
Kết thúc: trẻ hát: “em đi qua ngả tư đường phố” thu dọn lớp học
3. Giáo án 3:Dạy thơ “Nắng bốn mùa”-Mai Anh Đức
Chủ điểm: Nước và các hiện tượng thiên nhiên
ối tượng: Mẫu giáo lớn Thời gian: 30-35 phút
I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định - Phát triển khả năng trả lời câu hỏi rõ ràng, lưu loát
3. Giáo dục
Giáo dục vệ sinh, chăm sóc, ăn mặc đúng mùa
II. Chuẩn bị
-Bài thơ “ Nắng bốn mùa” -Tranh về bài thơ nắng bốn mùa
-Đàn ghi bài hát “Cho tôi đi làm mưa với” -Mũ đội cho trẻ minh hoạ bài thơ
III. Tiến hành
1. Hoạt động: Ổn định- giới thiệu bài
- Chơi trò chơi “Dệt vải” Dích dắc dích dắc Khung cửi mắc vo Xâu go từng sợi Chân mẹ đạp vội Chân mẹ đạp vàng Mặt vải mịn màng Gánh ì gánh nặng Đến mai trời nắng Đem ra mà phơi Đến mốt đẹp trời Đem ra may áo Dích dắc dích dắc.
tác dệt vải như động tác kéo cưa lừa xẻ. Cả lớp cùng chơi (chơi 2 lần) - Chúng mình vừa chơi trò chơi gì? (dệt vải)
- Chúng mình có dệt được nhiều vải không?
- Dệt vải xong trời nắng chúng mình làm gì? (đem vải đi phơi)
- Chúng mình cùng phơi vải nào? (nhảy lên làm động tác vắt vải qua dây phơi)
- Trời nắng phơi vải? ai biết gì về trời nắng? trời nắng thường vào mùa nào? - Ai biết bài thơ, bài hát nào về trời nắng không? (nắng bốn mùa)
- Đó là bài thơ “ Nắng bốn mùa” của chú Mai Anh Đức.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
* Cô đọc diễn cảm lần 1 (tại chỗ chơi) Cô vừa đọc xong bài thơ gì? do ai sáng tác?
Các bạn có muốn học thuộc bài thơ để đọc hay như cô không? Chúng mình hãy “Che ô” về chỗ ngồi.
- Cô đọc mẩu lần 2: Đọc kết hợp với tranh Cô vừa đọc xong bài thơ gì? Do ai sáng tác? Trong bài thơ nói lên điều gì?(nắng bốn mùa) Trích dẫn: Nắng mùa xuân như thế nào?
“Dịu dàng và nhẹ nhàng Vẩn là chị nắng xuân”
- Vào mùa xuân ánh nắng mặt trời nhè nhẹ dịu dàng và ấm áp, mùa xuân trăm hoa đua nở mùa xuân còn gắn với lễ hội gì nữa các bạn? (tết cổ truyền)
- Thế còn nắng mùa hè thì thế nào? ( chói chang, rực rỡ…), trong bài thơ chú Mai Anh Đức tả về nắng mùa hè như thế nào? Ai có thể đọc câu thơ minh hoạ về nắng mùa hè?
“Hung hăng hay giận giữ Là ánh mắng mùa hè”
- Cô đọc :“Vàng hoe như muốn khóc Chẳng ai khác nắng thu”
khóc? ( vì mùa đông ông mặt trời không có nắng). “ Mùa đông khóc hu hu
Bởi vì không có nắng” * Trẻ đọc thơ
- Mời các bạn đọc cùng cô bài thơ “Nắng bốn mùa” (lần một)
- Chúng mình đọc hay hơn diễn cảm hơn với động tác minh hoạ (trẻ đọc lần 2) - Mời 3 tổ luân phiên đọc ( hoa hồng, hoa cúc, hoa sen)
- Nhóm trẻ: 4 bạn đội mũ đọc câu thơ thể hiện bốn mùa ( 2-3 nhóm) Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khuyến khích trẻ đọc to rõ rang và diễn cảm. - Cá nhân trẻ
- Chúng mình vừa đọc bài thơ gì? Do ai sáng tác? bài thơ nói lên điều gì? Giáo dục: Mùa hè nóng bức chúng mình phải như thế nào? (đi học đội mũ, không chơi dưới nắng nóng, chơi trong bóng râm, ăn mặc mát mẻ, gọn gàng, trời nắng ra rất nhiều mồ hôi tắm rửa vệ sinh hàng ngày)
Chủ điểm: Thế giới thực vật
Đối tượng: Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)
1. Hoạt động có mục đích
Quan sát cây xanh trong sân trường: cây bàng, cây phuợng, cây xoài, cây dừa
1.1 Yêu cầu
- Trẻ biết đặc điểm cấu tạo: cây bàng, cây phượng, cây xoài, cây dừa - Biết tác dụng của các loại cây trên
- Có thái độ yêu quý và bảo vệ cây xanh.
1.2 Chuẩn bị
- Sân rộng rãi, an toàn gần các đối tượng quan sát. 1.3 Tiến hành
- Cho trẻ ra tham quan vườn trường. - Đàm thoại- giới thiệu:
+ Chúng mình quan sát vườn trường chúng mình có nhiều cây không? + Cây trồng để làm gì nhỉ?
- Tìm hiểu cây xanh: - Cây bàng
+Chúng mình đang đứng dưới cây gì đây? (cây bàng)
+ Cây bàng có đặc điểm cấu tạo như thế nào? (rể cây, thân cây, cành, lá cây…)
+Cây bàng là loại cây gì? (cây cảnh, cây bóng mát) - Cây phượng: + Mùa hè đến hoa nở đỏ rực là cây gì? + Đặc điểm cấu tạo? là loại cây gì?
- Tương tự “cây xoài, cây dừa” -Giáo dục: + Yêu quý cây xanh
+ Có nhiều cây xanh phải như thế nào? ( trồng, chăm sóc, không bể cành, hái hoa…)
2. Trò chơi vận động “Đúc cây dừa”
2.1 Yêu cầu
- Trẻ vận động vừa phải, hứng thú vận động
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ (phát triển vốn từ, khả năng luyện phát âm, lời nói mạch lạc)
- Rèn luyện một số kĩ năng vận động cho trẻ
2.2 Chuẩn bị
Sân trường sạch, không có chướng ngại vật, an toàn
2.3 Tiến hành
- Cô giáo tập hợp trẻ, phổ biến luật chơi
- Chia trẻ thành nhóm chơi khoảng 10-15 trẻ. Tìm một trẻ làm “cái”
tất cả các em còn lại đứng úp hai tay của mình vào một chỗ thành hình vòng tròn theo nhóm đã chia.
- Tất cả cùng hát đồng dao Đúc cây dừa
Chừa cây mận Cây tầm phổng Cây mía lau Cây nào cao Cây nào thấp Cây nào giập
Cây nào rời
Chùm tơi, chín đỏ Quan văn, quan võ Ăn trộm, trứng gà Bù xà, bù xịt Thì ra tay này.
- Em làm cái theo lời hát lần lượt đếm tay từng người theo vòng tròn, mỗi tiếng hát đập tay vào một người, cho đến câu cuối cùng rơi vào tay ai người đó thua. Người thua sẽ bị phạt, xong lại chơi ván mới.
- Chơi 2-3 lần
3. Chơi tự do
- Cô giới hạn khu vực chơi của lớp mình - Hướng dẫn trẻ chơi ở khu vực lớp mình,
5. Giáo án 5: Hoạt động chiều
Hoạt động: Tổ chức trò chơi vận động cho trẻ
- Chủ điểm: Gia đình
- Đối tượng: Mẫu giáo bé (3-4 tuổi)
1. Mục đích- yêu cầu
1.1 Kiến thức
- Trẻ nhớ lời bài đồng dao
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “Đúc đậm đúc nị”
1.2 Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng luyện phát âm, phát triển vốn từ, nói câu ngắn gọn cho trẻ. - Phát triển kĩ năng vận động 1.3 Giáo dục - Sử dụng đồ dùng trong gia đình - Tình cảm gia đình 2. Chuẩn bị - Sàn nhà sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát 3 Tiến hành - Ổn định: Tập hợp trẻ
- Giới thiệu trò chơi “Đúc đậm đúc nị”
+ Chia trẻ thành nhóm chơi (6-8 trẻ) ngồi xung quanh, nắm tay lại và đưa ra trước mặt
+ Chọn một em làm “cái” lấy ngón tay của mình chỉ vào nắm tay của các em còn lại, tất cả cùng đọc đồng dao:
Đúc nậm đúc nị Cây tí cây tiên
Đồng tiền, chiếc đũa Cái búa thợ rèn
Cái kèn ông phủ Cái mũ bà đa Cái cóc cái ca Thì ra tay này!
+ Ai trúng câu “thì ra tay này” thì rạt tay chạy ra ngoài. Các em còn lại nói với em làm “cái” tên một đồ dùng trong gia đình. Em này sẻ đọc lên cho em vừa ra