Giới thiệu trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ dành cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3 6 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn tp vinh (Trang 51 - 64)

hiệu quả. Tuy nhiên việc lựa chọn cần xem xét lựa chọn trò chơi phục vụ nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ đang cần hướng tới.

Đối với hoạt động ngoài giờ cũng là thời gian để cô giáo tập trò chơi mới cho trẻ, tập lời đồng giao cho trẻ, hay tập các vai chơi chính cho một số trẻ...( ở hoạt động chiều và chơi tự do).

2. Giới thiệu trò chơi dân gian nhằm phát triển ngôn ngữ dành cho trẻmẫu giáo. mẫu giáo.

3.1.Trò chơi phát triển khả năng luyện phát âm a. Trò chơi: Dệt vải

- Đối tượng: Mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ.

-Mục đích chơi: Luyện khả năng nhanh nhạy của hai bàn tay, hai bàn chân. Luyện đọc đúng lời đồng dao, biểu cảm theo nhịp 2/2

-Cách chơi: Trẻ học thuộc lời ca Dích dắc dích dắc Khung cửi mắc vo Xâu vo từng sợi Chân mẹ đạp vội Chân mẹ đạp vàng Mặt vải mịn màng Gánh ì gánh nặng Đến mai trời nắng Đem ra mà phơi Đến mốt đẹp trời Đem ra may áo

Chơi cả lớp, cho trẻ đứng từng đôi một, quay mặt vào nhau, hai bàn tay úp vào nhau, đẩy từng tay, một tay co, một tay duỗi theo nhịp kéo cưa lừa xẻ, vừa đẩy vừa đọc lời ca (mỗi một tiếng là mỗi nhịp đẩy).

+ Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ: Có thể cho trẻ ngồi từng đôi một quay mặt vào nhau, úp bốn bàn chân vào nhau và dùng chân đẩy như đẩy tay.

b.Trò chơi: Lặc cò cò

-Đối tượng chơi: Mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn.

-Mục đích chơi: Rèn luyện kỹ năng đọc đúng, rõ ràng lời đồng giao. Đồng thời phát triển khả năng nhanh nhẹn, tinh thần tập thể ở trẻ.

-Cách chơi: Mỗi nhóm có thể từ 5-6 trẻ, cân sức từng đôi một, hai nhóm sắp hàng ngang đứng đối diện trước vạch mốc của đội mình (hai vạch mốc cách nhau khoảng 3m). Mỗi nhóm cử một người lặc cò cò (nhảy một chân, còn một chân co lên) sang hàng bạn rồi trở về hàng của nhóm mình (khi nhảy không được đổi chân, không nhảy cả hai chân). Trong khi hai bạn của hai nhóm lặc cò cò thì tất cả các trẻ của hai nhóm hát bài đồng dao.

Lặc cò cò Mò cuốc cuốc Cò chân bước Cuốc chân vàng Sang đây chơi Ngồi đây hát Mỏ dính cát Thì xuống sông Bùn dính lông Thì đi rửa Chân dẫm lúa Thì phải treo Cù kheo à ậ.

Hát hết bài mà hai bạn lặc cò cò của hai đội không về kịp hàng của nhóm mình là thua. Trò chơi lại tiếp tục cử hai bạn khác của hai đội lặc cò cò. Nhóm nào thua nhiều thì chịu phạt.

c. Trò chơi: Này cò, này cấu

- Đối tượng chơi: Mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo bé.

-Mục đích chơi: Rèn luyện kỹ năng phát âm đúng các từ trong bài đồng giao, đọc đúng theo nhịp 2/2.

-Cách chơi: Trẻ thuộc lời ca Này cò, này cấu

Này đấu này thưng Lưng sào cánh ná Này lá, này lao Nghe cồng bà rao

Nghe lệnh ông gióng Nghe voi rông rống Chong chóng chạy về Ê hê ! chạy !

để các em khác đặt 1 ngón tay vào đó tất cả cung hátvà chỉ tay hat hết bài, đên tiếng “chạy” thì em năm tay chạy thật nhanh, em nào không rút ngón tay ra kịp bị bắt phạt bằng cách bịt mắt lại đi tìm bạn, hoặc hình phạt do trẻ tự nghĩ ra .

d. Trò chơi: Ô nô, ô nốc

-Đối tượng chơi: Mẫu giáo lớn, nhỡ, bé

-Mục đích chơi: Rèn luyện kỹ năng đọc đúng ngữ điệu sắc thái của bài đồng giao.

-Cách chơi: Trẻ thuộc lời ca Ô nô, ô nốc

Thằng cộc, cái cạc Chân vàng, chân bạc Đá lên, đá xuống Đá ruộng bồ câu

Đá đầu ông voi Đá nhảy, đá nhoi Đá nơi mẹ cùng Mẹ cùng chân rụt…

Chơi thành những nhóm nhỏ, 4 em ngồi sát bên nhau chân duỗi thẳng. Em ngồi giữa vỗ nhẹ vào chân của từng em (từ trái qua phải, hoăc ngược lại) và hát. Đến câu cuối chân em nào rơi vào chữ “rụt” thì rút chân lên. Hết lượt các chân bị rụt trò chơi kết thúc. Em nào không rút chân kịp bị gõ và em nào còn lại chân cuối là thua, người thua chịu hình phạt do trẻ nghĩ ra.

3.2. Trò chơi nhằm phát triển vốn từ. a. Trò chơi:Trồng đậu, trồng cà.

- Đối tượng chơi: Mẫu giáo nhỡ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mục đích chơi: Rèn luyện phản ứng nhanh, tập trung thính giác, phát triển vốn từ gọi tên các loại hoa, loại quả

-Cách chơi: Trẻ thuộc lời ca Trồng đậu, trồng cà Hoa hoè, hoa khế Khế ngọt, khế chua Cột đình, cột chùa

Cây cam, cây quýt Cây mít, cây hồng Cành đa, lá nhãn

Ai có chân, ai có tay thì rụt. Các trẻ ngồi về một phía sát cạnh nhau theo một hàng ngang, chân đều duỗi thẵng ra phía trước. Trẻ trưởng trò ngồi ở đầu phía phải dùng bàn tay phải sờ lần lượt từng cẵng chân các em chơi kể từ đầu phí trái. Mỗi lần sờ đọc lên

b.Trò chơi: Đúc nậm, đúc nị

-Đối tượng chơi: Mâũ giáo nhỡ, mẫu giáo lớn

-Mục đích chơi: Rèn luyện phản xạ nhanh, phát triển vốn từ các loại đồ dùng, vật dụng gia đình.

-Cách chơi: Trẻ thuộc lời đồng dao Đúc nậm đúc nị

Cây tí cây tiên

Đồng tiền, chiếc đũa Cái búa thợ rèn

Cái kèn ông phủ Cái mũ bà đa Cái cốc cái ca Thì ra tay này!

Chừng 6,7 em ngồi xung quanh nhau, nắm tay lại và đưa ra trước mặt. Một em làm “cái” lấy ngón tay chỉ vào nắm tay của các em và đọc những câu trên. Ai trúng vào câu “thì ra tay này” thì rụt tay chạy ra ngoài. Các em còn lại nói với em làm “cái” tên một con vật, một đồ dùng…Em này sẽ đọc lên cho em vừa ra ngoài chọn. Chọn đúng ai thì người đó phải đi cõng em kia về.

Trò chơi lại tiếp tục lần 2, lần 3 c. Trò chơi: Dung dăng dung dẻ

-Đối tượng chơi: Trẻ mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo bé

-Mục đích chơi: Mở rộng vốn từ về các loài vật (dê, cóc, gà), một ssố động từ có trong bài đồng dao.

-Cách chơi: Trẻ thuộc lời ca Dung dăng dung dẻ Dắt trẻ đi chơi Đến ngõ nhà trời Lạy cậu lạy mợ Cho cháu về quê Cho dê đi học Cho cóc ở nhà Cho gà bới bếp

đi vừa hát. Khi đọc tiếng “dung” thì vung tay về phía trước, tiếng “dăng” thì vung tay về phía sau, tiếp tục như vậy cho đến câu cuối cùng thì ngồi thụp xuống. Sau đó đứng dậy đọc lại từ đầu và chơi tiếp.

d. Trò chơi: Nu na nu nống

-Đối tượng chơi: Mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ

-Mục đích chơi: Rèn luyện kỹ năng đọc đúng lời đồng dao, phát triển vốn từ cho trẻ.

-Cách chơi: Trẻ thuộc lời đồng dao Nu na nu nống

Thằng cống cái càng Chân vàng chân bạc Núc nác toà sen Thắp đèn nhà chứa Hay múa ông bụt

Bụt ngồi bụt khóc Con cóc nhảy ra Con gà tú ụ Bà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Tè he chân rụt.

Các em ngồi quay mặt về một phía, sát cạnh nhau theo một hàng ngang, chân đều duỗi thẳng ra phía trước. Em trưởng trò ngồi ở đầu phía phải dùng bàn tay phải sờ lần lượt từng cẳng chân của các em chơi kể từ đầu phía trái. Mỗi lần sờ vào một cẳng chân đọc lên một tiếng của bài hát.

Lời hát như đếm, khi tiếng cuối cùng rơi vào chân em nào thì em đó phải rút nhanh chân lại.

Nhưng khi tiếng cuối cùng em trưởng trò thường kéo dài và đưa bàn tay mình sờ chậm lại để bất chợt rơi vào một chân nào đấy (không phải là chân kề gần trên tiếng “rụt”) gây nên sự hồi hộp của tất cả các em chờ đợi nếu rơi đúng chân mình thì rút chân nhanh.

3.3.Trò chơi giúp trẻ nói câu đúng ngữ pháp a. Trò chơi: Lộn cầu vồng

-Đối tượng chơi: Mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ

Lời 1: Lộn cầu vồng

Nước trong nước chảy Có cô mười bảy Có chị mười ba Hai chị em ta Ra lộn cầu vồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lời2: Lộn cầu vồng Nước sông đang chảy Thằng bé lên bảy Con bé lên ba Đôi ta cùng lộn

Từng đôi một cầm tay nhau, đứng quay mặt vào nhau, vừa vung tay sang hai bên theo nhịp lời hát, mỗi tiếng là một lần vung tay sang ngang một bên. Đọc đến tiếng cuối cùng (hai tay vẫn nắm tay bạn) thì cả hai cùng giơ hai tay lên đầu cùng chui qua tay về một phía, quay lưng vào nhau, rồi hạ xuống dưới, rồi tiếp tục chơi nhiều lần như thế.

b.Trò chơi: Ù à ù ập

-Đối tượng chơi: Mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ

-Mục đích chơi: Rèn luyện khả năng nhanh nhẹn, linh hoạt, rèn luyện kỹ năng đọc đúng ngữ điệu lời đồng dao.

-Cách chơi: Trẻ thuộc lời ca Ù à ù ập

Bắt chập lá tre Bắt đè lá muống Bắt cuống lên hoa Bắt gà mổ thóc Đi học cho thông

Cày đồng cho sớm Nuôi lợn cho chăm Nuôi tằm cho rỗi Dệt cửi cho mau Nuôi trâu cho mập Ù à ù ập

Số trẻ chơi từ 6 đến 8 trẻ, lấy một cái cột làm chuẩn. Một trẻ làm “cái” ngửa bàn tay ra cho các trẻ khác đặt ngón trỏ vào. Tất cả các trẻ đọc lời ca đến hết thì trẻ làm cái “ập” thì nắm tay lại. Ai không rụt tay kịp thì phải bịt mắt cho các bạn đi trốn, các bạn đi trốn hết trẻ tìm mở mắt ra đi tìm các bạn vừa đi vừa hát bài hát trên.

thì thay trẻ đi tìm. Trò chơi tiếp tục. c.Trò chơi: Kéo cưa, lừa xẻ

-Đối tượng chơi: mẫu giáo bé, mẫu giáo nhỡ.

-Mục đích chơi: Trẻ biết làm động tác kéo cưa như ngưòi lớn, biết về nghề thợ mộc.Trẻ đọc đúng nhịp 2/2 của bài đồng dao.

-Cách chơi: Trẻ thuộc lời ca

Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khoẻ

Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

Trẻ ngồi từng đôi một đối diện nhau nắm tay vào nhau, vừa đọc lời đồng dao vừa làm động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao. Cứ làm như thế cho đến hết bài.

d.Trò chơi: Thả đỉa ba ba

-Đối tượng chơi: Mẫu giáo lớn

-Mục đích chơi: Rèn luyện phản xạ nhanh, đọc đúng lời đồng dao. -Cách chơi: Trẻ thuộc lời bài hát

Thả đỉa ba ba Chớ bắt đàn bà Phải tội đàn ông Cơm trắng như bông Gạo tiền như nước

Gánh ba gánh nước Đưa cậu ra đồng Đánh ba tiếng cồng Cậu ơi là cậu.

vừa hát vừa lấy tay vổ lên đầu từng người theo thứ tự vòng tròn. Dứt bài, chữ “cậu” rơi vào đầu em nào, em ấy phải xuống sân làm đĩa, ba ba hay nam nam.

Trong khi một em ở dưới sân làm đỉa thì các em khác lên hết trên bờ, để rồi chạy từ bờ này qua bờ kia. Em ở dưới ao cố “săn” đuổi túm áo bắt được em nào em đó phải thay thế. Trẻ vừa chơi vừa đọc lời đồng dao.

3.4. Trò chơi phát triển lời nói mạch lạc a. trò chơi: Gĩa chày một

- Đối tượng chơi: Trẻ mẫu giáo bé, nhỡ, lớn

-Mục đích chơi: Phát triển khả năng linh hoạt, nhanh nhẹn ở trẻ. Rèn luyện kỹ năng đọc lưu loát, biểu cảm lời đồng dao.

- Cách chơi: Trước hết dạy trẻ học thuộc lời ca. Giã chày một

Hột gạo vàng Sang chày đôi Dôi thóc mẩy

Giã chày bảy Đẩy chày ba Các cô nhà ta Đi ra mà giã. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chơi theo nhóm lớp. Chia làm 2 nhóm mỗi nhóm 6-8 trẻ (số trẻ mỗi nhóm bằng nhau). Mỗi nhóm ngồi vòng tròn, tay nắm tay nhau đung đưa. Nhóm đứng ngoài, lần lượt từng trẻ nhảy vào giữa vòng tròn, mỗi lần nhảy vào thì được hát một câu, cứ một trẻ đứng ở ngoài nhảy vào được vòng tròn thì một trẻ ngồi ơ vòng tròn trong đứng lên hát câu tiếp theo.

Rồi lại đến một trẻ ở ngoài vòng nhảy vào, một trẻ đang ngồi lại đứng lên đọc tiếp câu sau cứ như thế cho đến hết không còn ai ngồi nữa, tất cả hát câu cuối cùng “đi ra mà giả”, vỗ tay và giậm chân thình thịch. Trò chơi lại tiếp tục hai nhóm đổi vị trí cho nhau.

b.Trò chơi: Xĩa cá mè

-Đối tượng chơi: trẻ mẫu giáo nhỡ,mẫu giáo lớn

-Mục đích chơi: Phát triển ngôn ngữ hội thoại qua các vai chơi. -Cách chơi: Trước tiên trẻ đọc thuộc lời ca

Chân nào đẹp Đi buôn men Chân nào đen Phải làm mèo Phải làm chó

Từng nhóm trẻ chơi, ngồi xếp thành hàng ngang, hai chân duỗi thẵng, quần vén cao trên đầu gối. Em trưởng trò ngồi giữa, dùng tay phải vừa xướng lời vừa điểm đầu ngón trỏ vào từng chân từ trái sang phải và tuần tự ngược lại, cứ lần lượt như vậy cho đến lời cuối cùng bài.

Cứ mỗi tiếng điểm mỗi chân, em nào trúng vào điểm MEN thì sẽ làm người đi bán men. Em nào trúng vào MÈO, CHÓ sẽ phải làm mèo, chó.

Đến hết bài các em đúng cả dậy, em buôn men tìm một cái khăn hay cái áo vắt lên vai làm đẩy đựng men, rồi vừa đi vòng quanh các bạn vừa rao:

Em bán men: “ai mua men không?” Các em khác: “ men gì?”

Em bán men: “men vàng!”

Các em bán men: “mang sang ngõ khác” Em bán men: “ai mua men không?” Các em khác: “ men gì?”

Các em bán men: “ vác sang ngõ này!”

Em bán men dùng lại, hạ đẩy men khoác trên vai xuống, cầm trên tay, đứg trước mặt các em khác:

Trưởng trò hỏi: “ một quan bán chăng?” Em bán men: “ chăng chăng chẳng bán” Một em khác: “ hai quan bán chăng?” Em bán men: “ chăng chăng chẳng bán” …..

Em trưởng trò: “ cho tôi mượn cái đòn gánh” Các em: “để làm gì?”

Em bán men: “để tôi gánh tiền về” Các em: “đòn gánh nhà không có” Em bán man: “cho tôi xin khúc tre” Các em: “ra vườn mà chặt”

Em bán men: “cho tôi mượn con gdao”

Em trưởng trò làm động tác lấy dao cho mượn,em bán men làm động tác lấy dao rồi đi ra xa, tay vờ cầm dao chặy tre, miệng kêu “đốp ! đốp !..”. Tức thì các em mèo chó lên tiếng, chó cắn: “gâu ! gâu !...” Mèo kêu: “meo ! meo !...”

Trò chơi kết thúc. c.Trò chơi: Vấn đáp

-Đối tượng chơi: trẻ mẫu giáo bé, nhỡ,lớn

-Mục đích chơi: phát triẻn ngôn ngữ hội thoại qua các vai chơi.

-Cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn từng nhóm nhỏ khoảng 6 đến 8 trẻ, em trưởng trò chìa tay phải ra cho các trẻ khác chỉ ngón tay của mình lên, còn trẻ trưởng trò chỉ ngón trỏ bàn tay trái.

Em trưởng trò hỏi, còn các trẻ khác trả lời, mỗi em trả lời mỗi câu, trò chơi bắt đầu: - Chú gì? -Chú chuột. -Chốt gì? -Chốt tre. -Bè gì? -Bè muống. -Ruộng gì? -Ruộng nương. -Đường gì? -Đường cống. -Cống sáp. -Sáp gì? -Sáp ong. -Lòng gì? -Lòng giời? -Chơi gì? -Chơi tán -Tháng gì? -Tháng chầu -Chầu gì?

em khác bỏ ngón tay trỏ vào. Mỗi một em chơi đọc một câu hỏi, em trưởng trò trả lời cứ như thế đến câu cuối cùng “Chầu gì?” thì em trưởng trò kéo dài chữ “Chầu” để đến khi bất chợt đọc nốt chữ cuối “Bụt” là ập tay lại em nào không “rụt” kịp ngón tay sẻ phải làm ba ba, hay nam nam.

d. Trò chơi: Rán mỡ

- Đối tượng chơi: Mẫu giáo lớn, mẫu giáo nhỡ.

- Mục đích chơi: phát triển ngôn ngữ hội thoại qua vai chơi.

- Cách chơi: Số lượng trẻ chơi tuỳ ý, trẻ trai và trẻ gái cùng chơi chung. Một em tự nguyện làm viên mỡ hoặc “oẵn tù tì” để “bị” làm viên mỡ. Tất cả các em còn lại đứng thành vòng tròn làm chảo.

Viên mỡ đứng giữa vòng tròn, tức mỡ đặt vào chảo. Bắt đầu chơi, vòng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng sử dụng trò chơi dân gian trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo (3 6 tuổi) ở một số trường mầm non trên địa bàn tp vinh (Trang 51 - 64)