Xây dựng các tình huống có vấn đề cho dạy học chương

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 cơ bản theo định hướng giải quyết vấn đề luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 53 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.1.Xây dựng các tình huống có vấn đề cho dạy học chương

không đổi”

2.4.1.1. Tình huống các vấn đề cấp chương

Khi mở đầu một chương cần phát tạo tình huống có vấn đề để kích thích cho HS bắt đầu nghiên cứu tìm hiểu chương mới, mở ra cho HS thấy được chương này nhằm tới một mục đích gì thú vị, bất ngờ, mới lạ, hấp dẫn thiết thực ra sao. Kết thúc giai đoạn tạo tình huống có vấn đề HS được đặt trước một câu hỏi nhận thức mang tính khái quát cấp chương. Để tạo tình huống có thể sử dụng các phương tiện khác nhau:

- Câu chuyện thời sự

- Đoạn video clip về một sự kiện thú vị nào đó.

- Đàm thoại GV – HS từ vấn đề gần gũi quen thuộc đến câu hỏi mà HS không thể trả lời với kiến thức và kinh nghiệm đã có.

Tình huống có vấn đề cấp chương dùng cho dạy học chương “Dòng điện không đổi”

- Ở THCS ta đã biết dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng, biết nguồn điện tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện kín và có nhiều hiểu biết khác về dòng điện. Vậy cường độ dòng điện được tính như thế nào?

Dòng điện không đổi là gì và vì sao nguồn điện có thể tạo ra dòng điện chạy khá lâu trong mạch điện kín?

2.4.1.2. Tình huống có vấn đề cấp bài

Bài 7: Dòng điện không đổi – Nguồn điện

- Dòng điện là gì? Dòng điện không đổi là gì? - Cường độ dòng điện được tính như thế nào?

- Điều kiện để có dòng điện? Sự tồn tại của hiệu điện thế?

- Nguyên tắc chung đối với quá trình tạo thành suất điện động của các nguồn điện?

- Kể tên một số loại pin? Pin thường dùng là gì? - Cấu tạo và sự tạo thành suất điện động của pin?

- Kể tên một số loại ac quy? Ac quy thường dùng ở đâu?

- Cấu tạo và sự tạo thành suất điện động của ac quy như thế nào?

- Làm thế nào để nạp điện cho ac quy? So sánh hoạt động của pin và acquy? - Vì sao nguồn điện có thể tạo ra dòng điện chạy khá lâu trong mạch điện kín?

Bài 8: Điện năng – Công suất điện

- Công là gì? Công suất là gì? Công và công suất được tính như thế nào? - Khi có dòng điện chạy qua mạch thì quá trình thực hiện công xảy ra sao? - Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa công của nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong mạch điện kín?

Bài 9: Định luật Ôm đối với toàn mạch

- Khi sử dụng pin Lơ-clan-sê trong một thời gian dài thì tại sao điện trở của pin lại tăng lên đáng kể và dòng điện pin sinh ra trong mạch điện kín lại khá nhỏ?

- Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín có mối quan hệ như thế nào với điện trở trong của nguồn điện và các yếu tố khác của mạch điện? Tìm biểu thức để chỉ ra mối liên hệ đó?

Bài 10: Ghép các nguồn thành bộ

- Cho biết các cách ghép các nguồn điện thành bộ? Phương án tiến hành mắc các nguồn điện thành bộ?

- Mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch chứa nguồn điện?

Bài 11:Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch

- Tìm hiểu và nhận dạng loại bộ nguồn? Cần áp dụng các công thức nào để tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ?

- Phân tích xem các điện trở này mắc với nhau như thế nào? Áp dụng định luật vật lý nào để tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch, của mạch ngoài, cường độ dong điện mạch chính, suất điện động của nguồn điện hay của bộ nguồn, công và công suất của nguồn điện…?

Bài 12:Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa

- Cho biết mục đích thí nghiệm? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dụng cụ thí nghiệm? Cách lựa chọn các dụng cụ đo như thế nào?

- Cơ sở lí thuyết và các phương án tiến hành thí nghiệm? Phương án nào mang lại hiệu quả cao và ít tốn kém về mặt kinh tế?

- Viết bài báo cáo thực hành đó?

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 cơ bản theo định hướng giải quyết vấn đề luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 53 - 55)