Dạy học giải quyết vấn đề trong bài học thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 cơ bản theo định hướng giải quyết vấn đề luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 33 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2.Dạy học giải quyết vấn đề trong bài học thực hành thí nghiệm

Thí nghiệm vật lý là sự tác động có chủ định, có hệ thống của con người vào các đối tượng của hiện thực khách quan. Thông qua sự phân tích các điều kiện mà trong đó đã diễn ra sự tác động, ta có thể thu nhận được tri thức mới.

Theo quan điểm của dạy học giải quyết vấn đề, bài học thực hành thí nghiệm thực chất là HS tự lực giải quyết vấn đề: vận dụng tổng hợp kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành thí nghiệm để thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào đó trong phòng thí nghiệm. Do đó nếu được tổ chức tốt thì bài học thực hành có vai trò to lớn trong việc bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Cấu trúc bài học thực hành thí nghiệm vật lý theo định hướng dạy học giải quyết vấn đề:

Giai đoạn tạo tình huống có vấn đề: mỗi bài thí nghiệm thực hành là một vấn đề học tập mà HS phải giải quyết vừa bằng tư duy lý thuyết vừa bằng tư duy thực nghiệm. “Vấn đề hoá” nội dung bài học thực hành thí nghiệm là việc biến bài thực hành có hướng dẫn chi tiết trong sách giáo khoa thành bài tập thí nghiệm.

Giai đoạn hướng dẫn giải quyết vấn đề: ở bài thí nghiệm thực hành thông thường, trong tài liệu hướng dẫn chi tiết các thao tác thí nghiệm, HS

không cần phải xây dựng phương án thí nghiệm và phương án xử lý số liệu thí nghiệm; ở các thí nghiệm thực hành này phương án thí nghiệm không cho sẵn mà chỉ đưa ra nhiệm vụ kèm điều kiện về dụng cụ thí nghiệm. Cái mới của dạy học giải quyết vấn đề ở đây là phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp suy luận trong sự vận dụng tổng hợp các phương pháp nhận thức khoa học. Kết quả HS không những có phương pháp, kỹ năng giải quyết một nhiệm vụ cụ thể được giao, củng cố các kiến thức liên quan trực tiếp mà còn được bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề trên bình diện tổng quát. Giai đoạn củng cố và vận dụng kiến thức: có thể tiến hành với các thiết bị thí nghiệm có sẵn ở trường phổ thông, với các đồ chơi có bán trên thị trường hoặc với các dựng cụ sẵn có ở nhà, với các vật liệu dễ kiếm, các dụng cụ thí nghiệm đơn giản do HS tự chế tạo từ những vật liệu này.

Giai đoạn củng cố phải được giao cho HS dưới dạng những nhiệm vụ có nội dung sao cho phát triển được năng lực hoạt động trí tuệ của HS.

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 cơ bản theo định hướng giải quyết vấn đề luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 33 - 34)