Cấu trúc nội dung của chương

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 cơ bản theo định hướng giải quyết vấn đề luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 49 - 53)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2.Cấu trúc nội dung của chương

- Grap nội dung của chương.

B A I ε,r R N + -

Mắc nguồn thành bộ

Bộ nguồn nối tiếp

Bộ nguồn song song

Bộ nguồn hỗn hợp đối xứng Định luật ôm Đoạn mạch chỉ chứa R Toàn mạch Đoạn mạch chứa nguồn Điện năng

Công suất điện

- Điện năng tiêu thụ của mạch điện:

A=qU=UIt. - Công suất điện: P =UI

- Định luật: Jun- Len-xơ: Q=RI2t. - Công suất toả nhiệt của vật dẫn: P =RI2 Nguồn điện Các đại lượng đặc trưng cho nguồn điện: - Sđđ: . - Điện trở trong:r

- Công của nguồn điện:

- Công suất:

DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI

- Vấn đề hóa nội dung của chương.

Theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề thì nội dung dạy học phải được sắp xếp thành một chuỗi các vấn đề nhận thức và thể hiện bằng các câu hỏi nhận thức mà khi học sinh trả lời sẽ thu được cái mới. Để làm được điều đó, giáo viên căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa, tiến hành tổ chức sắp xếp lại nội dung dạy học thành từng vấn đề theo một logic nhất định, đảm báo nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình, vừa tạo nội dung dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức, năng lực vấn đề cho học sinh. Đó gọi là “vấn đề hóa nội dung dạy học”.

Vấn đề 1: Bài 7: Dòng điện không đổi – Nguồn điện

Ở lớp 7, ta đã biết dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện, biết nguồn điện tạo ra dòng điện chạy trong mạch điện kín và có nhiều hiểu biết khác về dòng điện. Trong bài này, ta sẽ tìm hiểu khái niệm dòng điện không đổi là gì và vì sao nguồn điện có thể tạo ra dòng điện chạy khá lâu trong mạch điện kín?

Vấn đề 2: Bài 8: Điện năng – Công suất điện

Ở lớp 9, ta đã biết về điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua và công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó. Trong bài này, ta sẽ tìm hiểu quá trình thực hiện công khi có dòng điện chạy qua, tìm hiểu mối liên hệ giữa công của nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong mạch điện kín ?

Vấn đề 3: Bài 9: Định luật ôm đối với toàn mạch

Như đã biết, khi pin Lơ-clan-sê (pin thường dùng) được sử dụng một thời gian dài thì điện trở trong của pin tăng lên đáng kể và dòng điện mà pin sinh ra trong mạch điện kín trở nên khá nhỏ. Vậy cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín có mối quan hệ như thế nào với điện trở trong của nguồn điện cũng như với các yếu tố khác của mạch điện ? Bài học này ta sẽ chỉ ra

mối quan hệ đó.

Vấn đề 4: Bài 10: Ghép các nguồn điện thành bộ

Khi giải các bài tập về bộ nguồn điện, ta thường gặp các đoạn mạch chứa nguồn điện. Vì vậy, trước khi học về bộ nguồn điện, ta hãy tìm hiểu mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong đoạn mạch chứa nguồn điện ?

Vấn đề 5: Bài 11: Phương pháp giải một số bài toán về toàn mạch

Toàn mạch là mạch điện gồm một nguồn điện có suất điện động ε và điện trở trong r, hoặc gồm nhiều nguồn điện được ghép thành bộ nguồn có suất điện động εb, điện trở trong rb và mạch ngoài gồm các điện trở. Cần phải nhận dạng loại bộ nguồn và áp dụng công thức tương ứng để tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.

Mạch ngoài của toàn mạch có thể là các điện trở hoặc các vật dẫn được coi như các điện trở ( ví dụ như các bóng đèn dây tóc nóng sáng) nối liền hai cực của nguồn điện. Cần phải nhận dạng và phân tích xem các điện trở này được mắc với nhau như thế nào (nối tiếp hay song song). Từ đó áp dụng định luật Ôm đối với từng loại đoạn mạch tương ứng cũng như tính điện trở tương đương của mỗi đoạn mạch và của mạch ngoài.

Áp dụng định luật Ôm đối với toàn mạch để tính cường độ dòng điện mạch chính, suất điện động của nguồn điện hay của bộ nguồn, hiệu điện thế của mạch ngoài, công và công suất của nguồn điện, điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch... mà đề bài yêu cầu.

Vấn đề 6: Bài 12: Thực hành: Xác định suất điện động và điện trở trong của một pin điện hóa

Pin điện hóa luôn có điện trở trong r khác không. Khi có dòng điện I chạy qua pin thì hiệu điện thế U giữa hai cực của pin này bao giờ cũng nhỏ hơn suất điện động ε của pin. Hơn nữa, nếu cường độ dòng điện I lớn thì pin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

điện hóa sẽ bị phân cực nhanh (do chất khử cực tác dụng không kịp) nên điện trở trong r của pin sẽ tăng. Khi đó hiệu điện thế U giữa hai cực của pin điện hóa càng nhỏ so với suất điện động ε của pin, đồng thời giá trị của cường độ dòng điện I chạy qua pin không ổn định. Vậy ta phải lựa chọn phương pháp và các dụng cụ đo như thế nào để có thể xác định được giá trị của suất điện động ε và điện trở trong r của pin điện hóa ?

Một phần của tài liệu Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học chương dòng điện không đổi vật lí 11 cơ bản theo định hướng giải quyết vấn đề luận văn thạc sĩ giáo dục học (Trang 49 - 53)