8. Cấu trúc của luận văn
2.3.3. Quản lý hoạt động dạy của giảng viên
Bảng 2.4: Quản lý việc chuẩn bị giờ lên lớp và hồ sơ chuyên môn của GV
S T T
Quản lí hoạt động dạy của giáo viên
Mức độ thực hiện % Kết quả thựchiện %
Thường
xuyên thoảngThỉnh
Không thực
hiện Tốt Khá TB Yếu
1 Phổ biến những quy định về soạn giáo án và chuẩn
bị giờ lên lớp cho GV. 85 15 - 70 20 10 -
2 GV được cung cấp đầy đủ tài liệu giảng dạy. 70 20 10 60 20 10 10
3
Chỉ đạo tổ chuyên môn trao đổi về quy định soạn bài, thống nhất nội dung mục tiêu, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học.
80 20 - 70 10 10 10
4
Hồ sơ chuyên môn và giáo án của GV được CBQL kiểm tra, đánh giá .
90 10 - 80 20 - -
5 Quy định cụ thể về việc thực hiện hồ sơ chuyên
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát)
Kết quả bảng 2.4 cho thấy: Nhà trường đã phổ biến cho GV nắm vững các quy định về soạn gián án và chuẩn bị giờ lên lớp (90 % đánh giá thực hiện thường xuyên và đạt kết quả khá tốt). Làm tốt công tác này thì giờ giảng của GV sẽ đạt kết quả cao.
Bên cạnh đó việc chỉ đạo tổ chuyên môn trao đổi về quy định soạn bài, thống nhất nội dung mục tiêu, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra giáo án và hồ sơ chuyên môn; việc thực hiện hồ sơ chuyên môn cũng được thực hiện tương đối tốt (80 - 90% đánh giá tốt), nhưng thực ra vẫn còn một số bất cập cần giải quyết như việc kiểm tra giáo án và hồ sơ chuyên môn vẫn mang tính hình thức, chưa chú trọng đến nội dung và còn đối phó đối với việc kiểm tra của CBQL, chính vì thế mà kết quả thực hiện chưa cao, vẫn còn 10% còn ở mức trung bình và yếu.
Tóm lại, từ những phân tích trên ta thấy CBQL của nhà trường đã có nhiều cố gắng để quản lí tốt việc chuẩn bị giờ lên lớp và các loại hồ sơ chuyên môn của GV, nhưng cũng còn một số thiếu sót cần khắc phục để công tác giảng dạy của GV đạt hiệu quả cao hơn.
2.3.4. Quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học
2.3.4.1 Quản lý bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
GV là lực lượng đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Chính vì thế, công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV phải được CBQL thực hiện thường xuyên, hiệu quả để đáp ứng yêu cầu dạy học trong giai đoạn mới.
S T T
Giải pháp quản lý công tác bồi dưỡng GV
Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện %
Thường
xuyên thoảngThỉnh
Không thực
hiện Tốt Khá TB Yếu
1 Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV theo kỳ, năm học 60 30 10 50 20 20 10 2 Quán triệt cho CBQL, GV về việc bắt buộc phải bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ 60 40 - 40 30 30 -
3 Tạo điều kiện để CBQL, GV rèn luyện năng lực tự học, tự
bồi dưỡng của mình. 70 20 10 50 20 20 10
4 Kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện công
tác bồi dưỡng GV 60 40 - 50 20 20 10
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát)
Kết quả điều tra bảng 2.5 cho thấy: CBQL ở trường CĐKTKTQN chưa nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng GV nên việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng vẫn chưa thực hiện tốt, có 10% số ý kiến cho rằng CBQL không thực hiện giải pháp này và có 20% đánh giá việc thực hiện ở mức TB, 10% đánh giá yếu. CBQL chưa làm tốt nhiệm vụ của mình, trách nhiệm của CBQL trong công tác này còn hạn chế và khả năng đánh giá năng lực GV của một số CBQL chưa cao.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiêp vụ là nhiệm vụ bắt buộc của GV và CBQL phải có trách nhiệm quán triệt để GV thực hiện tốt nhiệm vụ của mình nhưng ở đây CBQL cũng chưa làm tròn chức trách của mình khi có 30 % ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức trung bình và mức độ thực hiện còn thấp có 40% ý kiến đánh giá là không thường xuyên. Chính việc QL không tốt của CBQL đã làm cho GV ủy lại, không chịu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giảng dạy nói chung của nhà trường.
Nhà trường rất chú trọng đến nâng cao chất lượng đào tạo điều này đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ cho đội ngũ GV nên nhà trường đã tạo mọi điều kiện để GV nâng cao và tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng nhiều hình thức khác nhau như: sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, qua các lớp tập huấn...Tuy nhiên năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của một số GV còn hạn chế cần được bồi dưỡng thường xuyên. Năng lực tổ chức sinh hoạt tập thể của một số GV còn yếu kém. Kết quả đánh giá có 10% ý kiến cho rằng CBQL đã không tạo điều kiện để GV nâng cao trình độ và 10% ý kiến CBQL thực hiện giải pháp này còn yếu.
+ Công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện công tác bồi dưỡng GV không tiến hành thường xuyên và kết quả thực hiện còn thấp, về kết quả thực hiện có 20% đánh giá trung bình và 10% đánh giá yếu.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng dạy học nhưng công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV vẫn chưa được quan tâm đúng mức. CBQL chưa linh hoạt, sáng tạo để QL hiệu quả công tác này. Ngay cả cách thức bồi dưỡng của đơn vị cũng chưa đem lại hiệu quả cao. Đây sẽ là lực cản lớn làm ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị.
2.3.4.2. Quản lí công tác đổi mới PPDH
Bảng 2.6: Thực trạng công tác quản lý việc đổi mới PPDH
S T
Giải pháp quản lý công
tác đổi mới PPDH Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện %
Thường xuyên thoảngThỉnh Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1
Tổ chức quán triệt cho CBQL, GV về yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá người học.
2
Chỉ đạo GV nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới PPDH
60 30 10 40 40 20 -
3
Tạo điều kiện để GV áp dụng PPDH tích cực vào quá trình soạn bài và lên lớp.
60 30 10 50 30 20 -
4 Tổ chức thao giảng, nhân điển hình các tiết dạy theo
hướng đổi mới PP 70 30 - 60 30 10
5 Yêu cầu GV hướng dẫn SV phương pháp tự học 80 10 10 40 30 20 10 6 Chỉ đạo đổi mới trình tự và cách thức đánh giá kết
quả học tập của HSSV 50 40 10 40 30 20 10
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát)
Đổi mới PPDH là một yêu cầu khách quan của thực tế vừa là động lực phát triển, đòi hỏi mỗi thầy giáo nhận thức sâu sắc được vai trò và trách nhiệm tích cực tham gia vào quá trình đổi mới ở đại học, đòi hỏi sinh viên phải thay đổi vai trò, cách học cho phù hợp.
Kết quả thu được từ bảng 2.6 cho thấy:
Nhìn chung GV có ý thức và trách nhiệm cũng như thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH nhưng bên cạnh mặt đạt được thì cũng còn một số vấn đề cần phải giải quyết như: đơn vị chưa quán triệt triệt để việc áp dụng PPDH mới mức độ thực hiện còn thấp (20% không thường xuyên và chưa thực hiện) và kết quả thực hiện cũng chưa khả quan (10 % ở mức trung bình), nguyên nhân một phần do GV còn thói quen dạy học trước đây; một phần do trình độ HSSV còn quá yếu; đổi mới PPDH chủ yếu mới dừng lại ở thay đổi hình thức mà chưa chú ý đến chất lượng tiết giảng.
...Khâu quán triệt GV nhận thức được sự quan trọng và tính cấp thiết về việc đổi mới PPDH, cũng như tạo điều kiện để GV áp dụng PPDH tích cực
vào quá trình soạn bài và lên lớp; hướng dẫn HSSV phương pháp tự học cũng đạt được những kết quả đáng mừng, bước đầu GV đã áp dụng PPDH tích cực vào quá trình giảng dạy của mình và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, qua quá trình thăm lớp và lấy ý kiến, chúng tôi nhận thấy hoạt động hướng dẫn HSSV phương pháp tự học còn quá mờ nhạt, sơ sài trong các tiết dạy bình thường, và chỉ thực hiện tốt trong các tiết thao giảng.
.Ngay cả việc tổ chức thao giảng, nhân điển hình các tiết dạy theo hướng đổi mới PPDH vẫn chưa thực hiện đồng bộ (30% không thực hiện thường xuyên và 10 % ý kiến kết quả thực hiện trung bình). Điều này có thể lý giải rằng ngay cả đội ngũ GV giỏi được coi là xương sống, là nòng cốt cho việc triển khai các phương pháp dạy học mới cũng chỉ "dạy giỏi" trong các giờ thao diễn (có các quan chức, đại biểu ngồi dự), còn để áp dụng đại trà thì không thể, vì có vô số nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Vì thế mới có chuyện khá phổ biến trong đội ngũ GV là thầy chỉ dạy tốt trong vài giờ hội giảng còn giờ học thường nhật thì phương pháp có hiệu quả và "đỡ mệt" là "dạy nhanh lý thuyết chay" bởi vì theo họ, nếu có đặt vấn đề cẩn thận, phát vấn theo hướng phát huy tính tích cực thì học sinh cũng chẳng hiểu bài hơn là mấy.
Cần đổi mới trình tự và cách thức đánh giá kết quả học tập của HSSV, tuy nhiên ở đây kết quả còn rất thấp (10% yếu) và chưa làm thường xuyên(10% không thực hiện), chỉ dừng lại ở công đoạn cuối cùng là thi và kiểm tra, chứ chưa đánh giá kết quả học tập của HSSV theo quá trình học tập của HSSV. Chính vì vậy HSSV sẽ không tích cực tham gia vào quy trình dạy học và chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp dạy học mới.
Tóm lại đổi mới PPDH là trào lưu chung của ngành giáo dục nước nhà. Trong những năm qua, Trường CĐKTKTQN đã triển khai nhiều hoạt động nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực cho đội ngũ cán bộ, GV toàn trường và đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế nhất định, để khắc phục, nhà trường cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ để giảng viên có thể áp dụng phương pháp dạy học mới đạt hiệu quả cao nhất. Mỗi GV với sự nỗ lực của bản thân, cần lựa chọn được phương pháp giảng dạy thích hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng bài giảng, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của HSSV.
2.3.4.3. Quản lý công tác NCKH.
Bên cạnh nhiệm vụ chính là giảng dạy, NCKH là hoạt động không thể thiếu của mỗi GV trong nhà trường. Nhà trường luôn xác định nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên phải luôn đi đôi với việc tăng cường năng lực NCKH.
Bảng 2.7: Thực trạng quản lý công tác NCKH. S T T Giải pháp quản lý công tác NCKH.
Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện %
Thường
xuyên thoảngThỉnh
Không thực
hiện Tốt Khá TB Yếu
1 Quán triệt cho CBQL, GV về nhiệm
vụ NCKH 90 10 - 40 30 10 20 2 Tổ chức chỉ đạo GV thực hiện đăng ký đề tài NCKH, đăng ký tiến độ thực hiện đề tài 95 5 - 50 40 10 -
3 Kiểm tra tiến độ thực hiện đề tài 80 20 - 70 20 10 - 4 Tổ chức báo cáo và nghiệm thu đề tài 100 - - 40 30 20 10 5 Kiểm tra, đánh giá
thực hiện kế hoạch và chất lượng đề tài
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát)
Kết quả thu được ở phiếu 2.7 cho thấy:
... Nhìn chung tất cả GV đều coi công tác NCKH là việc làm thường xuyên, CBQL luôn quán triệt, chỉ đạo GV làm tốt công tác này, nhưng bên cạnh đó ta thấy kết quả thực hiện chưa cao, có một số công trình nghiên cứu chất lượng còn thấp, thường mang tính đơn lẻ. Vì nhiều lí do khác nhau, công tác này chưa thực sự được các GV chú trọng, còn gặp “sức ỳ” quá lớn. Một trong những nguyên nhân là lịch giảng dạy phân bố, phân công không đồng đều, gây quá tải đối với giảng viên, khiến cho họ không có đủ thời gian đầu tư nghiên cứu. Công tác NCKH thiếu tính hệ thống, tập trung, đồng bộ, NCKH chưa thực sự thu hút đông đảo giảng viên tham gia.
2.4.5. Quản lý hoạt động học, tự học của học sinh, sinh viên.
Bảng 2.8: Thực trạng quản lý hoạt động học, tự học của HSSV
S T
Giải pháp quản lý tự
học của HSSV qua Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện % Thường xuyên thoảngThỉnh Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1
Quán triệt thực hiện yêu cầu: 70% lên lớp, 15% xemina và 15% SV tự học
90 10 - 60 20 10 10
2
Chỉ đạo GV thực hiện giao nội tự học cho HSSV và kiểm tra kết quả tự học của HSSV 85 15 - 50 20 10 20 3 Chỉ đạo GV hướng dẫn lập kế hoạch tự học, các phương pháp tự học, tạo động cơ học tập đúng đắn 80 10 10 60 40 10 -
4 Đánh giá kết quả tự học của SV. 100 - - 50 30 10 10
(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát)
Tự học là quá trình mà bản thân người học tích cực, độc lập, tự giác chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo bằng phương pháp phù hợp. Tự học là quá trình học tập có thể diễn ra với sự tham gia của giáo viên. Nhưng mặt khác cũng có thể diễn ra không có sự tham gia của giáo viên, sinh viên tự sắp xếp cho mình thời gian, chương trình phù hợp. Thông qua phiếu khảo sát cho kết quả như sau:
Quán triệt GV thực hiện yêu cầu chương trình môn học là: 70% lên lớp, 15% xemina và 15% SV tự học là việc làm thường xuyên đối với tất cả các GV , tuy nhiên kết quả thực hiện cũng chưa cao, vẫn còn 10% trung bình và 10% yếu, điều đó cho thấy CBQL vẫn chưa làm tốt yêu cầu, việc thực hiện đúng chương trình môn học sẽ ảnh hưởng lớp đến nội dung, chất lượng của môn học học đó nên cần phải sự điều chỉnh và làm tốt hơn ở công tác này.
Khâu đánh giá kết quả học của HSSV là việc làm bắt buộc và thường xuyên của GV, nên 100% ý kiến cho rằng HSSV đều được đánh giá kết quả học tập nhưng đánh giá như thế nào và kết quả ra sao thì còn nhiều ý kiến chưa thống nhất cụ thể: 50% cho là tốt, 30% khá, 10% trung bình và 10% yếu. Ngay cả việc giao bài tự học cho HSSV và kiểm tra kết quả tự học của HSSV cũng chưa thực hiện kịp thời và hiệu quả, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này như sinh viên thiếu kỹ năng tự học, thiếu nguồn tư liệu học tập và giáo viên chưa chú trọng thúc đẩy khả năng học tập của sinh viên.
Nhìn chung GV đã quản lí tốt hoạt động tự học của HSSV, nhưng bên cạnh đó do nhiều lí do khác nhau kết quả tự học của HSSV chưa đạt yêu cầu.
Kiểm tra đánh giá kết quả dạy học là hoạt động bắt buộc và quen thuộc đối với tất cả GV đứng lớp. ....Để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, GV phải xem đánh giá là quá trình và là một phần không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy của mình.
Mặt khác, kiểm tra, đánh giá không còn hoạt động của riêng GV mà phải là của CBQL các trường học. CBQL sử dụng việc đánh giá thường xuyên (không chỉ thông qua các bài kiểm tra) để hướng dẫn HSSV, GV giảng dạy và giám sát, nâng cao chất lượng trường học.
Bảng 2.9. Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học
S T T
Giải pháp quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động dạy học.
Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện %
Thường
xuyên thoảngThỉnh
Không thực
hiện Tốt Khá TB Yếu
1 Chỉ đạo GV lập kế hoạch kiểm tra, đánh
giá. 80 20 - 80 10 10 -