8. Cấu trúc của luận văn
1.3.4. Quản lý các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ khác
1.3.4.1 Quản lý hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
Muốn nâng cao chất lượng dạy học không có cách nào khác ngoài việc nâng cao năng lực cho đội ngũ GV. Điều đó khẳng định:"GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh...". Chính vì vậy, cần phải đổi mới và QL tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV.
Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là hoạt động không thể thiếu của người mỗi GV trong suốt quá trình giảng dạy. Mỗi GV cần phải có trình độ chuyên môn vững vàng, kiến thức sâu sắc và toàn diện, là cơ sở cho việc cải tiến các PPDH và hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm. Muốn vậy nhà CBQL phải tạo điều kiện giúp đỡ cán bộ, GV của mình phát triển chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc thực hiện các nội dung QL, hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho GV.
Các nội dung QL công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
- Rà soát, nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ, đặc biệt nắm chắc kết quả đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ sau mỗi năm học để làm cơ sở cho lập việc kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho GV.
- Yêu cầu mỗi cán bộ GV đăng ký kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của bản thân.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng từ đầu năm học để chủ động cho bố trí nhiệm vụ của các tổ bộ môn, cũng như tạo thế chủ động cho mỗi GV trong công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của mình.
- Chỉ đạo, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, đối với hoạt động tự bồi dưỡng phải có quy định chặt chẽ về hồ sơ minh chứng và yêu cầu tổ chuyên môn theo dõi, kiểm tra hoạt động đó của từng GV.
- Tổ chức, chỉ đạo việc chuẩn bị các tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để động viên GV nghiên cứu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn về mọi mặt;
- Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
Bên cạnh đó, muốn hoàn chỉnh kiến thức, năng lực chuyên môn cho GV, CBQL phải tạo điều kiện động viên GV tự học hoặc tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân.
Sau đó nâng cao năng lực chuyęn môn bằng nhiều biện pháp, tự học, tự nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác dạy học của mình (nghiên cứu tài liệu chuyên môn, tham dự các xêmina khoa học, thuyết minh một vấn đề, dự giờ các giáo viên có nhiều kinh nghiệm…).
1.3.4.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới phương pháp dạy học
NCKH: Là một hoạt động tìm tòi, tác động đến thế giới khách quan nhằm phát hiện ra những cái mới về bản chất và quy luật vận động của nó, từ đó sáng tạo ra các giải pháp tác động biến đổi thể giới khách quan theo mong muốn.
- Hoạt động NCKH của GV nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo (bao gồm đổi mới nội dung chương trình, ĐMPPDH, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào QTDH, kiểm định, đánh giá, đảm bảo chất lượng giáo dục)
Để NCKH có chất lượng và hiệu quả, CBQL cần chỉ đạo thực hiện những nội dung sau:
- Quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ NCKH cho mỗi CBGV;
- Tổ chức cho GV đăng ký đề tài NCKH phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của công tác giảng dạy môn TTHCM.
- Tạo điều kiện về thời gian, vật chất để mỗi CBGV hoàn thành nhiệm vụ NCKH;
- Định kỳ kiểm tra tiến độ và chỉ đạo để các đề tài NCKH đúng tiến độ; - Tổ chức nghiệm thu đề tài một cách nghiêm túc, khoa học để đảm bảo chất lượng của đề tài;
- Tổ chức ứng dụng các đề tài NCKH vào thực tế giảng dạy môn học TTHCM.
b) Quản lý hoạt động đổi mới PPDH:
Đổi mới PPDH hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi GV
Đổi mới PPDH là thường xuyên đưa các phương pháp dạy học mới vào nhà trường trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học.
.Điều dễ nhận thấy là phương pháp giáo dục của ta hiện đang còn nhiều bất cập. Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã chỉ rõ: Phương pháp giáo dục trong các trường học nặng về truyền thụ, áp đặt kiến thức một chiều, thầy giảng trò chép, cách dạy và học nặng về học thuộc lòng, tạo cho học sinh tiếp thu một cách máy móc, chưa khuyến khích tính năng động sáng tạo của người học, chưa coi trọng bồi dưỡng cho học sinh năng lực thực hành
Nếu GV là người trực tiếp thực hiện đổi mới PPDH thì những nhà QL các cấp là lực lượng hỗ trợ ở “hậu trường". Những nội dung CBQL cần phải thực hiện để QL việc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV là:
- Giúp mọi người nhận thức được đổi mới phương pháp là nhiệm vụ của người GV khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới.
- Tổ chức trao đổi, bồi dưỡng về kiến thức kỹ năng, tiến hành đổi mới PPDH.
- Việc đổi mới PPDH được đưa vào kế hoạch hành động của GV, các tổ bộ môn và của nhà trường.
- Khuyến khích về tinh thần và vật chất nhằm động viên GV tích cực đổi mới PPDH.
- Hướng dẫn, chỉ đạo sát sao, giao nhiệm vụ cụ thể đối với từng GV để họ tham gia vào việc đổi mới PPDH ở những bộ môn cụ thể, giờ học cụ thể.
- Cung cấp, hỗ trợ các điều kiện cần thiết để GV thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.
- Đánh giá kịp thời, khách quan mức độ thực hiện các nội dung và chỉ tiêu đề ra cho từng hoạt động đổi mới.
- Làm tốt công tác thi đua, khen thưởng.
1.3.4.3. Quản lý việc đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của GV:
Đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về các dự kiện đo lường được thông qua các kỳ kiểm tra lượng giá trong quá trình và khi kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được xác định rõ ràng trước đó trong các mục tiêu.
CBQL luôn có kế hoạch kiểm tra đánh giá và đề ra các biện pháp thích hợp để uốn nén, bổ sung, điều chỉnh kịp thời
Để thực hiện tốt QL việc đánh giá, xếp loại chuyên môn, nghiệp vụ GV, người CBQL cần chỉ đạo thực hiện các nội dung sau:
- Xem xét xác định lại quy chế đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của GV, từ đó có những điều chỉnh cho phù hợp;
- Thực hiện quy trình đánh giá 5 bước:
+ Xác định mục đích, nội dung, hình thức đánh giá; + Xác định tiêu chuẩn, tiêu chí và thang điểm đánh giá;
+ Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin và xử lý thông tin; + Tiến hành đánh giá;
+ So sánh với các tiêu chuẩn, tiêu chí để xác định khách quan mức độ thực hiện hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của GV;
+ Điều chỉnh sau đánh giá.
- Qua việc kiểm tra, đánh giá GV giúp cho CBQL nắm bắt được năng lực sư phạm của từng GV trong trường, xác định được thực trạng của việc giảng
dạy để phát hiện những ưu điểm và hạn chế, những vướng mắc, từ đó CBQL điều chỉnh ngăn ngừa những sai lệch. Thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá cho phép CBQL đi đến những quyết định tối ưu nhất để xếp loại chuyên môn nghiệp vụ và công nhận GV giỏi cấp trường đồng thời giúp cho CBQL sử dụng đúng người đúng việc phát huy được năng lực sở trường của mỗi GV.
Tóm lại, việc đánh giá, xếp loại năng lực chuyên môn của GV đang là vấn đề bức thiết của ngành giáo dục đào tạo. Thực hiên công việc này đảm bảo tính khoa học, tránh được “bệnh thành tích”, tránh "xuê xoa" hoặc 'đố kỵ", sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ GV, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng.
1.4.1. Về phía nhà quản lí:
CBQL giáo dục là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước ta. Việc nâng cao chất lượng CBQL nói chung, CBQL giáo dục nói riêng đã trở thành nhiệm vụ hết sức quan trọng của các cấp, các ngành
QL yếu kém là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng yếu kém của giáo dục trong những năm qua. Việc nâng cao chất lượng CBQL trường học nói chung và trường cao đẳng nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà trường của chúng ta trong những năm đầu của thế kỷ XXI là việc làm cấp thiết. Đội ngũ CBQL cần đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ, CBQL giỏi phải được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu để xây dựng một nhà trường mạnh toàn diện.
Việc giảng dạy các môn khoa học MacLênin nói chung và TTHCM nói riêng có vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong các trường đại học, cao đẳng. Ngoài vai trò của người GV giảng dạy trên lớp thì đội ngũ CBQL cũng góp phần không nhỏ làm nên chất lượng môn học, nên cần phải thực hiện tốt hiệu quả công tác cán bộ.
- Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.
- Có phẩm chất tư tưởng chính trị và đạo đức tốt. - Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên. - Có trình độ nghiệp vụ quản lý.
- Quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. - Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ
- Thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TW Đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nêu rõ:
“Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [8] và “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định chất lượng bộ máy Nhà nước” [8].
1.4.2.Về phía giảng viên
Đội ngũ giảng viên là người quyết định sự thành bại của quá trình dạy học. Chính vì vậy, xây dựng ĐNGV phải đảm bảo nhiều yếu tố:
Về xây dựng đội ngũ giảng viên - Các trường căn cứ vào quy mô đào tạo, khối lượng giảng dạy, quy hoạch đội ngũ để xây dựng GV các môn khoa
học Mác-Lênin nói chung và TTHCM nói riêng đảm bảo về số lượng và chất lượng, không bố trí GV các môn học này phải dạy vượt quá nhiều giờ so với quy định. Dành thời gian để GV có điều kiện NCKH, đi thực tế, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tham gia các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV và các hoạt động chính trị-xã hội.
Những GV dạy kiêm môn khoa học Mác-Lênin, TTHCM phải tham dự chương trình bồi dưỡng, chuẩn hoá kiến thức theo công văn số 370/ĐH&SĐH ngày 17/1/2005 và công văn số 83/BGD&ĐT-ĐH&SĐH ngày 5/1/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Không bố trí GV chưa tham gia các lớp chuẩn hoá dạy kiêm môn khoa học Mác-Lênin, TTHCM.
Tạo mọi điều kiện để các GV tham gia giảng dạy
1.4.3.Về phía học sinh, sinh viên
SV là những chủ thể lĩnh hội tri thức, do vậy học phải chủ động tự mình xử lí những kiến thức thành tri thức, người học phải biết cách tựu học tự nghiên cứu, phát hiện và giải quyết vấn đề, tự tổ chức hoạt động học của mình một cách có hệ thống, tự giác, có động cơ học tập đúng đắn sẽ có hứng thú học tập và có kết quả học tập tốt.
Việc học môn TTHCM cũng như các môn học xã hội khác, HSSV phải tự giác tham gia các hoạt động trên lớp, phải chủ động tìm tòi nghiên cứu tài liệu liên quan, tài liệu tham khảo. Tham gia các buổi nói chuyện, học tập chuyên đề, kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...Việc học tập TTHCM đòi hỏi phải kiên trì, trải qua quá trình lâu dài, cố gắng liên tục, không những học tập trên lớp mà phải học ở nhà, qua phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, phải có phương pháp học tập phù hợp để rèn luyện phẩm chất đạo đức chính trị, trang bị những kỹ năng cần thiết để trở thành người có ích cho xã hội.
1.5. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy môn TTHCM ở các trường cao đẳng.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, đất nước ta có cơ hội lớn và cả thách thức không nhỏ. Ðể thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kỳ phát triển mới, cần thấm nhuần sâu sắc, vận dụng sáng tạo những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, TTHCM để giải quyết những vấn đề nóng bỏng mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục TTHCM phải trở thành một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng của Ðảng, cần được toàn Đảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả.
Với tinh thần và ý nghĩa đó, ngày 27-3-2003, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 23-CT/TW về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục TTHCM trong giai đoạn mới và nhân dịp kỷ niệm 113 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã phát động tổ chức đợt tuyên truyền, giáo dục sâu rộng TTHCM. Ðây là một sinh hoạt chính trị rộng lớn, rất quan trọng cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học, có hệ thống và sau này phải trở thành nề nếp thường xuyên trong hoạt động của Ðảng và trong đời sống xã hội ta.
Trong giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế nước nhà, cơ cấu kinh tế chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, thành quả của nó đem lại là rất to lớn, không thể phủ nhận. Song mặt trái của nó không phải là ít, cơ chế thị trường đã làm thay đổi đi phần nào thuần phong, mỹ tục của dân tộc; đặc biệt nó đã len lỏi vào lối sống, phong cách, quan điểm và tư tưởng của thế hệ trẻ, làm cho đạo đức của nhiều trẻ bị sa sút nghiêm trọng.
Thực tế ở các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học hiện nay:
- Chất lượng dân trí và điều kiện dân cư thấp, còn nhiều bất cập, khoảng cách giàu nghèo trong địa phương khá lớn
- Chất lượng đầu vào của nhà trường còn thấp (SV, GV, CSVC..)
- Giáo dục đạo đức cho HSSV chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình, các cấp uỷ Đảng chính quyền, các ngành hữu quan, các tổ chức chính trị xã hội và quần chúng nhân dân
- Các cấp QLGD, nhà trường còn buông lỏng giáo dục đạo đức cho HSSV; Có một số CBQL, GV né tránh những hành vi vi phạm đạo đức của HSSV để lấy chữ "yên thân"
- GV lên lớp còn nặng dạy chữ, chưa chú trọng đến vấn đề dạy người, môn TTHCM ở các trường được xem là “môn phụ’’, nặng lí luận thiếu sự đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân trong cán bộ và giảng viên
- Các hành vi vi phạm đạo đức của HSSV, như xúc phạm tới nhân cách nhà giáo không được các nhà trường, các cơ quan pháp luật xử lí nghiêm minh kịp thời.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra các biện pháp QL việc dạy học