Quản lý thựchiện mục tiêu,chương trình, nội dung

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật quảng nam (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.1.Quản lý thựchiện mục tiêu,chương trình, nội dung

TTHCM

Mục tiêu, nội dung, chương trình của môn học TTHCM là văn bản pháp quy được quy định bởi Bộ giáo dục và đào tạo.

...Việc thực hiện đúng mục tiêu chương trình đào tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học nên CBQL đã có nhiều cố gắng để QL thực hiện chương trình giảng dạy một cách nghiêm túc. Thông qua việc khảo sát ta thấy kết quả như sau:

...Bảng 2.2: Quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giảng

dạy môn TTHCM

S T T

Giải pháp quản lý việc thực hiện mục tiêu,chương trình, nội dung dạy học

Mức độ thực hiện % Kết quả thực hiện % Thường xuyên thoảngThỉnh Không thực hiện Tốt Khá TB Yếu 1 Tổ chức cho CBQL, GV nghiên cứu, đề cương chi tiết môn học, nắm vững mục tiêu, chương trình dạy học .

80 20 - 80 10 10 -

2 Kiểm tra việc lập kế hoạch giảng dạy của tổ

chuyên môn và GV 70 30 - 60 20 20 -

3

Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức thảo luận về cách thực hiện chương trình

4

Theo dõi, kiểm tra việc GV thực hiện đúng đủ chương trình. Tổ chức dạy đúng, đủ các học phần. 80 20 - 60 20 10 10 5 Xử lý nghiêm túc GV thực hiện không đúng chương trình 80 10 10 70 10 10 10

6 Tổ chức rút kinh nghiệm thực hiện chương trình 60 30 10 70 20 10 -

(Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu khảo sát)

CBQL tổ chức quán triệt mục tiêu, chương trình, nội dung để công tác giảng dạy đạt hiệu quả, đồng thời thực hiện đúng theo yêu cầu chỉ thị của Bộ giáo dục đào tạo và của nhà trường. Tuy nhiên chỉ có 80% đánh giá tốt khá, 20% đánh giá là trung bình, như vậy việc nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung là còn kém hiệu quả. Một số CBGV vẫn chưa ý thức được vai trò của việc thực hiện đúng nội dung chương trình.

Đánh giá về việc lập kế hoạch giảng dạy của tổ chuyên môn và GV:Chỉ có 70% GV thường xuyên lập kế hoạch và 30 % còn lại là không thường xuyên và kết quả thực hiện cũng không mấy khả quan, vẫn có 20% đạt kết quả trung bình. Như vậy GV còn xem nhẹ vấn đề này trong giảng dạy.

Đối với việc dạy đúng, dạy đủ chương trình: có 10% số GV có ý kiến đánh giá đang ở mức độ trung bình. Trong thực tế vẫn còn một số ít GV chưa thực hiện đầy đủ hoặc có dạy cũng mang tính hình thức, dạy cho có, không đủ thời lượng quy định. Đây chính là hệ quả của việc GV chưa nắm vững mục tiêu, chương trình, đồng thời cũng xuất phát từ công việc kiểm tra của CBQL thiếu sâu sát, chặt chẽ.

Có 10% số ý kiến cho rằng GV thực hiện sai chương trình dạy học vẫn chưa được xử lý và 10% số ý kiến đánh giá thực hiện biện pháp này còn yếu, 10% đánh giá chỉ đạt mức độ trung bình. Từ kết quả trên ta thấy, CBQL còn

thiếu chặt chẽ trong QL nên không nắm hết những trường hợp GV thực hiện sai chương trình để điều chỉnh, xử lý.

Việc rút kinh nghiệm thực hiện chương trình CBQL đã quan tâm đến việc tổ chức, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình dạy học theo định kỳ. Nhưng vẫn còn 10% số ý kiến đánh giá ở mức yếu, chứng tỏ việc này còn mang tính hình thức.

Tóm lại, đơn vị đã có nhiều biện pháp QL để việc thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học trong QL hoạt động dạy học nói chung và hoạt động dạy học mônTTHCM đạt kết quả tốt hơn trong giai đoạn hiện nay cần phải khắc phục một số hạn chế: GV giảng dạy chương trình còn tùy tiện, chưa thực hiện đúng chương trình làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học; ngay cả khi GV vi phạm vẫn chưa được xử lí nghiêm. Khâu kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện mục tiêu, chương trình còn mang tính hình thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng giảng dạy môn tư tưởng hồ chí minh tại trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật quảng nam (Trang 46 - 48)