7. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Mục tiêu dạy học chơng‘’Dòng điện không đổi’’ vật lí 11 nâng cao
Kiến thức: - Nêu đợc dòng điện không đổi là gì. - Nêu đợc suất điện động của nguồn điện là gì.
- Nêu đợc nguyên tắc tạo ra suất điện động trong pin và acquy. - Nêu đợc nguyên nhân vì sao acquy có thể sử dụng đợc nhiều lần.
- Nêu đợc công của nguồn điện là công của lực lạ bên trong nguồn điện và bằng công của dòng điện chạy trong toàn mạch. Viết đợc công thức tính công của nguồn điện.
- Nêu đợc máy thu điện là gì và ý nghĩa của suất phản điện của máy thu. - Phát biểu đợc định luật Ôm đối với toàn mạch.
- Viết đợc biểu thức định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện.
- Nêu đợc thế nào là mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song song và mắc hỗn hợp đối xứng các nguồn điện thành bộ nguồn.
Kĩ năng: - Vận dụng đợc công thức tính công, công suất của nguồn điện: Ang = EIt, Png = EI.
- Vận dụng đợc công thức tính công suất của máy thu: Pth= EI +I2r - Vận dụng đợc hệ thức N E I R r =
+ hoặc U =E-Ir để giải đợc các bài tập đối với
toàn mạch.
- Tính đợc hiệu suất của nguồn điện.
- Tính đợc suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song song đơn giản hoặc mắc hỗn hợp đối xứng.
- Vận dụng đợc định luật Ôm để giải các bài tập về đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện.
- Giải đợc các bài tập về mạch cầu cân bằng và mạch điện kín gồm nhiều nhất 3 nút.
- Mắc đợc các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp, xung đối hoặc song song.
- Tiến hành đợc thí nghiệm để đo suất điện động và điện trở trong của một pin.
Thái độ: - HS có niềm tin, hứng khởi, say mê nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nội dung của chơng nói riêng và bộ môn vật lí nói chung.
- HS có đợc đức tính kỷ luật, sáng tạo, nhanh nhạy trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Biết tiết kiệm khi sử dụng các nguồn điện; biết giữ gìn và bảo quản các thiết bị điện khi sử dụng phục vụ cho việc học tập cũng nh trong thực tiễn cuộc sống.