Viết báo trong nhà tù đế quốc.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của nhà cách mạng phan đăng lưu (Trang 43 - 46)

Năm 1930, bị giam ở Buôn Ma Thuột, bọn cai ngục ngời dân tộc Êđê không biết tiếng kinh, do bất đồng về ngôn ngữ cho nên bọn lính sai khiến tù nhân hoàn toàn bằng roi vọt. Thực dân Pháp thực hiện chính sách khổ sai khủng khiếp nh vậy để muốn thông qua đó mà khoét sâu cái hố ngăn cách và xây nên một bức tờng t tởng hằn thù dân tộc, đồng thời tạo nên sự chia rẽ phá vỡ truyền thống tinh thần đoàn kết của dân tộc ta.

Nhìn thấy đợc chiều sâu tình cảnh và điều kiện khắc nghiệt của nhà tù, để ổn định t tởng cho anh em đồng thời tạo khả năng cải thiện đời sống trong tù, ngay từ đầu Phan Đăng Lu thấy trớc hết cần phải biết nói tiếng của ngời Êđê,nhằm tuyên truyền vận động những ngời lính gác ở đây làm cho họ hiểu về những ngời tù. Qua đó gây thiện cảm, thơng yêu giúp đỡ, tiến lên giác ngộ tinh thần yêu nớc chống Pháp và đoàn kết dân tộc.

Với một trình độ học vấn uyên thâm, thông minh và nhanh nhen, chỉ trong một thời gian ngắn Phan Đăng Lu đã nói chuyện một cách thành thạo với lính gác ngời Êđê, gây đợc cảm tình mạnh mẽ, giải thích những chính sách cách mạng cho họ hiểu.

Để giác ngộ cách mạng cho tù trởng và những ngời lính Êđê nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa, Phan Đăng Lu đã cho ra đời các tờ báo nhỏ, viết bằng tay và đặt tên cho các tờ báo đó nh là tờ báo “ Doãn Đê tù báo” ( Doãn tiếng Êđê, là tên thờng gọi ngời Kinh) [5,28], rồi báo “ Xích sắt”. Các tờ báo này đợc lu hành

bí mật trong anh em tù, truyền tay nhau đọc xong rồi huỷ đi. Mỗi tuần báo đợc ra một tờ do Phan Đăng Lu chuyên trách mục bình luận và dạy học tiếng Êđê. “ Doãn Đê tù báo” đợc xuất bản từ năm 1931- 1934 sau đó đợc đổi tên thành tờ báo “ Bôn - xê - vích”. Còn tờ báo “ Xích sắt” đợc ra đời từ năm 1932 đến năm 1934 [2].

Dới sự chỉ đạo của Phan Đăng Lu, những tờ báo cách mạng đợc ra đời đã không những có tác dụng tuyên truyền giác ngộ rất lớn đối với anh em trong tù và giáo dục truyền thống yêu nớc, lòng tự hào dân tộc, đoàn kết các dân tộc ở Tây Nguyên cũng nh binh lính ngời Êđê. Đồng thời cũng từ đó mà nhận đợc sự ủng hộ của một số binh lính ngời Thợng đã đợc giác ngộ cách mạng. Bằng những việc làm thiết thực giúp đỡ cách mạng hết sức có hiệu quả của họ tạo điều kiện hoạt động cho các tù chính trị đợc thuận lợi. Đời sống vật chất và tinh thần của anh em trong nhà tù đợc cải thiện, nhất là thông tin giữa trong và ngoài nhà tù đợc liên kết.

Từ Buôn Ma Thuột, Phan Đăng Lu và các đồng chí bàn nhau viết bài gửi đăng trên báo Tiếng Dân. Các bài viết này đợc chuyển ra ngoài thông qua đờng dây liên lạc bí mật của binh lính gác ngục đợc giác ngộ cách mạng. Tờ báo Tiếng Dân do cụ Huỳnh Thúc Kháng làm chủ nhiệm, kiêm chủ bút. Tiếng Dân là tờ báo tiến bộ, có xu hớng yêu nớc bênh vực những ngời dân bị áp bức bóc lột và bày tỏ sự thông cảm quý mến đối với những ngời yêu nớc bị tù đày, giết hại.

Trong thời gian bị giam ở Buôn Ma Thuột, tác giả Nguyễn Thành, trong cuốn “Phan Đăng Lu - tiểu sử- tác phẩm”, nhà xuất bản Thuận Hoá ( 1998) cho biết, Phan Đăng Lu đã viết đợc một loạt gồm 5 bài về tình hình các tù chính trị ở đây có bài gửi cho báo Tiếng Dân và có bài gửi cho sở cảnh sát Trung Kỳ.

Bài thứ nhất viết về tình hình chính trị bị giam cầm ở Buôn Ma Thuột. Số lợng ngời tù lên đến 600, phải lao động trong điều kiện cực nhọc, nhng cơm ăn

với mắm thối, uống nớc sôi, mỗi tuần chỉ đợc tắm một lần 15 phút dẫn đến bệnh tật và chết chóc ngay trong giờ lao động.

Bài thứ hai viết về sự chết chóc ở nhà ngục Buôn Ma Thuột. Kể về tình trạng ngời chết nối tiếp nhau vì những căn bệnh hiểm nghèo mà thuốc thang thì thiếu thốn.

Bài thứ ba viết về sự giảm chế độ ăn uống, bệnh phù thủng, khẩu phần gạo từ 750gr (vừa mới đợc tăng), giảm xuống 500gr mỗi ngời trong một ngày nh trớc.

Bài thứ t viết về tình hình những ngời bị giam cầm ở Buôn Ma Thuột. Trong 500 tù chính trị đã có nhiều ngời chết và các trờng hợp chết của từng ng- ời.

Bài thứ năm viết về tình hình bệnh tật của tù nhân. Cứ 100 ngời chết thì 24 ngời chết vì bệnh đái ra máu, 99 ngời có vi trùng đái ra máu. Tình hình bị cúp phạt tăng án vô lý [5,73]…

Tất cả những bài này đợc gửi ra bên ngoài, có bài thì bị kiểm duyệt không cho đăng, nhng có bài đợc đăng, tuy có đôi chỗ bị kiểm duyện bắt bỏ trống. Tuy vậy với cách trình bày rõ ràng, đích xác, không nói đùa, không yêu cầu quá cao và hoàn toàn nằm trong điều kiện thực dân Pháp có thể làm đợc. Khi đợc đăng lên báo đã làm d luận ở Nam Kỳ xôn xao. Chính những điều đó đã buộc chính quyền phong kiến thực dân đã có những điều chỉnh mới, giảm nhẹ gánh nặng cho tù chính trị nh đợc đọc báo, đợc nhận quà gửi vào, giảm sự đánh đập, cúp phạt …

Những hoạt động của những ngời cộng sản thông qua báo chí cách mạng trong nhà tù Buôn Ma Thuột đã thực sự biến nhà tù thành nơi tôi luyện ý chí chiến đấu kiên cờng bất khuất. Sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tính đoàn kết thơng yêu đùm bọc nhau. Nhìn thấy đợc vai trò to lớn của báo chí cách

mạng, đồng thời tập dợt cho phong trào báo chí cách mạng trong những giai đoạn sau tiếp tục phát triển và hoàn thiện hơn. Thực sự là công cụ vũ khí sắc bén của sự nghiệp giải phóng dân tộc mà đóng góp không nhỏ cho báo chí cách mạng trong nhà tù Buôn Ma Thuột là Phan Đăng Lu.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu thân thế và sự nghiệp của nhà cách mạng phan đăng lưu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w