Hệ thống kế hoạch tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội.

Một phần của tài liệu Quy trình công tác kế hoạch hóa tại Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)

Nội.

1- Theo nội dung.

Căn cứ vào thời gian thực hiện kế hoạch Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội có Kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn.

Kế hoạch dài hạn được xây dựng nhằm định hướng cho sự phát triển của Công ty trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.

Kế hoạch ngắn hạn được xây dựng trong khoảng thời gian từ 2 năm trở xuống.

Mặc dù có 2 loại kế hoạch nhưng trên thực tế, do Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nên chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ, tham mưu cho Tổng công ty trong việc xây dựng kế hoạch dài hạn, việc xây dựng kế hoạch ngắn hạn mới là nhiệm vụ trực tiếp của Công ty. Các loại kế hoạch ngắn hạn của Công ty gồm có:

+ Kế hoạch năm: Kế hoạch này được xây dựng hàng năm, trong bản kế hoạch bao gồm rất nhiều chỉ tiêu trên tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty, do đó nó còn được gọi là Kế hoạch sản xuất kỹ thuật tài chính.

+ Kế hoạch quý: Là kế hoạch nhằm triển khai kế hoạch năm. Trong bản kế hoạch này chỉ đề cập đến yếu tố chi phí chứ không chứ không đề cập đến yếu tố tài chính.

+ Kế hoạch tháng là kế hoạch được xây dựng để triển khai kế hoạch quý và chỉ là kế hoạch đầu thu.

+ Kế hoạch tuần: thực chất là sự chia nhỏ của kế hoạch tháng. Kế hoạch tuần không có chỉ tiêu riếng mà chỉ có phần thực hiện để so sánh với kế hoạch tháng.

Bên cạnh các loại kế hoạch ngắn hạn trên, Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội còn có kế hoạch tác nghiệp hàng ngày. Trong kế hoạch này lại được chia ra thành các kế hoạch sau:

+ Kế hoạch ngày: là kế hoạch xây dựng cho các đơn vị trực tiếp sản xuất. Nội dung của bản kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu của kế hoạch tháng được chia đều cho số ngày trong tháng. Các chỉ tiêu này được coi như là yêu cầu vận tải của các đơn vị. Các yêu cầu này được tiến hành tập hợp hôm trước ngày kế hoạch thông qua bộ phận điều độ vận tải (nay là Trung tâm điều hành vận tải Đường sắt) căn cứ vào các quy định chung của Công ty và điều kiện

thực tế xây dựng kế hoạch. Sau đó kế hoạch ngày được phổ biến cho các đơn vị thực hiện.

+ Kế hoạch ban: Đây là sự chia nhỏ của kế hoạch ngày. Trong một ngày thì được chia thành 2 ban sản xuất. Ban ngày từ 6h00 đến 18h00, ban đêm từ 18h00 đến 6h00 sáng hôm sau.

+ Kế hoạch điều chỉnh: Sau 1 ban làm việc có thể có những thay đổi. Do đó phải căn cứ vào tình hình thực tế chạy tàu cũng như những điều kiện khác để điều chỉnh kế hoạch chạy tàu cho phù hợp.

Theo nội dung, tính chất hay cấp độ kế hoạch.

Xét theo nội dung, tính chất hay cấp độ kế hoạch thì bản kế hoạch kinh doanh của Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội được chia làm 2 loại chính là: Kế hoạch sản xuất kinh doanh khối vận tải và Kế hoạch sản xuất kinh doanh khối cơ sở hạ tầng.

Trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng khối lại được chia thành nhiều loại kế hoạch khác nhau. Như trong kế hoạch kinh doanh khối vận tải còn bao gồm:

Kế hoạch sản lượng và doanh thu (Kế hoạch kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa). Nội dung của bản kế hoạch bao gồm các chỉ tiêu chính của kế hoạch vận tải phải thực hiện. Bao gồm:

+ Về hàng hóa: Số tấn xếp, Tấn.Km, Doanh thu hàng hóa.

+ Về hành khách: Số hành khách lên tàu, HK.Km, Doanh thu hành khách.

+ Về hành lý: Số tấn xếp hành lý, Tấn.Km hành lý, Doanh thu hành lý. + Tổng doanh thu.

Kế hoạch vận chuyển các mặt hàng chủ yếu: Nội dung của kế hoạch này biểu hiện một cách chi tiết khối lượng xếp của một số mặt hàng chủ yếu như: Than, Xi măng, Phân bón, Đá, Quặng,… danh mục các mặt hàng vận

chuyển này không phải là cố định mà có thể thay đổi theo từng năm. Với mỗi loại hàng vận chuyển lại được chi tiết cho từng ga (ga xếp chủ yếu, ga xếp với khối lượng lớn).

Kế hoạch vận dụng đầu máy: Kế hoạch này xác định số đôi tàu (tàu chạy cả chiều đi và chiều về) co từng nhiệm vụ vận chuyển cụ thể. Căn cứ vào mác tàu, quy định về tốc độ chạy tàu… để tính số lượng đầu máy đảm nhận kéo đôi tàu đó.

Kế hoạch vận dụng và sửa chữa toa xe hàng: Nội dung cua bản kế hoạch này xác định các chỉ tiêu như: Khối lượng hàng hóa xếp bình quân ngày (tấn), khối lượng hàng hóa tiếp nhận ngày (tấn), trọng tải tính toa xe (tấn/xe), số toa xe xếp bình quân ngày (tấn), số toa xe tiếp nhận ngày (tấn), thời gian quay vòng toa xe (ngày), số toa xe vận dụng (xe), số toa xe sửa chữa (xe).

Kế hoạch sản lượng các xí nghiệp đầu máy: Dựa trên các kế hoạch về vận dụng đấu máy để tính ra các chỉ tiêu cho bản kế hoạch này. Các chỉ tiêu trong bản kế hoạch bao gồm: Số Km chính của đầu máy, Số tấn Km tổng trọng. Xác chỉ tiêu này được tính riêng cho mỗi loại đầu máy, loại công tác (vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách…) và tính riêng cho từng xí nghiệp đầu máy.

Kế hoạch sửa chữa đầu máy: Kế hoạch này phản ánh số lần sửa chữa đầu máy, toa xe các cấp. Bao gồm: cấp Đại tu, cấp ki, cấp 3, 2, 1, cấp trung gian và cấp bảo dưỡng.

Kế hoạch chi phí vận doanh: kế hoạch này được xây dựng dựa trên kế hoạch sản lượng và các kế hoạch phụ trợ khác.

Một phần của tài liệu Quy trình công tác kế hoạch hóa tại Công ty Vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w