đốc quản lý lao động, giám sát chế độ chính sách của người lao động, công tác xã hội, đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người lao động…cùng chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động trong toàn công ty thông qua văn phòng các Ban của công đoàn công ty đến công đoàn cơ sở.
Các phòng tham mưu:
1) Phòng Kế hoạch - Đầu tư
2) Phòng Tài chính – Kế toán - Kiểm thu 3) Phòng Tổ chức cán bộ- Lao động 4) Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ vận tải 5) Phòng Đầu máy –Toa xe
6) Phòng Hợp tác quốc tế- Phát triển thị trường 7) Phòng An toàn vận tải
8) Phòng Quản lý bán vé điện toán 9) Phòng Thống kê máy tính
10)Phòng Bảo vệ an ninh quốc phòng 11)Phòng Tổng hợp
Mỗi phòng ban thực hiện một nhiệm vụ theo chức năng tham mưu cho tổng giám đốc trong từng hoạt động kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, các nội dung công tác, hướng dấn sản xuất và các hoạt động khác ngoài dây chuyền sản xuất chính, phục vụ đắc lực cho công tác kinh doanh của công ty. Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo cho quá trình chỉ đạo sản xuất kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng, có hiệu quả và không bị chồng chéo.
Các đơn vị thành viên:
Công ty có 18 đơn vị thành viên trực thuộc có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích, tài chính, công nghệ, thông tin, tiếp thị hoạt động trong công ty nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị; thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng công ty giao và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Các đơn vị, các xí nghiệp thành viên đều có chức năng nhiệm vụ riêng. Bộ máy quản lý được xây dựng như mô hình tổ chức của công ty. Lãnh đạo các đơn vị các xí nghiệp thành viên là Giám đốc, trưởng ga hoạt động theo chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, công tác xã hội trước Tổng giám đốc công ty Đường sắt Việt Nam. Tổng giám đốc Công ty vận tải hành khách Hà Nội và trước pháp luật.
Danh sách các đơn vị thành viên
của Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà NộiSTT TÊN CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN STT TÊN CÁC ĐƠN VỊ THÀNH VIÊN
2 Xí nghiệp Đầu Máy Đà Nẵng
3 Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội 4 Xí nghiệp Sửa chữa toa xe Hà Nội
5 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Yên Lào 6 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Vĩnh Phúc 7 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Lạng 8 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Hải 9 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Ninh 10 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Thanh Hoá 11 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Nghệ Tĩnh 12 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Quảng Bình
13 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Quảng Trị - Thừa Thiên 14 Xí nghiệp Vận tải đường sắt Hải Vân
15 Ga Hà Nội (Gồm cả Ga Long Biên ) 16 Ga Vinh
17 Ga Đồng Hới 18 Ga Huế
(Nguồn: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội )
2- Sơ đồ tổ chức phòng Kế hoạch – Đầu tư.
Phòng Kế hoạch – Đầu tư có vai trò tham mưu quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống kế hoạch hóa của Công ty, phòng có chức năng tham mưu về công tác kế hoạch, đầu tư bao gồm: KH kinh doanh vận tải, KH vận dụng ĐMTX phục vụ nhiệm vụ vận tải; Kế hoạch đầu tư, sửa chữa nâng cấp hoán
cải đầu máy toa xe; KH đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn các công trình; KH mua sắm và quản lý vật tư, thiết bị, phụ tùng theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty, Quy chế quản lý kế hoạch đầu tư của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, các quy định có liên quan của Nhà nước và của ngành.
Theo điều 2 quyết định của Tổng giám đốc công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội, quy định nhiệm vụ của Phòng Kế hoạch – Đầu tư như sau:
Xây dựng KH vận tải tháng, quý, năm; chủ động đề xuất và xây dựng KH vận tải; KH vận dụng đầu máy toa xe (KH đầu tư, sửa chữa nâng cấp, hoán cải ĐMTX; KH đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn và duy tu kiến trúc; KH mua sắm công cụ, vật tư, thiết bị, phụ tùng) trên cơ sở các chỉ tiêu của ngành quy định, báo cáo Tổng Công ty và triển khai KH vận tải của Tổng công ty đến các bộ phận có liên quan.
Phối hợp để xây dựng KH lao động tiền lương, KH khoa học công nghệ, KH phát triển thị phần vận tải, KH kinh doanh ngoài sản xuất chính của các đơn vị thành viên.
Hướng dẫn các đơn vị thành viên xây dựng KH sản xuất – kỹ thuật tài chính và các mặt KH khác theo mục tiêu chiến lược của Công ty và tham mưu phê duyệt các KH đó để các đơn vị thành viên trong Công ty thực hiện.
Xây dựng quy chế đơn giá sản phẩm công đoạn, căn cứ vào mức độ hoàn thành xác định chi phí thực hiện của các đơn vị thành viên trong kỳ KH quý, năm.
Phối hợp thực hiện các chương trình tiếp thị trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực kinh doanh vận tải, thực hiện và chủ động đề xuất chính sách giá cả phù hợp với cơ chế thị trường để tăng thị phần vận tải.
Xây dựng các đề án liên doanh, phối hợp tổ chức theo dõi quản lý các đơn vị liên doanh có góp vốn của Công ty theo luật doanh nghiệp Nhà nước, luật doanh nghiệp và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Tổ chức thống kê phân tích tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty để đúc rút kinh nghiệm và báo cáo các cấp theo yêu cầu.
Căn cứ vào quyết định của Tổng giám đốc Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội về những quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và bộ máy tổ chức của Phòng Kế hoạch – Đầu tư, biên chế của phòng Kế hoạch – Đầu tư được sắp xếp theo mô hình sau:
Hình 6: Cơ cấu tổ chức của phòng Kế hoạch - Đầu tư
Trong đó: