Nội dung cơ bản của khoá trình lịch sử Việt Nam giai đoạn

Một phần của tài liệu Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1975 SGK lịch sử lớp 12, THPT (Trang 38 - 42)

B. Nội dung

2.1.3. Nội dung cơ bản của khoá trình lịch sử Việt Nam giai đoạn

1945 - 1975

Lịch sử Việt Nam giai đoạn này là hai cuộc chiến tranh chống chọi với hai kẻ thù hàng đầu trên thế giới về mọi mặt. Bởi thế, giai đoạn này đợc phân chia thành hai thời kỳ đó là thời kỳ trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1945 - 1954 và thời kỳ 20 năm cuộc kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975.

- Thời kỳ kháng chiến chống Pháp 1945 - 1954: đất nớc phải đối phó với nhiều khó khăn, nhng vợt lên tất cả dân tộc ta từ thế phòng thủ đã chuyển sang phản công tiêu diệt địch, buộc thực dân Pháp phải ký hiệp định Giơnevơ. Cuộc kháng chiến 9 năm đợc chia làm 4 chặng đờng đầy gian nan để đi đến thắng lợi. + Từ 1945 - 1946 là giai đoạn đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Cách mạng tháng Tám thành công, nớc Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ vừa ra đời đã phải đối phó ngay với tình thế cách mạng "ngàn cân treo sợi tóc": thực dân Pháp nấp dới danh nghĩa quân Đồng minh vào Đông Dơng giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quay trở lại xâm lợc miền Nam nớc ta, phía Bắc quân Đồng minh, Tởng Giới Thạch kéo vào. Trong nớc tình hình khó khăn, chính quyền cách mạng non trẻ, nạn mù chữ, nạn đói, tài chính trống rỗng… Để đối phó với tình thế ấy, ngay sau khi ra đời, chính phủ lâm thời công bố lệnh tổng tuyển cử trong cả nớc ngày 06/01/1946 thành lập chính phủ mới đứng ra giải quyết khó khăn hiện tại. Diệt giặc đói, giặc dốt, giải quyết khó khăn về tài chính theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh lập "hũ gạo cứu đói", phong trào bình dân học vụ xóa nạn mù chữ, ký hiệp định sơ bộ 06/03/1946, để đuổi quân Tởng khỏi biên giới, tập trung chống kẻ thù chủ yếu của dân tộc là thực dân Pháp. Nhờ những chính sách mềm dẻo đó mà đất nớc ta thoát khỏi tình trạng nguy kịch.

+ Từ 1946 - 1950: Cuộc kháng chiến toàn quốc ngày 09/12/1946 bùng nổ. Cả nớc chính thức bớc vào cuộc đấu tranh chống sự xâm lợc của thực dân

Pháp, đầu tiên là cuộc chiến đấu trong các đô thị, sau đó Đảng chủ trơng rút lui, xây dựng lực lợng quyết tâm kháng chiến chống Pháp theo phơng châm "toàn dân, toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh", trong điều kiện chúng ta cha đợc các bạn bè thế giới công nhận. Sau một thời gian xây dựng lực lợng chúng ta đụng đầu với địch trên núi rừng Việt Bắc, căn cứ kháng chiến của Trung ơng Đảng. Và chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947 thắng lợi chứng tỏ thế và lực ta đã mạnh lên, chuyển cuộc kháng chiến sang một bớc mới.

Cuộc chiến tranh du kích sau lng địch kết hợp với cuộc kháng chiến toàn diện từ 1947 - 1950, củng cố chính quyền, xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá giáo dục, để đến 1950, ta đã có thể mở một chiến dịch tấn công địch, Chiến dịch Biên Giới Thu Đông 1950 thắng lợi, củng cố tinh thần và niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

+ Từ 1951 - 1953: lúc này cuộc kháng chiến của chúng ta phải chống đỡ cả sự can thiệp của Mỹ vào chiến trờng Đông Dơng cho nên tính chất cuộc chiến trở nên khốc liệt hơn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) diễn ra, quyết định đa Đảng ta ra hoạt động công khai với tên gọi Đảng lao động Việt Nam, lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Thông qua nhiều chính sách cơ bản trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là phát triển kháng chiến sang một bớc cao hơn. Thực hiện nghị quyết đại hội II, mặt trận Liên Việt đợc thành lập trên cơ sở hợp nhất mặt trận Việt Minh và hội liên hiệp quốc dân Việt Nam, đứng ra củng cố khối đoàn kết toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến kiến quốc trong thời kỳ mới. Trên mặt trận quân sự ta giữ vững và phát triển thế chủ động chiến lợc trên chiến trờng mở nhiều chiến dịch tiến công địch trong giai đoạn "phản công". Các chiến dịch đợc mở: Hòa Bình, Tây Bắc, Thợng Lào, Trung Du, chiến dịch đờng số 14, khẳng định sức mạnh của chúng ta đã có thể mở một cuộc tiến công địch trên khắp các mặt trận.

+ Từ 1953 - 1954: Thực hiện chủ trơng chiến lợc "phản công" đánh địch trên khắp các mặt trận, quân ta mở cuộc tiến công chiến lợc Đông - Xuân chống lại kế hoạch Nava, "đánh địch trên những hớng quan trọng về chiến lợc mà địch tơng đối yếu" để phân tán lực lợng địch tạo điều kiện cho ta tiêu diệt từng bộ

phận sinh lực chúng. Đối phó với kế hoạch Tây Bắc và Trung Lào, Nava cho đổ quân xuống Điện Biên Phủ xây dựng nơi đây thành pháo đài "không thể công phá" sẵn sàng "nghiền nát" bộ đội chủ lực ta. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm của kế hoạch Nava. Về phía ta vẫn chủ trơng mở nhiều chiến dịch ở Trung Lào, Tây Nguyên, Thợng Lào, buộc địch phải phân tán lực lợng đồng thời chuẩn bị một chiến dịch lớn tấn công Điện Biên Phủ. Qua 3 đợt tấn công từ 13/03 - 07/05/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi chúng ta đã tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm diệt và bắt sống 16.200 tên địch, buộc địch phải ký hiệp định Giơnevơ công nhận miền Bắc nớc ta độc lập và thực dân Pháp phải về nớc. Sự kiện đó kết thúc cuộc kháng chiến trờng kỳ 9 năm gian khổ song thắng lợi vẻ vang.

- Thời kỳ 1954 - 1975: dân tộc ta tiến hành cuộc chiến tranh chống lại kẻ thù hùng mạnh là đế quốc Mỹ. Xuyên suốt thời kỳ lịch sử này là cuộc đấu tranh của nhân dân ta để giành lại độc lập hoàn toàn thống nhất đất nớc, bằng việc thực hiện ở hai miền hai nhiệm vụ chiến lợc cách mạng khác nhau: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Quá trình dấu tranh suốt 20 năm của dân tộc ta đã trải qua 5 chặng đờng với nhiều thắng lợi to lớn.

+ Từ 1954 - 1960: là thời kỳ đấu tranh của nhân dân hai miền đòi thi hành hiệp định Giơnevơ. ở miền Bắc ngày 22/05/1955 toàn miền Bắc đợc hoàn toàn giải phóng. Nhng trái lại, ở miền Nam, Mỹ - Diệm đã ngang nhiên phá hoại hiệp định Giơnevơ, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, gây nhiều tội ác với nhân dân. Xuất phát từ đặc điểm tình hình đó, Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ chiến lợc cách mạng cho mỗi miền. Cách mạng miền Bắc gặt hái đợc nhiều thành tựu trong công cuộc cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, bớc đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế, văn hoá . Đặc biệt là ở miền Bắc đã diễn ra Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng (1960). Trong khi đó cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam gặp nhiều khó khăn, tổn thất. Phải đến phong trào "Đồng khởi" cách mạng miền Nam mới chuyển sang một thời kỳ mới.

+ Từ 1961 - 1965: ở miền Nam đế quốc Mỹ thực hiện chiến lợc "chiến tranh đặc biệt" với âm mu thâm độc "dùng ngời Việt đánh ngời Việt". Chiến lợc này thực hiện thông qua hai kế hoạch lớn: kế hoạch Stalây - Taylo và kế hoạch Giônxơn - Mácnamara, nhng lần lợt bị nhân dân ta đánh bại. Tiêu biểu cho những thắng lợi đó là chiến thắng ấp Bắc (02/01/1963), chiến thắng Bình Giã (12/1964)… ở miền Bắc bớc vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất hết sức rầm rộ. Những thành tựu đạt đợc làm biến đổi sâu sắc bộ mặt miền Bắc, đồng thời là cơ sở để miền Bắc làm tròn nghĩa hậu phơng lớn đối với miền Nam.

+ Từ 1965 - 1968: đây là thời kỳ cả nớc có chiến tranh. Miền Bắc phải chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, chống chiến tranh phá hoại kết hợp với xây dựng kinh tế, xã hội. Còn nhân dân miền Nam phải đối phó với một chiến lợc chiến tranh quy mô lớn, mức độ quyết liệt hơn trớc nhiều lần. Đế quốc Mỹ trực tiếp đem quân sang xâm lợc nớc ta. Thử thách càng lớn, ý càng cao, dới sự chỉ đạo của Đảng nhân dân hai miền đã giành đợc nhiều thắng lợi to lớn từ chiến thắng Vạn Tờng (18/08/1965) đến chiến thắng hai mùa khô (1965 - 1966, 1966 - 1967) đặc biệt là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân 1968, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta tại hội nghị Pari (13/05/1968).

+ Từ 1968 - 1973: ở miền Nam, chiến lợc "Việt Nam hóa chiến tranh" và "Đông Dơng hóa chiến tranh" đợc triển khai trên mọi mặt với nhiều biện pháp nham hiểm, trở lại âm mu "dùng ngời Việt đánh ngời Việt". Những chiến thắng của nhân dân ba nớc Đông Dơng trong giai đoạn này, đặc biệt là cuộc tiến công chiến lợc 1972 của quân dân miền Nam đã làm thất bại hoàn toàn âm mu của Mỹ. Miền Bắc bắt tay vào hàn gắn vết thơng chiến tranh, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ II của Mỹ và chi viện cho miền Nam. Đây cũng là giai đoạn ta tiến hành đấu tranh với Mỹ trên mặt trận ngoại giao. Hội nghị Pari về Việt Nam đợc bắt đầu từ ngày 13/05/1968. Sau 4 năm 9 tháng đấu tranh, thắng lợi thuộc về ta, ngày 27/01/1973 hiệp định Pari đợc ký kết, nhiệm vụ "đánh cho Mỹ cút" đợc hoàn thành mở khả năng lớn để giải phóng miền Nam.

+ Từ 1973 - 1975: thời kỳ này chúng ta thực hiện nhiệm vụ còn lại của cuộc kháng chiến là "đánh cho Ngụy nhào". Ngay sau năm 1973, cả nớc ra sức chuẩn bị mọi mặt để bớc vào một trận đánh lớn. Miền Bắc, bên cạnh khôi phục kinh tế, ổn định tình hình, chi viện cho miền Nam nhiều sức ngời, sức của hơn trớc. Riêng miền Nam, đến năm 1974 thời cơ thuận lợi đã đến, Đảng ta kịp thời chớp lấy thời cơ chủ trơng giải phóng miền Nam trong vòng 2 năm, đặc biệt nhấn mạnh nếu có thể thì tiến hành giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy năm 1975 diễn ra với tốc độ "1 ngày bằng 20 năm" và giành thắng lợi hoàn toàn. Ngụy quyền sụp đổ, miền Nam đợc giải phóng, đất nớc ta thống nhất. Thắng lợi này là kết quả của nhiều nhân tố, trong đó sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu.

Một phần của tài liệu Phương pháp tạo biểu tượng nhân vật trong dạy học lịch sử việt nam giai đoạn 1945 1975 SGK lịch sử lớp 12, THPT (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w