Các chiếu của thời gian.

Một phần của tài liệu Thời gian nghệ thuật trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 46 - 70)

Thời gian luôn nằm trong sự vận động liên tục, và nó tạo thành một cái trục vận động thời gian. Thời gian trong “Di cảo thơ” vận động theo trục xuôi chiều nh nó vẫn có, hợp quy luật khách quan và điều đó đã đợc Chế Lan Viên cảm nhận theo ba chiều: quá khứ – hiện tại – tơng lai. ở mỗi chiều thời gian ấy, nhà thơ có một cách nhìn, cảm nhận về thế giới, về cuộc đời, về con ngời theo một nét riêng cụ thể, đa dạng và sinh động. Để hiểu rõ hơn về điều đó chúng ta lần lợt tìm hiểu các “trích đoạn thời gian” đã phân trên, đây là một việc rất cần thiết và không kém phần thú vị bổ ích. Nh nhà nghiên cứu Đoàn Trọng Huy đã nói:

“Trong “Di cảo thơ” quá khứ – hiện tại – tơng lai luôn đợc đối chiếu cặp đôi, cặp ba có khi đợc xen kẽ đan lồng”.

Tuy nhiên, điều xuất phát cho cái trục thời gian ấy vẫn là thời gian thực tại, là cái điểm “ở đây”, “bây giờ”. Đây nh là cái mốc để nhà thơ nhìn về tơng lai cũng nh ngoái nhìn quá khứ.

Thời gian quá khứ – hiện tại – tơng lai mà Chế Lan Viên nói đến trong “Di cảo thơ” mà chúng tôi tìm hiểu ở đây không chỉ đơn thuần nói về thời gian của một đời ngời ngắn ngủi mà nó đợc xét trong những chiều kích rộng lớn và đa dạng, vợt qua thời gian của một đời ngời rất xa, đó là một thời gian để chỉ một thời đại, một giai đoạn lịch sử cụ thể trong quá khứ và tơng lai của đất nớc con ngời.

Trong ý thức về thời gian hiện tại coi nh một cái gì đó rất tạm thời, là điểm dừng chân và đi qua trong vòng luân hồi. Thời gian hiện tại đợc ý thức rất rõ rệt, song đó chỉ là một sự “sống gửi” mà thôi. Sự sống của con ngời, đời ngời chỉ đợc xem nh một cái gì đó mong manh đầy mơ hồ, dễ tan biến:

Hôm nay bụi phấn anh còn đây Mai đã về chơi trong khoảng biếc.

(Mai đã - “Di cảo thơ” tập 1).

Cái thời của “hôm nay” thật là “mệnh yếu” quá mong manh chỉ nh phấn hơng, bụi cát, rồi tan trong gió và cái “ngày mai” – cái phút giây anh đợc trở về cõi vô hình siêu thoát. Hiện tại thì mong manh, tơng lai thì mơ hồ, siêu thực.

Cảm nhận về mùa xuân đợc nhà thơ gắn liền với thời gian hiện tại, mùa xuân vốn là một mùa của sinh sôi nảy nở,

đâm chồi nảy lộc, một mùa đầy niềm vui và sức sống. Thế nhng mùa xuân mà nhà thơ nói đến ở đây là một mùa xuân còm cõi, không vui, thiếu sức sống, là một “mùa xuân chết giữa mùa xuân”, một mùa xuân “bị giam cầm”, “nẻo xuân tàn ngủ vắng giống xuân sâu”, là “nhành xuân mây gió cuốn”. Dờng nh mùa xuân

đang bị ngủ quên, đang bị giam cầm và đang chết dần trong mây gió vô hình mà đầy vô tình, bất lực trớc “bớc đi tàn nhẫn” của thời gian, con ngời chỉ có thể:

Ta chỉ trông theo khóc bòng ngày Ta biết chôn hoa khi cánh rụng Khôn làm sao vớt ánh hơng bay.

Chính vì thế mà con ngời ta thờng bắt gặp ở đây luôn nằm trong trạng thái “mơ”, “mộng”, “say”, “điên”, “mơ màng” nhiều hơn là tỉnh táo. Nhng rồi:

Mộng tan theo một tiếng gà

Tỉnh đôi mắt khóc đâu Đào Nguyên. (ở đây).

Phải chăng, vào cái khoảnh khắc đang “ở đây” – ở cái thời hiện tại đang sống với mơ, sống với mộng, nhà thơ bỗng nhiên sực tỉnh bởi một tiếng gà báo sáng và nuối tiếc giấc mơ tìm Đào Nguyên.

Khi mà có một hiện tại nh thế thì buộc nhà thơ phải tìm ra một hớng giải thoát, nhà thơ đã quay về quá khứ, tìm về quá khứ để tìm kiếm một cái gì đó an ủi lòng ngời. Nhng tìm về quá khứ thì nhà thơ biết tìm cái gì và tìm về đâu ? Trớc hết đó là sự tìm lại những bóng dáng của “chút tình xa”, “tình duyên xa” dù chỉ là một chút “duyên tàn”. Rồi sau nữa, lớn lao song đầy nhức nhói hơn khi nhà thơ tìm về “nớc cũ” nhng “ Than ôi ! n… ớc cũ biết là đâu” (Đờng về nớc cũ).

Có những lúc tĩnh lặng nhà thơ nghe từng bớc đi của thời gian trong tiếng thở của cuộc sống và “ngắm hiện tại tan dần ra dĩ vãng” và lòng ngời “âu sầu nhớ tiếc cảnh xa xôi” (Từ đâu) phải chăng khi nói về “nớc cũ”, “cảnh xa xôi” là nhà thơ muốn nói tới “những nớc non dân tộc đã qua rồi” mà cụ thể ở đây, sinh động trong sự tỏng tợng của nhà thơ là một “chiêm quốc chiêm sầu” với bao đền đài, cung lầu vàng son lộng lẫy, có lẽ lúc này, trong ý thức của nhà thơ về quá khứ- cái dấu ấn khủng khiếp nhất mà thời gian đi qua để lại là sự hoang tàn đổ nát in hằn trên từng “làn hơng rêu lẻ loi”. Trên “những vách mòn”, “sứt nẻ gạch chàm”…

Nơi đã một thời là “chiêm quốc vàng son”. Trở lại quá khứ tìm đờng về “nớc cũ” ấy, chỉ thấy có “tháp chàm xa” giờ thành Điêu Tàn “đẫm khí u buồn”, “rùng rợn”. Trớc một quá khứ nh thế nhà thơ đã phải sống trong một tâm trạng nuối tiếc buồn đau. “ Muôn năm luôn nức nở cuộc h… ng vong suy thịnh nớc Chàm xa” (Chuỗi đêm sầu).

Nh vậy, trở về quá khứ, với nhà thơ chỉ tìm thấy những thơng đau đổ nát. Có khi hớng cái nhìn vào tơng lai, thì cái tơng lai trong ý thức của nhà thơ là một xứ sở h vô, đầy màu sắc siêu hình., chán nản hiện tại tìm về quá khứ thì cũng đầy rẫy tang thơng u sầu, ngời mong đợc “đem hồn đi cõi khác”. Thời tơng lai đợc nói tới qua từ “mai” – cái ngày mai “gió cát lại trở về gió cát” với đầy đủ màu sắc tôn giáo. Câu hỏi mang dáng dấp triết lý Thiên chúa giáo (Kinh thánh: “rồi cát bụi lại trở về cát bụi”).

Thế nhng nó cũng cha đi vào cõi siêu hình, trừu tợng bằng những câu thơ sau:

Một mai kia ở cuối dãy luân hồi.

Nắng sẽ xuống trên lòng hoa phất phới. Xuân sẽ về nở chín cả đôi môi.

(Chờ ngày sum họp).

Những câu thơ nói tới “Ngày mai” vẫn có nắng, có hoa, thậm chí có cả mùa xuân về Nh… ng xem ra viễn cảnh hứa hẹn đó không có sức thuyết phục, vì nó vô định ở cái thuyết luân hồi mà nhà thơ nhắc tới nh một niềm hi vọng, trông chờ. Mong đợi, trông chờ một ngày sum họp ở “Cuối dãy luân hồi” khiến cho hiện thực buồn đau không đợc an ủi mà nh còn tăng lên. Vì dờng nh chính nhà thơ cũng biết rằng: “Không né tránh” đợc điều đó, cho nên ở những bài thơ khác “Ngày mai” và “Ngày kia” xuất hiện đúng nh trong ý thức, trong cảm nhận của nhà thơ:

Khối yêu đơng ôm ấp ở trong hồn

Ai có biết, ngày kia rồi tan rã

Trong tanh hôi ô trọc cả dơ bùn

(Trứng thằn lằn – “Di cảo thơ” tập 1). Một sự đối lập thật kinh khủng giữa cái ngày xa, cái hiện tại với cái tơng lai.

ở bài thơ khác nhà thơ lại viết:

Một chiều kia, một chiều kia vắng vẻ. Máu đào tuôn trào ngập cả lòng ta. Một màu kia máu đỏ đang lênh láng. Theo bút cùn, huyết thắm nhẹ nhàng tuôn. Đấy những cảnh u huyền hay xám lạng. Một chiều kia, ngời thấy ở Điêu Tàn“ ”

(Nguồn thơ của tôi).

Nh vậy là chúng tôi đã khảo sát sơ bộ biểu hiện thời gian ở ba tập “Di cảo thơ” của Chế Lan Viên trong giai đoạn một. Có thể nói thời gian luôn đeo bám dai dẳng trong cảm nhận của nhà thơ. ý thức này sẽ xuyên suốt trong cả bộ ba “Di cảo” nhất quán ở một cái nhìn về dòng thời gian chảy trôi vận động không ngừng và luôn với một tốc độ, một cờng độ rất mạnh mẽ. Cảm nhận về thời gian ở những bài thơ này là cảm nhận cụ thể của một nhà thơ trẻ tuổi trong hàng ngũ những nhà thơ mới. Xét về thời điểm mà tác phẩm ra đời, chúng ta có thể thấy rằng đây là thời kì đất nớc Việt Nam trong một “đêm dài đen tối” và những ngời nghệ sỹ không tìm thấy lối ra. Nh thế ta có thể lý giải đợc một phần nào nỗi buồn nản chán chờng, u uất, thờng trực trong tâm trạng của chủ thể trữ tình. Nỗi buồn này hoá chung trong “dàn đồng ca thế hệ” của các nhà thơ trong giai đoạn này.

Trong cái nhìn về ba chiều của thời gian. Thời gian quá khứ chiếm vị trí lớn nhất. Chế Lan Viên là ngời có cảm quan lịch sử mạnh mẽ – Lịch sử xuyên thấm cách nhìn thời gian. Tố Hữu có thể viết: “Có những phút làm nên lịch sử” là do có

đợc cảm quan ấy. Đối với Chế Lan Viên, lịch sử trở thành đối tợng cảm xúc, suy t và chiêm nghiệm. Hình tợng thời gian, do đó nồng đợm cảm xúc và dày đặc tầng ý nghĩa. Thời gian nh chứng nhận, xác nhận cho lịch sử cá nhân và cộng đồng “Lịch sử gọi nghiêm trang” Lịch sử gọi “có mặt thì Việt Nam có mặt”. Thời … gian lại nh đối chứng để làm nảy sinh vấn đề, sự kiện và so sánh. “Qua trọng điểm chân lý này nhân loại vững lòng tin. ở thế kỷ mới nhiễu loạn và bạn thù làm rối mắt”. Quá khứ – hiện tại - tơng lai luôn đợc đối chiếu cặp đôi, cặp ba, có khi đợc xen kẽ, đan lồng. Chế Lan Viên rất chú trọng khắc hoạ cái ngày hôm nay trong thơ với biết bao mến yêu và trân trọng.

Quả vậy, giữa ba chiều thời gian, trong cảm nhận của nhà thơ luôn có một mối liên hệ chặt chẽ. Dù khi hớng về tơng lai hay quay về quá khứ, nhà thơ đều có ý thức rất rõ cái điểm xuất phát chung cho một cảm nhận ấy là thời hiện tại “trớc đây” – “bây giờ”. Đây là tiêu điểm ngời sáng quy tụ lại hình bóng quá khứ và viễn cảnh tơng lai. Bài thơ đầu tiên của “Di cảo I” là những “dòng hồi lý bên trang viết”. Trong đó tác giả nhìn lại cả trang đời, trang thơ của chính mình trong suet “nửa thế kỷ trôi qua”, trong cả “một cuộc đời văn học”

Tôi tiếp cận trang giấy ngày 16 tuổi Bây giờ 63

Hai câu thơ tái hiện cả quãng thời gian dài đằng đẵng của một đời ngời. Quá khứ và hiện tại, tơng lai tạm tính bằng chấm hết “ấy thế mà hết một đời văn học”.

ở một số bài thơ khác trong “Di cảo thơ”, cái nhìn hớng về quá khứ xuất hiện khá nhiều. Đó là một cái nhìn chứa đầy mẫu thuẫn, giằng xé, hết sức phức tạp. Nhất là những năm cuối đời, dờng nh ở nhà thơ, có một sự đối thoại gay gắt, quyết liệt về thời gian. Ông tìm gì ở thời quá khứ, khi đã cận kề cái chết. Quá khứ – không chỉ là những kỷ niệm không thôi, những kỷ niệm về quê hơng, về tuổi thơ, về bạn bè cũ, mà nó còn bao gồm mọi miền đất thuộc về dĩ vãng, một mùa hoa đã đi qua, để đến cuối đời nhà thơ dừng lại ngoái nhìn và chiêm nghiệm. Quá

khứ đợc tái hiện trong cảm nhận của nhà thơ là cái gì đó tàng ẩn và sâu thẳm chìm đắm trong ký ức: Ký ức thờng hoá suối

Nửa đêm nghe rì rầm Đi tìm thì tuyệt đối Nằm xuống lại vang rân

(Ký ức – tập 1)

Cảm nhận về thời gian quá khứ có khi lại gắn với cái nhìn thời gian xã hội lịch sử. Quá khứ của dân tộc, của đất nớc đợc tái hiện. Nhà thơ nhìn lại “Những dấu vết tinh thần của cha ông gặp sông một buổi, gặp đời một buổi” và băn khoăn trong những câu hỏi:

Khi cha ông đến đầu tiên bên dòng sông nớc chảy Thì đã khổ đã yêu cha đấy

Mà để sóng lòng mình cuộn lại những hoa văn. Hay những dòng sông ban đầu đã chảy xiết thời gian

(Hoa văn cuộc sống).

Nhìn lại bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc, nhà thơ nh nhìn thấu suốt cái dấu ấn của thời gian, ấy vậy mà những liên tởng và suy ngẫm sâu xa ấy, lại đợc mở từ những nét hoa văn xoáy cuộn, khiến cho nhà thơ nghĩ tới dòng xoáy thời gian năm tháng.

Khi ngoái nhìn về quá khứ mà lại đợc soi chiếu bởi cái nhìn thời gian lịch sử, thờng thấy xuất hiện những từ “nhớ”, “nhớ ơn”, “trân trọng”, trớc quá khứ đau th- ơng mà anh hùng của dân tộc. Những bài thơ về đề tài chiến tranh xuất hiện nhiều:

Mời năm giữ Trờng Sơn thế đó

Chống ban ngày và chống nhớ ban đêm.

Anh trai ngọc, họ mới chỉ là máu rỏ. Họ ra đi với một đời dang dở.

ở một trọng điểm chiến hào nào nay cũng vô danh

(Nhớ ơn).

Có rất nhiều bài thơ Chế Lan Viên nhắc tới Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến, Tú Xơng Đặc biệt là hay nhắc tới đại thi hào dân tộc Nguyễn Du với một sự thông… cảm, thấu hiểu sâu sắc:

Lệ ta nhỏ trên kiều 300 năm.

ích cho Nguyễn Du 300 năm trứơc

Hoặc “nhớ ơn ngời dới mộ” (Kỷ niệm Nguyễn Du) và ông đã đi đến một sự tri âm hiếm thấy với ngời xa. “Cái - Nguyễn chờ giọt lệ hồi âm”. Những giọt lệ hồi âm ngày hôm nay nhà thơ thay chúng ta đã gởi lại thời quá khứ đau thơng kia chính nó còn lại là những giọt lệ câm.

Khi nhìn về quá khứ của dân tộc, đôi lúc nhà thơ bộc lộ một nỗi niềm trân trọng biết ơn. Quá khứ ấy đã đợc nhận thức nh một tất yếu của lịch sử, gần gũi hơn, có khi cái nhìn về quá khứ lại hớng về những kỉ niệm, về quê cũ, về mẹ, về chị, về mái nhà thơ ấu, Một loạt những bài thơ viết về những cảm xúc đó, đã … liên tiếp ra đời (Cuộc gặp gỡ không xảy ra; Chịu đựng; Bến đò mẹ tiễn; Chị và em; Nhớ tuổi thơ; Thăm mộ mẹ; ) Đặc biệt kỷ niệm th… ờng đợc gợi nhắc tới, luôn gắn với những gì mà bản thân ông trực tiếp trải nghiệm qua. Quá khứ còn đợc nhắc tới nh những gì mình đã trải qua, dù không thật cụ thể:

Thôi không còn chờ mùa hoa phía trứơc Mà ngoái đầu nhẩm lại các mùa hoa sau.

(Các mùa hoa)

Trong cuộc sống, ai cũng có một quá khứ và trở về quá khứ là một điều bình thờng không có gì là lạ. Nhng sự hồi tởng, hoài niệm về một thời đã qua của Chế

Lan Viên rất khác lạ không phải là sự đi “tìm lại thời gian đã mất” bình thờng mà ông luôn trong một tâm trạng day dứt, khắc khoải không nguôi, tâm trạng đó d- ờng nh đã thờng trực trong tâm khảm của nhà thơ.

Ta đọc những dòng thơ ông nhắc về quá khứ, một nỗi dằn vặt, day dứt, xen lẫn một niềm xót xa, đau đớn. Hình nh trong sâu xa, tầm thức ông muốn dõi sâu cái nhìn của mình trở về suốt những chặng đờng mình đã qua. ấy là khi ông dành trọn một tình cảm và ý nghĩa của mình trong hành trình tìm về quá khứ, ông vừa dõi sâu quá khứ và chiêm nghiệm nó. Dờng nh có một sự chất vấn, day dứt và cha tự bằng lòng với chính mình:

Cái trang mơ

ớc một đời cha với tới Dần xa

Trong một bài thơ khác, ông nói tới cái khát vọng đã một đời mình đuổi theo, nh thể tham dự vào một trò chơi quái ác, vừa chạy vừa xâu kim, nhìn lại mình, đánh giá không phải cái đã qua mà cả cái ở hiện tại:

Chạy một đời rụng hết cả thanh xuân

Rồi nữa:

Ta chạy một đời không dứt

ấy thế mà: Vẫn toi công !

(Xâu kim – Mùa bệnh 1988)

Nhớ lại “buổi đầu trang giấy gọi kêu tôi” và nhìn lại “tuổi trẻ thơ ngây và khờ dại”, nhà thơ đã tự nhận mình: “Sức lực bé nhỏ mà ham nói điều đại” (Hồi ký bên trang viết). Thời gian đã trở thành một đối tợng để chiêm nghiệm, trớc hết và nhất là khi nhà thơ ngoái nhìn về quá khứ ông thấy các “Muà qua” thấy “các mùa …

Một phần của tài liệu Thời gian nghệ thuật trong di cảo thơ của chế lan viên (Trang 46 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w