Chế Lan Viên trớc sau vẫn là một nhà thơ rất có tâm huyết với nghề với đời. Suốt một đời cầm bút, ông có rất nhiều những trang “sổ tay” ghi chép những suy nghĩ về nghề, về thơ. Ông đã đề cập đến rất nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề về thơ và có liên quan đến thơ: vai trò sứ mệnh của thơ, mối quan hệ giữa thơ và đời sống, và nhất là ý thức trách nhiệm của cái tâm ngời cầm bút đợc Chế Lan Viên rất coi trọng. Điều này thể hiện rõ ở trong “Di cảo thơ”.
“Di cảo thơ” là một công trình vĩ đại cả về số lợng lẫn chất lợng nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Sơn viết rất đúng rằng: “Có những tình cảm, những nỗi niềm, những giấ trị nhân văn và nghệ thuật mà chỉ đến khi đọc thơ Di cảo của ông ta mới nhận ra”.
3.3.1. ý thức trách nhiệm với đời, với thơ.
Là một ngời cầm bút chân chính, ai cũng xác định cho mình một vị trí, một chỗ đứng trớc cuộc đời, trớc sự nghiệp thi ca của mình. Ngời ta sống và sáng tạo nghệ thuật để rồi sau khi nhắm mắt, ngời ta nhìn lại thấy mình đã làm đợc những gì, đã cống hiến những gì cho đời, cho nghệ thuật.
Tuy nhiên, không phải bất cứ ngời cầm bút nào cũng có những suy nghĩ về đời, về thơ sâu sắc nh nhà thơ Chế Lan Viên. Là một chiến sỹ trên mặt trận văn hoá của Đảng, Chế Lan Viên quan niệm thơ là “hồn chiến trận”, là “giao liên”, là ngời làm thơ phải biết “đặt ngời trồng hoa sau ngời trồng lúa”, “đặt tất cả những bài thơ thiên tài về điện biên sau những Điện Biên”. Nhng anh là một nhà thơ chuyên nghiệp. Nghĩa là anh làm thơ có quan niệm, chú ý đến cả t tởng và kỹ thuật trong thơ: Bài “Nghĩ về thơ” có thể xem là một cơng lĩnh sáng tác. Chế Lan Viên không thuộc kiểu ngời viết nhanh và nhiều. Anh quan tâm đến hớng đi, đến, Chế Lan Viên không dễ dãi, không cẩu thả. Mỗi bài thơ, mỗi dòng thơ in đậm dấu vết trăn trở, tìm tòi, biểu hiện một sự suy nghĩ sâu sắc. Đặc điểm nổi bật và sức
mạnh chủ yếu của thơ Chế Lan Viên là ý tởng phong phú và độc đáo trong nội dung cũng nh trong cách diễn đạt. Chế Lan Viên đã sử dụng linh hoạt trong thơ nhiều sự kiện trí thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, từ cuộc chiến đấu nóng bỏng của dân tộc đến đời sống chính trị quốc tê hiện tại, từ lịch sử, từ sáng tác văn học xa nay đến những phát minh khoa học mới. Chế Lan Viên trình bày cuộc sống nh anh nhìn thấy, nh anh cảm thụ trực tiếp, mà nh anh suy nghĩ. Anh vừa biểu hiện, vừa phân tích. Tứ thơ mang nhiều yếu tố chính luận, nhằm thuyết phục cả tình cảm và lý trí. Bài “phải có thời gian” là một bằng chứng:
Em ơi em chớ sốt ruột với Miền Nam Chờ đến một năm, hai năm rồi bảy, tám Chờ đợi mỗi ngày, chờ trông mỗi tháng Chớ đem lòng ta ra làm thớc tính thời gian
..
…
Phải có thời gian ! Phải có thời gian !
Là một ngời cầm bút chân chính, Chế Lan Viên đã có những quan niệm, những suy nghĩ đã trở thành phơng châm sống chung nhất của cả một đời ngời, đời thơ. Qua sự trải nghiệm của một đời cầm bút, những suy nghĩ về đời, về nghề, về thơ đợc thể hiện rõ trong “Di cảo thơ” với một sự lắng đọng và kết tinh sâu sắc. Trớc đây ông yêu thơ và có sự gắn bó chặt chẽ với thơ bao nhiêu, thì giờ đây mến yêu say và sự gắn bó ấy nh càng đợc bồi thêm lên qua năm tháng và nhất là qua sự hối thúc, o ép của thời gian ít ỏi. Cuối đời dờng nh ông dành cho thơ rất nhiều thời gian, chỉ nhìn vào hàng mấy trăm bài thơ ra đời vào các năm 1986, 1987, 1988 ta cũng thấy nhà thơ đã dành cho nghề bao nhiêu tâm huyết. Có thể nói ông đã viết đến hơi thở cuối cùng, ông tranh thủ từng giờ, từng phút, trên dờng bệnh để viết, nh ông đã từng nói: “Nh ngời lính bắn phát cuối cùng vì Tổ quốc. Ta vẫn yêu đời dù viết nửa chừng xuân” (Nửa chừng xuân). ở “Di cảo thơ” ta dễ dàng nhận thấy một số những quan niệm truyền thống của Chế Lan Viên mà lâu nay chúng ta từng biết. Đó là việc xem thơ nh là một nghề rất khổ công “Ba vạn sáu…
ngàn nghề, ta phải kể nghề thơ” (Thơ về thơ). Đó là quan niệm “Thơ cần có ích, hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi” của thời kỳ “ánh sáng và Phù sa”. Giờ đây đợc thể hiện qua những câu thơ giàu cảm xúc, đầy hình ảnh sinh động “khung dệt thơ anh không còn đổ sợi, sợi thơ hồn anh không làm ra vải. Thế anh ngồi chi bên thành khung cửi. Không dệt ra thơ, không dệt ra thơ” (Con thời gian 1988).
Gắn bó với thơ, nhà thơ nh tìm thấy ý nghĩa lớn lao nhất cuộc đời mình là ở đó. Thơ nh thể là nơi để nhà thơ trút bao tâm sự, bao nỗi đời trĩu nặng, để giải toả nhu cầu tự vấn, tự đáp. Thơ không chỉ “cần có ích” mà quan trọng hơn là thơ còn tái tạo thế giới đã mất:
Chúng ta làm cho ngày sống lại đây Mỗi câu thơ hay
Mỗi giọt lệ trong
Một màu xanh thẫm …
Đều giúp vào việc đó
Càng nghĩ về thơ Chế Lan Viên càng chua xót bộc lộ sự cay đắng của mình, ông tự cho rằng những gì mình làm đợc quá ít ỏi:
Tôi hái hoa cha đầy nửa giọt
Có hộc tốc chạy đến chân trời ấy là đồ biết lực Sao chỉ ấy kim kia tôi vẫn cứ phải cầm
(Xâu kim)
Cho đến cuối cuộc hành trình của đời, của thơ ông vẫn còn ham muốn lật ng- ợc, lật xuôi, đào xới, lục lọi mọi vấn đề về thơ, có khi đa ra hàng loạt câu hỏi với chính mình mà nhiều lúc nhà thơ cũng day dứt không yên trứơc những câu hỏi đó:
Mùa thu anh, nhà thi sỹ làm gì ? Anh tựa phơng nào trong tâm trí ?
Có thể nói nhà thơ luôn sống trong tâm trạng day dứt, cứ tự mình vật lộn, tự mình vấn đáp. Là nhà thơ danh tiếng có vị trí khá quan trọng và những đóng góp rất to lớn, ấy vậy mà ông luôn tự cho mình là cha để lại đợc gì cho đời.
Cùng với việc đặt ra yêu cầu rất cao cho thơ, cùng với một ý thức trách nhiệm của ngời cầm bút là ớc muốn để lại cho đời những trang thơ hữu ích. Điều này là rất logic và nhất quán trong mạch chung: ý thức về thời gian tồn tại mãnh liệt, mạnh mẽ ở “Di cảo thơ”. Nó là kết quả của quá trình nhận thức về thời gian, nỗi ám ảnh về thời gian khôn nguôi. Trong thơ Chế Lan Viên, nhất là ở giai đoạn cuối đời, ý thức về thời gian, cảm nhận, nhân thức rõ về nó cuối cùng cũng chỉ để giúp cho sự nhận biết thật sâu sắc giá trị đích thực cuộc sống, ý nghĩa sự tồn tại của con ngời trong bể thời gian, bể cuộc đời ấy mà thôi. Viết cho đời, để lại cho đời tất cả những tâm nguyện đó, trớc sau vẫn thể hiện một tình yêu đời tha thiết của nhà thơ.
Đặt vào những năm đã gấp gáp, kế cận cái chết mà ông vẫn một tâm niệm sẽ viết cho đời, ta mới thực sự thấm thía cái tâm của nhà thơ dành cho cuộc đời mà ông yêu tha thiết. Cùng với sự thu nhỏ cuộc đời mình lại, để “nhân loại mang cùng, nhân loại cầm tay”, nhà thơ đầy ý thức cho ngày hôm nay của mình dành cho mai sau:
Tôi viết cho một ngời nào trong thế kỷ mai sau
(Tôi viết cho ngời 1987 – 1988) Hoặc trong bài thơ “Sau anh” nhà thơ viết:
Sau anh còn mênh mông nhân loại Đừng nghĩ mình là ngời đi cuối
Phải để lại dấu chân, nhành cây, viên sỏi Cho ngời theo sau không cô đơn
Khi gặp dấu chân anh, ngời đi trớc
ý thức sống thật thiết thực và sâu sắc, sống là để cống hiến cho đời, sống là để tiếp nối giữa những gì đã qua mà những cái sau mình. Có nh vậy cuộc đời ngắn ngủi của mình mới thực có ý nghĩa vĩnh cửu.
3.3.2. Thái độ với cái chết.
“Sinh - lão - bệnh - tử” là một quy luật của cuộc sống, có sinh ắt phải có tử. Cái chết là một mặt của tồn tại khách quan mang tính quy luật, nhng nhà thơ đã cảm nhận nó trên phơng diện tinh thần. Cái chết đã thành một nỗi ám ảnh trở đi trở lại, day dứt trong thời hiện tại của nhà thơ. Sống ở thời hiện tại vắt sức để viết, để chạy đua cùng thời gian mà vẫn luôn nghĩ về một cái chết đang đón đợi mình, đang đi tới mình trong ngày một, ngày hai, ngắn ngủi đó là tâm trạng thờng trực của Chế Lan Viên những năm cuối đời. Theo nhà thơ không phải chỉ lúc con ngời ta tắt thở, nhắm mắt xuôi tay ấy mới là chết, mà khi mình trở thành vô nghĩa trong thời gian sống hiện tại - đó chính là cái chết - đã chết rồi:
Hơn thế anh đã vĩnh biệt từ lúc ngòi bút, trang thơ anh bất lực
Từ khi nhựa hồn anh khô kiệt, thấy hoa mai mà không biết đấy xuân về.
(Giờ báo tử)
Chế Lan Viên hay nói đến cái chết trong quan hệ với cái lãng quên. Đau đớn biết bao khi tên tuổi nhà thơ chỉ đợc ghi ở bìa sách chữ không phải là trong lòng độc giả và những trang để lại cho đời bay đi: “Nh thóc lép, nh lá mùa, nh giấy vàng hồ, nh những tàn tro” (Uổng công)…
Trong cách nhìn nhận cái chết, Chế Lan Viên đã phải viện dẫn rất nhiều những sự hi sinh của những ngời anh hùng liệt sỹ. Số lợng bài thơ về vấn đề này khá nhiều: “Mộ cát”, “Vô danh”, “Đêm chết”, hoặc có khi ông nhắc tới những nhân … vật lịch sử nh: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Xuân Quỳnh và những ng… ời bạn thơ nh: Hàn Mạc Tử, Xuân Diệu, …
Đau xót tận đáy lòng trớc cái chết của bạn bè, có khi nh nấc lên thổn thức: “Xuân Diệu không vào nhà mình đợc nữa” rồi sau đó cay đắng nhận ra cái quy
luật tàn khốc ““Diệu đi trớc rồi chúng mình đi tiếp – Ai đâu mà ở mãi trên đời” (Xe tang qua nhà).
Mặc dù Chế Lan Viên không sợ hãi cái chết nhng lòng ông xúc động mãnh liệt khi trên dờng bệnh nghe tin Xuân Quỳnh mất, ông khóc mãi, ông ngậm ngùi viết:
Nó chẳng thơng Quỳnh, Vũ Nó còn tha gì cho ai.
(Bố, mẹ và u).
Vợt lên tất cả những nỗi đau thơng, mất mát, nuối tiếc, Chế Lan Viên đã nâng vấn đề sống chết lên một tầm nhận thức mới:
Diệu nằm trong thơ chữ đâu ở di hải
(Xe tang qua nhà)
Cái chết đối với nhà thơ Chế Lan Viên trở thành một nỗi ám ảnh day dứt
không nguôi . Song nó không quá đáng sợ, với ông nó chỉ đáng sợ ở phạm trù tinh thần. Đối diện với bệnh tật hiểm nghèo mà ông thừa biết cái chết đang đến từng phút, từng giờ, Chế Lan Viên vẫn thể hiện một bản lĩnh cứng rắn, phi thờng. Nhiều bài thơ trong “Di cảo thơ” nói đến cái chết và thể hiện đợc bản lĩnh cứng rắn, phi thờng đó. ông tự dặn mình “đừng buồn”: ở một ngày hay ở Một nghìn năm vẫn thế Dù anh có đến rồi Thế xem nh đã đủ … .. … Dẫu không đợc làm bà Thì ta làm con ở Trong cái nhà vũ trụ
Nó là của ai
(Đừng buồn)
ở đây quan niệm cái chết đã gắn liền với quan niệm sống. ý thức về cái chết đang đến gần luôn đi liền với nỗi thiết tha yêu đời, sống nh thế nào khi thời gian không còn nhiều, khi mà “thời gian nớc xiết”, “thời gian xuôi chảy”. Ông luôn nâng niu, chiếm lĩnh từng phút, từng giây, bởi ông thấy trong đó có từng “hạt vàng chảy qua kẽ bàn tay” (Ngày trống không).
Đọc “Di cảo thơ” ta thấy đợc cả sự phức tạp, dằng xé với chính mình trong diễn biến tâm hồn nhà thơ để đi đến nhận thức về cái chết. Buồn đau thế mà vẫn nhẹ nhàng, bình tĩnh, thanh thản, đợm một màu thiếu:
Cho dù trái đất không còn anh
Anh vẫn còn nguyên trái đất tặng cho mình
` (T thế thi ca I)
Thôi cho ta khỏi đếm từng mùa hoa một Ta có còn nó đâu
Không phải hoa khuất mà ta khuất Ta đi vào xứ không màu
` (Các mùa hoa)
Thật là cảm động khi ta đọc những dòng thơ an ủi ngời thân của Chế Lan Viên, nó thể hiện một bản lĩnh cứng cỏi, một nghị lực phi thờng và một tình cảm trầm ấm, thấm thía, sâu xa.
Cha vẫn nhìn thấy con, thấy mẹ, thấy khu vờn.
………
Con vẫn nằm trong tầm mắt cha khi con đau khổ hay
là khi hạnh phúc Con nh mồ cha cái bình trọ xơng cha
Có phải cha đâu. ..
Và khi nhìn trời xanh, con yêu, ấy chính là cha rồi
(Tử thế chi ca)
Chế Lan Viên không hề hoảng sợ trớc cái chết bao giờ, mà ông đã có một thái độ sống tích cực. Nhng cũng cần hiểu rằng con ngời cực kỳ phức tạp của Chế Lan Viên giai đoạn cuối đời đâu dễ gì mà lúc nào cũng có thể êm đềm nh vậy. Phải trăn trở nhiều lắm, vật lộn nhiều lăm, tự chiến đấu với chính mình khi đó mới có đợc nhận thức đúng đắn trên. Nh thế ta càng cảm phục con ngời đầy tâm huyết của Chế Lan Viên - ông đã từng trăn trở “Nên sống lối nào – hiện sinh hay tôn giáo”. Để rồi đi đến câu trả lời “khôn thay là chủ nghĩa Mac – không dại lúc đầu vào cái siêu hình rất hóc. Ta đạp lên siêu hình và bớt nghĩ về ta thế là yên chuyện ” (Lê Thiện). Nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành cho rằng: “Khi ta đặt… câu hỏi: Ta là ai ? Trong những ngày cuối đời Chế Lan Viên đã để lại cho thơ mình rơi vào cái trận đời t duy siêu hình” (Đọc hai tập “Di cảo thơ”). Nhng nếu ta chú ý thì sẽ thấy chính trong bài “Hỏi đáp”. Sau khi đa ra những câu hỏi có tính chất siêu hình ấy thì chính nhà thơ đã trả lời cho chính mình và chúng ta
ừ ! Anh là sông, tôi là hạt móc
Là tiếng khóc thất thanh nh… ng anh lại Là ngời việc gì phải tủi
Việc gì phải đau ! hãy chấp nhận và cời Bây giờ ta là sông vì đó là ngời
Yêu hạt móc ấy là ta sáng chói Yêu vì sao, nó cùng ta nh nói
Vũ trụ nhìn hãy nhìn nó cách này và ngợc lại
nhìn nó phía kia. Không tồn tại bỗng nhiên tồn tại
Đang héo tàn vũ trụ bỗng sinh sôi
Ông đã nhìn cuộc đời bằng hai chiều của nó, nh có lần khác ông viết:
Hạnh phúc đến thình lình và ở thế đơn côi Còn tai ơng thì dồn dập đến vu hồi
Thuyền anh đi giữa bể, giữa hai trời mang rủi đó Không sấp bên này thì phải giữa bên kia
(Hai chiều)
Nghĩ về lẽ sống, cái chết Chế Lan Viên nhiều lần đề cập đến vấn đề “tồn tại hay không tồn tại”. Ông hay nhắc lại hình ảnh Chàng Hamlet cầm chiếc đầu lâu mà tự hỏi câu ấy. Giờ đây Chế Lan Viên muốn đặt lại vấn đề ấy. Khi cho “Di cảo thơ” quay về vấn đề của t duy siêu hình Nguyễn Bá Thành đã viện dẫn ra trong… đó có rất nhiều hình ảnh địa ngục, thiên đờng, địa phủ, huyệt tối, hồn ma, Và… nhất là hình ảnh: “Đầu lâu”. Xuất hiện rất nhiều.
Nh vậy, việc khẳng định trong “Di cảo thơ” khi đứng trớc vấn đề sống, chết nhiều câu, nhiều đoạn rơi vào siêu hình, siêu thực thì không phải là không có cơ sở. Vì vậy đến phút cuối cùng trớc lúc ra đi, Chế Lan Viên vẫn một tâm niệm: “Anh viết cho đời và anh yêu em” dù khi đã hình dung ra mình sẽ “thành một nhúm xơng gio trong bình”, và vẫn một niềm biết ơn chứa chan: “Cảm ơn một mùa ở trên trái đất” (Các mùa hoa).