Phong trào đấu tranh của quần chúng

Một phần của tài liệu Hưng nguyên từ cao trào xô viết đến cách mạng tháng tám luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 59 - 63)

- Tổng đại xá chính trị phạm!

2.3.3.Phong trào đấu tranh của quần chúng

Từ sau đợt khủng bố, bọn đế quốc và tay sai đã dùng những âm mưu hết sức tinh vi và thâm độc để phá hoại phong trào cách mạng ở Hưng Nguyên, chúng sử dụng những tên phản bội để chỉ điểm, bắt cả những chiến sỹ trung kiên đi theo trong những trận truy lùng, chúng thả lỏng những người đã khai báo hoặc ra đầu thú để dụ hàng và điều tra những người chưa bị lộ hoặc đang trốn tránh để phá hết cơ sở và vây vét hết lực lượng của ta. Chúng dùng tiền tài, danh vọng mua chuộc những phần tử thoái hóa, khoác áo cách mạng, khoác áo cộng sản để đánh bẫy cán bộ. Đối với các cựu chính trị phạm, chúng vừa khống chế tinh thần, vừa tạo điều kiện cho làm ăn, để hướng họ vào hoạt động kinh tế mà xa lánh hoạt động chính trị. Chúng tung ra luận điệu thâm độc làm cách mạng khi bị bắt nếu có khai báo chút ít thì cũng không hề gì, để kích thích tư tưởng cầu an thỏa hiệp đối với những người còn đang bị giam giữ hoặc khi bị tra tấn.

Lúc này ở Hưng Nguyên, phần lớn cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm đã bị bắt, còn lại một số cán bộ chưa bị bắt thì lại thiếu cảnh giác trước âm mưu của địch, hoặc hoang mang giao động trước sự khủng bố của kẻ thù nên tinh

thần bị giảm sút mạnh, đặc biệt khi Đinh Văn Di và những phần tử phản bội lén lút hoạt động phá hoại trong Đảng được truyền ra. Do bị địch khủng bố liên tiếp, tổ chức Đảng không ổn định nên việc vạch mặt tên phản bội Đinh Văn Di và những phần tử AB không được tiến hành kịp thời. Điều này đã gây ảnh hưởng không tốt tới tư tưởng của cán bộ, đảng viên. Do không phân biệt được âm mưu phá hoại và gây ly gián của địch, thêm vào đó là những sơ hở, thiếu sót của ta trong công tác xây dựng Đảng nên đứng trước hiện tượng tổ chức liên tiếp bị phá vỡ, trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên đã phát sinh tư tưởng hoài nghi và ngờ vực lẫn nhau. Một số người thì không tin vào quần chúng và sợ địch nên chỉ biết nằm im, có người ra hoạt động thì lại nghi ngờ, đố kỵ lẫn nhau.

Với tình hình đó nên từ cuối năm 1942 trở đi việc khôi phục hoạt động của Đảng ở Hưng Nguyên gặp rất nhiều khó khăn. Phong trào cách mạng ở Hưng Nguyên tạm lắng xuống. Tuy vậy trong các nhà tù các chiến sỹ cách mạng vẫn kiên trì đấu tranh. Nhiều tài liệu của mặt trận Việt Minh lan truyền trong quần chúng nhân dân bằng nhiều con đường đã góp phần hướng dẫn, động viên tinh thần của quần chúng, tạo niềm tin cho việc xây dựng phong trào sau này. Đây chính là cơ sở, là nền tảng để phục hồi phong trào cách mạng ở Hưng Nguyên.

Truyền đơn và báo chí của Việt minh phát ra như những ngọn đèn pha chiếu sáng trong đêm tối, xua tan những luận điệu khoác lác của phát xít Nhật và bọn tay sai, đem lại cho cán bộ và nhân dân Hưng Nguyên một luồng ánh sáng rực rỡ trên con đường đi. Trước đó, có người chưa thật vững tin ở thắng lợi cách mạng, hoặc còn mơ hồ nhẹ dạ nghe theo những lời tuyên truyền giả dối của bọn tay sai thân Nhật, nhưng khi có truyền đơn của Việt minh Nghệ Tĩnh, họ đã nhanh chóng cảnh tỉnh và chạy về hàng ngũ cách mạng. Ảnh hưởng của Việt minh ngày càng ăn sâu bám rễ trong quần chúng. Ở Hưng Nguyên, ngoài các đội tự vệ ở cơ sở còn có đội tự vệ thường trực ở huyện để

làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan và làm nòng cốt cho cuộc khởi nghĩa khi thời cơ đến.

Sẵn có mâu thuẫn chất chứa từ lâu, lại được Việt Minh tổ chức và lãnh đạo, phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên như kho dầu bén lửa.

Dưới khẩu hiệu: đòi cứu đói, đòi hoãn sưu thuế, chống bắt phu bắt lính, chống chính sách cướp bóc của Nhật, các cuộc đấu tranh trong nông dân liên tiếp nổ ra. Chỉ tính từ tháng 5 đến tháng 7/1945, trong số 259 làng có phong trào đấu tranh, thì 64 làng đấu tranh chống thuế, 29 làng chống đi phu, 65 làng chống chính sách thu thóc và nhổ hoa màu trồng đay, 104 làng kiện hào lý.[10, tr42]. Ngoài những hình thức đấu tranh với mức thấp như trốn tránh, kêu kiện, khất lần, một số nơi ở Hưng Nguyên đã tiến tới những hình thức đấu tranh cao hơn: cử đại biểu lên huyện, lên tỉnh khiếu nại như Đông Thôn, Láng Thôn hoặc tịch thu các thuyền chở lúa gạo của Nhật và vay lúa của địa chủ để phân phát cho dân bị đói như Phú Điền, Lộc Điền.

Tiểu kết chương 2

Dưới tác động của chiến tranh thế giới thứ hai, nhất là từ khi Nhật vào xâm chiếm Đông Dương là giai đoạn cực kỳ khó khăn trong việc bảo vệ, duy trì, củng cố hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của nhân dân Hưng Nguyên. Các cuộc đàn áp, khủng bố liên tiếp của thực dân Pháp, phát xít Nhật và tay sai đã làm cho tổ chức Đảng bị tổn thất nặng nề, các cơ sở quần chúng bị địch phá đi phá lại nhiều lần…Nhưng tinh thần cách mạng của nhân dân vẫn rất hăng hái, tỏa sáng.

Mặc dù tổ chức Đảng chưa được phục hồi, nhưng dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Việt Minh cho công cuộc khởi nghĩa giống như một cấp ủy Đảng. Mọi chủ trương cấp ủy Việt Minh đưa ra đều phù hợp với chủ trương chiến lược và sách lược của Trung ương Đảng. Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của cấp ủy Việt Minh toàn thể nhân dân Hưng Nguyên đã chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để cùng với nhân dân Nghệ An và nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh tự giải phóng mình.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Hưng nguyên từ cao trào xô viết đến cách mạng tháng tám luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 59 - 63)