Giai đoạn thoái trào

Một phần của tài liệu Hưng nguyên từ cao trào xô viết đến cách mạng tháng tám luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 33 - 38)

- Bỏ sưu, giảm thuế, chia ruộng đất cho dân cày nghèo!

1.2.3.Giai đoạn thoái trào

Nhận được báo cáo về việc thành lập chính quyền Xô viết ở một số huyện trong tỉnh Nghệ An, tháng 9/1930, Trung ương Đảng gửi ngay chỉ thị phê bình Xứ ủy Trung Kỳ làm như vậy là quá sớm, không đúng thời cơ, vì trong cả nước chưa có tình thế cách mạng trực tiếp. Đồng thời trung uqoqng Đảng cũng góp ý kiến cho Xứ ủy Trung Kỳ phải làm thế nào để duy trì được ảnh hưởng của Đảng và chính quyền Xô viết trong quần chúng nhân dân; uốn nắn một số sai sót trong việc tổ chức biểu tình và chia ruộng đất công…

Chỉ thị này của Trung ương Đảng đã kịp thời giúp xứ ủy Trung Kỳ và các Đảng bộ Nghệ An và Hà Tĩnh sửa chữa những thiếu sót trong việc chỉ đạo phong trào.

Trong tháng 10/1930, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra thông cáo cho toàn Đảng biết rõ tình hình ấy. Bản thông cáo nhắc nhở các địa phương phải lấy việc xảy ra ở Nghệ An làm kinh nghiệm để vận động quần chúng, nhất là quần chúng nông dân, cho đúng với nhiệm vụ chính trị của Đảng. Cuối cùng, Trung ương chỉ thị cho toàn Đảng phải hết sức vận động quần chúng đấu tranh chống khủng bố trắng của đế quốc Pháp để ủng hộ Nghệ - Tĩnh đỏ.

Sau chỉ thị đó của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cuối năm 1930 - đầu năm 1931, hạn hán mất mùa nặng, nạn đói xẩy ra nghiêm trọng. Chủ nghĩa tư bản lâm vào một cuộc khủng hoảng hết sức trầm trọng, hậu quả trút cả lên đầu nhân dân ta.

Trước cao trào cách mạng đang dâng lên cuồn cuộn là ở Nghệ Tĩnh. Đế quốc Pháp phần nào được rảnh tay ở các nơi khác nên có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp khốc liệt phong trào Nghệ Tĩnh nói chung và Hưng Nguyên nói riêng. Chúng đưa thêm những tên tay sai mới khét tiếng gian ác về chống phá phong trào cách mạng Nghệ An: tên Nguyễn Khoa Kỳ làm tổng đốc Nghệ An, tên Tôn Thất Đính làm tri phủ Hưng Nguyên, tên Tôn Thất Đàn, thượng thư bộ hình từ triều đình Huế, tức tốc ra Nghệ Tĩnh để trổ tài khuyển mã.

Chúng tăng cường mật thám hỗ trợ cho bộ máy hào lý ở hương thôn đang hoang mang, rệu rã trước sức tấn công kịch liệt của phong trào quần chúng cách mạng. Vừa đàn áp khủng bố, vừa lừa bịp dụ dỗ, chúng còn tăng cường hệ thống đồn bốt nhằm ngăn chặn và dập tắt phong trào cách mạng của quần chúng đang lên. Tháng 6/1930 mới có một bốt Tây đóng ở Lộc Đa thì đến tháng 10/1930, chúng đã bố trí cả một hệ thống đồn bốt dày đặc ở Hưng Nguyên. Đến đầu năm 1931 số bốt lên đến 14 cái. Riêng ở tổng Phù Long, chúng đóng đến 4 đồn, trong đó 2 đồn do sĩ quan Pháp trực tiếp chỉ huy. Đã thế, chúng lại chuyển đổi binh lính Nghệ Tĩnh đi nơi khác, đưa binh lính các nơi về Nghệ Tĩnh, hòng phá thế liên minh giữa công nông và binh lính, gây ra chia rẽ giữa các vùng trong nước.

Ngày 6/10/1930, hai làng Yên Phú, Yên Thọ gồm 400 nóc nhà dân bị binh lính về đốt trụi, hàng trăm gia đình phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, đói rét, cực khổ…

Tình hình phát triển nhanh chóng, có tính chất đột biến của phong trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh và việc nhà cầm quyền thi hành chính sách khủng bố trắng ở đây, đã được Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam theo dõi sát, đồng

thời trung ương đã có những nhận định hết sức sáng suốt và đưa ra những chỉ dẫn uốn nắn kịp thời, cụ thể nhằm hạn chế bớt khó khăn, tổn thất, bảo vệ và duy trì được phong trào và cơ sở cách mạng, bảo vệ được những thành quả của chính quyền Xô viết.

Tiếp thu các chỉ thị của cấp trên, vận dụng tình hình, đặc điểm địa phương, Phủ uỷ đã đề ra những biện pháp uốn nắn phong trào đấu tranh của quần chúng, mở rộng phong trào ra đồng đều hơn và đưa phong trào đi vào chiều sâu, nhằm giành lại những quyền lợi thiết thực hàng ngày của quần chúng như: đòi lại những khoản tiền của hào lý nhũng lạm, chia lại ruộng đất công cứu đói… Từ đó mà tập hợp được đông đảo lực lượng quần chúng đi theo cách mạng. Về quy mô và hình thức đấu tranh, Phủ uỷ chủ trương tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình nhỏ để vừa có tác dụng giáo dục, động viên sâu rộng, vừa tránh được sự khủng bố đàn áp của địch, hạn chế những cuộc tập trung quần chúng quá đông và ồ ạt không cần thiết.

Phủ uỷ cũng chủ trương dùng hình thức toà án cách mạng xét xử và trừng trị một số tên tay sai, mật thám nguy hiểm để thị uy, trấn áp kẻ địch, bảo vệ cơ sở và phong trào; xử tội một vài tên lợi dụng danh nghĩa cộng sản đi cướp bóc, doạ nạt quần chúng, để quần chúng khỏi hiểu lầm cách mạng. Đối với bọn a tòng tay chân ít nguy hiểm thì giáo dục, giác ngộ, buộc phải hối cải. Phủ uỷ lại đề ra tổ chức tự vệ đỏ để bảo vệ cơ quan, bảo vệ quần chúng trong đấu tranh, đồng thời kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, tạo thành áp lực mạnh buộc kẻ địch phải thực hiện những yêu sách của ta.

Giữa lúc đó, Xứ uỷ Trung Kỳ và Tỉnh uỷ đề ra chủ trương thanh Đảng: “… Đuổi sạch sành sanh ra ngoài hết thảy trí, phú, địa, hào…”

Tháng 1/1931, Tỉnh uỷ điều động Lê Xuân Đào, Nguyễn Thị Phia đi công tác khác, đưa 2 huyện uỷ viên Nam Đàn tạm thay và đến tháng 5/1931 thì tổ chức bầu lại Phủ uỷ Hưng Nguyên gồm các đồng chí:

2. Nguyễn Ngọc Ngoạn (tức Tân) ở Xuân Hoà - Phó bí thư 3. Lê Viện (tức Sơn Hải) ở Phúc Mỹ - Phủ uỷ viên

4. Hoàng Em (tức Cầm) ở Phúc Mỹ - Phủ uỷ viên

5. Nguyễn Ngô Dật (tức Thuỷ) ở Phúc Mỹ - Phủ uỷ viên.

Chủ trương thanh Đảng chưa thật chính xác đã làm cho một bộ phận đảng viên hoang mang, dao động. Tình trạng đó ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng.

Thời gian này, nhà cầm quyền bắt đầu phản kích phong trào cách mạng, tăng cường đàn áp khủng bố khốc liệt hơn nữa. Binh lính các đồn đi lùng sục ráo riết, bắn giết bừa bãi không cần xét xử. Một đoàn “liêm phóng” gồm những tên mật thám sành sỏi ở các nơi được đưa về Vinh. Hai Sở mật thám Nghệ An, Hà Tĩnh đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Sở mật thám Bắc kỳ và Trung kỳ. Đế quốc Pháp còn bày thêm những trò như: “Hội đồng đại hào mục”, “Hội đồng tộc biểu”… để tập hợp lực lượng “dẹp loạn cộng sản”. Bọn phản động đội lốt thiên chúa giáo cũng kích động giáo dân chống lại cách mạng. Bộ máy hào lý những nơi đã bị quần chúng đánh đổ dần dần hoạt động trở lại. Những địa chủ, cường hào bị đấu tranh trước đó tìm cách trả thù đảng viên và quần chúng cách mạng.

Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắn giết, nhiều người bị bắt đi tù đày biệt xứ, một số thiếu kiên định chịu nằm im hoặc ra đầu thú. Số cán bộ mới tuy nhiệt tình, có quyết tâm cách mạng, nhưng thiếu kinh nghiệm chỉ đạo phong trào và che dấu lực lượng, nên các cơ sở đảng ngày càng bị phá vỡ nghiêm trọng. Từ tháng 6/1930 đến cuối tháng 8/1931, toàn bộ Phủ uỷ lần lượt bị bắt, 10 Bí thư chi bộ và hơn 1/2 số đảng viên hi sinh hoặc bị bắt. Các chi bộ lần lượt bị tan vỡ. Nhiều cán bộ Nông hội, Thanh niên, tự vệ cũng hi sinh hoặc bị bắt.

Phong trào quần chúng thiếu lãnh đạo, xuống dần và đến đầu tháng 9/1931 thì hầu như tan rã, chỉ còn một vài nơi hoạt động lẻ tẻ đến đầu năm 1932.

Tiểu kết chương 1

Hưng Nguyên là một huyện đồng bằng, có đồng rộng, sông sâu, có núi đồi xen kẽ tạo nên một vùng quê đa dạng về duyên cách địa lý, hiểm thế về quân sự, thuận lợi về giao thông, phong phú về kinh tế. Nhưng dưới chế độ phong kiến thực dân, Hưng Nguyên vẫn là một vùng quê với nền kinh tế tự cung tự cấp manh mún, lạc hậu. Vì thế người dân ở đây phải chịu đựng muôn vàn khó khăn, gian khổ, phải vật lộn với thiên tai khắc nghiệt, đấu tranh quyết liệt chống mọi thế lực đè nén, áp bức để tồn tại và phát triển. Trong quá trình đấu tranh ấy con người Hưng Nguyên đã không ngừng sáng tạo để hun đúc cho mình những phẩm chất cao quý.

Những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhất là từ khi nhân dân được tiếp thu tư tưởng cách mạng tiến bộ của Nguyễn Ái Quốc thì phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân lên cao. Trước tình hình đó, đòi hỏi phải có một tổ chức cách mạng tiến bộ để lãnh đạo phong trào.

Trước yêu cầu của Lịch sử, mùa xuân năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng sâu sắc về giai cấp lãnh đạo và đường lối cứu nước ở nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, đều khắp mà điển hình nhất là cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

Mặc dù cuối cùng bị địch khủng bố, đàn áp hết sức dã man nhưng phong trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng sâu sắc, cả những bài học thành công lẫn những bài học chưa thành công.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hưng nguyên từ cao trào xô viết đến cách mạng tháng tám luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 33 - 38)