Tìm hiểu thực trạng dạy bài tập chương “Dòng điện xoay chiều” lớp 12 THPT

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc triz xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo day học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 38 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.Tìm hiểu thực trạng dạy bài tập chương “Dòng điện xoay chiều” lớp 12 THPT

2.2.1. Thực trạng xuất bản BTST Vật lí

a) BTST trong các tài liệu giáo khoa: (Giới hạn trong chương “Dòng điện xoay

chiều” lớp 12) dựa vào các dấu hiệu bề ngoài đã trình bày ở phần “1.2.2.3 Các dấu hiệu nhận biết BTST về Vật lí”. Chúng tôi đã khảo sát trong SGK và SBT Vật lí 12

Bảng 2.1. Bảng thống kê bài tập SGK và SBT

Tên tài liệu Ban Tổng số TNKQ BTĐT BTĐL BTST Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) SGKVL 12 CB 49 16 32,6 13 26,5 20 40,9 0 0 SBTVL 12 CB 52 23 44,2 0 0 29 55,8 0 0 SGKVL 12 NC 54 17 31,5 14 25,9 20 37 3 5,6 SBTVL 12 NC 34 13 38,3 2 5,9 16 47,0 3 8,8 Nhận xét:

a) BTST trong SGK và SBT: Trong SGK và SBT chương trình cơ bản không

có bài tập sáng tạo. Phần lớn bài tập chỉ dừng lại ở việc kiểm tra những kiến thức cơ bản, HS chỉ cần nhớ công thức để áp dụng tính toán. Trong SGK và SBT chương trình nâng cao số lượng bài tập sáng tạo có nhiều hơn so với chương trình cơ bản nhưng vẫn còn rất hạn chế, chỉ chiếm khoảng từ 5 - 10%. Đặc biệt các BTST về thí nghiệm và bài tập liên quan tới đời sống thực tế gần như không có. Theo chúng tôi đây cũng là một hạn chế trong việc biên soạn SGK và SBT hiện nay.

b) BTST trong các tài liệu tham khảo: Các tài liệu tham khảo cho giáo viên và

học sinh rất phong phú và đa dạng nhưng số lượng BTST cũng còn rất ít, chỉ có một số ít các cuốn sách có số lượng BTST tương đối. Trong các tuyển tập đề thi Olympic các cấp, số lượng các BTST nhiều hơn trong SGK và SBT, chiếm khoảng 25%. Các đề thi Olympic luôn có các BTST tuy nhiên tỉ lệ vẫn còn rất khiêm tốn.

Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện một số tài liệu tham khảo dành cho HS có năng khiếu về Vật lí, các tài liệu này dành một phần đáng kể cho BTST, chúng tôi có thể kể như:

- Trần Văn Dũng (2003), 555 bài tập Vật lí sơ cấp chọn lọc, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Vũ Thanh Khiết (2008), Tuyển tập các bài tập cơ bản và nâng cao Vật lí trung

- Nguyễn Đình Đoàn (2001), Chuyên đề bồi dưỡng Vật lí lớp 12 “phần Cơ học -

Điện xoay chiều”, NXB Đà Nẵng.

- Vũ Thanh Khiết - Vũ Đình Tuý (2005), Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi Vật

lí THPT, tập 3 “ Điện học 2”, NXB Giáo dục.

- Tuyển tập đề thi Olympic 30 tháng 4, lần thứ XVI - 2010, NXB Đại học Sư phạm, năm 2010.

- Nguyễn Phúc Thuần (2001), Những bài tập Vật lí cơ bản hay và khó trong chương

trình THPT, tập 2 “Dao động và sóng điện từ”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội... c) BTST trong các kỳ thi học sinh giỏi: Trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh

tại Thanh Hoá và cấp Quốc gia trong những năm gần đây các đề thi có nhiều BTST hơn, ngày càng có tính phân hoá trình độ học sinh. Đặc biệt là đề thi học sinh giỏi môn Vật lí Tỉnh Thanh Hoá năm 2010 và đề thi học sinh giỏi quốc gia năm 2010 có khoảng 25% là BTST. Đây là một tín hiệu tốt cho việc đưa BTST vào dạy học. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn còn hạn chế so với các bài tập chủ yếu kiểm tra khả năng học thuộc và nhớ công thức, các bài tập thường rơi vào các dạng mà học sinh đã được ôn trước đó. Việc dạy học hiện nay chủ yếu phục vụ mục đích thi cử nên cũng góp phần dẫn đến việc GV chưa coi BTST là cần thiết trong quá trình dạy của mình.

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc triz xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo day học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 38 - 40)