Hướng dẫn học sinh giải BTST dựa vào nguyên tắc TRIZ

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc triz xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo day học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.5. Hướng dẫn học sinh giải BTST dựa vào nguyên tắc TRIZ

Người ta phân biệt chiến lược giải bài tập tổng quát và chiến lược giải bài tập chung về Vật lí. Theo các tác giả P. Zitzewitz và R. Neff [28,35] thì chiến lược tổng quát giải bài tập có thể coi là một con đường, một kế hoạch tổng thể tiến công vào việc giải bài tập. Nó bao gồm sáu bước như sau:

Bước 1: Diễn đạt thành lời bài tập.

Bước 2: Định rõ tính chất bài tập, tức là phân tích thông tin đã cung cấp và xác định cái gì đã biết và cái gì cần biết để giải được bài tập.

Bước 3: Khám phá, tức là động não tìm các chiến lược tổ chức thông tin đã cho và tìm cho được cái cần biết.

Đây là một bước cực kì quan trọng của toàn bộ quá trình giải bài tập Vật lí. Khám phá tức là học cách đối chiếu các thông tin đã cho (dữ kiện) với các thông tin yêu cầu phải tìm (đáp số) để đạt đến lời giải của bài tập. Đó cũng là quá trình phải đi đến những thông tin mới có giá trị gợi mở cho mình phương hướng tìm tòi khai thác dữ kiện hữu ích, tìm ra các con đường có thể đi theo để đạt kết quả. Đó cũng là những chiến lược chung về giải bài tập Vật lí và những chiến lược cụ thể ứng với từng lớp hoặc từng loại bài tập Vật lí nhất định. Các chiến lược giải bài tập Vật lí về thực chất là những phương pháp nghiên cứu đặc thù của Vật lí học. Học sinh sẽ phải học cách vận dụng chúng dần từng bước vào việc giải bài tập Vật lí để cuối cùng nắm vững chính nội dung khoa học Vật lí cũng như các phương pháp của khoa học Vật lí để có thể sử dụng một cách thành thạo và sáng tạo Vật lí học trong cuộc sống lao động của mình sau này. Có thể kể một số chiến lược chung như sau:

- Lập một bảng các số liệu, hoặc một đồ thị.

- Làm một mô hình để quan sát sự hoạt động, diễn biến của hiện tượng.

- Hành động như mô tả trong bài tập (khi cần cũng tiến hành cả việc nghiên cứu thực nghiệm).

- Phỏng đoán kết quả của hiện tượng mô tả và kiểm tra lại. Chiến lược này có thể gọi là “ thử và sai ”.

- Đi giật lùi từ cái cần tìm đến cái đã cho trong bài tập. - Giải một bài tập đơn giản hơn hoặc một bài tập tương tự.

- Hỏi chuyên gia (hoặc tìm tài liệu đọc thêm).

Bước 4: Kế hoạch, tức là quyết định chọn một chiến lược hoặc một nhóm chiến lược và lập các bước phụ cho chiến lược đã chọn.

Bước 5: Thực thi kế hoạch.

Trong quá trình giải bài tập thì các kĩ năng tính toán, kĩ năng thực hành Vật lí quyết định sự thành công của việc giải bài tập. Mỗi bài tập là một dịp tốt giúp HS rèn luyện kĩ năng.

Bước 6: Đánh giá, tức là khẳng định điều đã làm được, khẳng định đã giải xong bài tập và tại sao giải được hoặc tại sao không giải được.

Trong kế hoạch tổng thể gồm sáu bước giải bài tập Vật lí luôn có mặt các

chiến lược chung giải bài tập hiểu như là những phương pháp chung của Vật lí học

vận dụng vào việc giải các bài tập Vật lí đa dạng. Trong khi học giải các bài tập Vật lí theo chiến lược cụ thể, cần yêu cầu HS phải nhanh chóng khái quát hoá về những chiến lược (phương pháp) giải từng lớp bài tập tương đối bao quát. Để hoạt động giải bài tập Vật lí của HS đạt kết quả tốt, GV cần phải trợ giúp HS bằng hệ thống câu hỏi định hướng tư duy.

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc triz xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo day học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w