Mục tiêu dạy học chương “Dòng điện xoay chiều”

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc triz xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo day học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 33 - 35)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.2.Mục tiêu dạy học chương “Dòng điện xoay chiều”

2.1.2.1. Mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng

* Kiến thức

- Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện và của điện áp xoay chiều.

- Viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này.

- Viết được hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch xoay chiều thuần điện trở, thuần cảm kháng, thuần dung kháng và đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.

- Nêu được độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và điện áp tức thời đối với các đoạn mạch xoay chiều thuần điện trở, thuần cảm kháng, thuần dung kháng và chứng minh được các độ lệch pha này.

- Viết được công thức tính độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp tức thời đối với đoạn mạch RLC nối tiếp và nêu được trường hợp nào thì dòng điện trễ pha, sớm pha so với điện áp.

- Nêu được điều kiện và các đặc điểm của hiện tượng cộng hưởng điện đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.

- Viết được công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của đoạn mạch RLC nối tiếp.

- Nêu được lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện. - Nêu được hệ thống dòng điện ba pha.

- Trình bày được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều ba pha, máy biến áp.

* Kĩ năng

- Vận dụng được các công thức tính cảm kháng, dung kháng và điện trở của đoạn mạch RLC nối tiếp.

- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp. - Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp. - Vẽ được đồ thị biểu diễn hệ thống dòng điện ba pha.

- Vẽ được sơ đồ biểu diễn cách mắc hình sao và mắc hình tam giác đối với hệ thống dòng điện ba pha.

- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay chiều ba pha và máy biến áp.

- Giải được các bài tập về máy biến áp lí tưởng.

- Tiến hành được thí nghiệm để khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp.

* Thái độ

- Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác. - Bồi dưỡng lòng yêu khoa học kĩ thuật, thái độ hợp tác trong lao động.

- Hình thành thái độ nhìn nhận mọi hiện tượng một cách khoa học, luôn tìm tòi, vận dụng kiến thức một cách sáng tạo vào mọi tình huống của cuộc sống.

2.1.2.2. Mục tiêu theo định hướng nghiên cứu * Kiến thức

- HS nắm chắc kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều”.

- HS biết vận dụng kiến thức chương “Dòng điện xoay chiều” một cách khoa học và sáng tạo.

- Vận dụng được những kiến thức đã học để giải thích được một số ứng dụng của dòng điện xoay chiều trong thực tế.

- Đề xuất phương án sử dụng điện năng trong sinh hoạt gia đình, trong nhà trường một cách tiết kiệm.

- Hiểu rõ nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của máy phát điện, động cơ điện, máy biến áp.

* Kĩ năng

-Giải thành thạo các BT tổng hợp về đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. - Giải được các BTST chương “Dòng điện xoay chiều”.

- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đo tối thiểu trang bị cho thí nghiệm thực hành chương “Dòng điện xoay chiều” ở trường THPT, tiến hành được thí nghiệm khảo sát mạch RLC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đề xuất được phương án sử dụng các thiết bị điện gia dụng có hiệu quả cao. - Biết cách chế tạo một số thiết bị điện đơn giản.

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc triz xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo day học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 33 - 35)