Định hướng tư duy học sinh trong quá trình giải bài tập

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc triz xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo day học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 29 - 33)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.6. Định hướng tư duy học sinh trong quá trình giải bài tập

Tuỳ theo nội dung của bài tập và mục đích sư phạm của việc giải bài tập, có ba kiểu định hướng tư duy của học sinh [35,113]:

a) Hướng dẫn tìm tòi qui về kiến thức, phương pháp đã biết

Hướng dẫn tìm tòi qui về kiến thức, phương pháp đã biết có nghĩa là: thoạt mới tiếp xúc với vấn đề cần giải quyết, không thấy ngay mối quan hệ của nó với những cái đã biết, không thể áp dụng ngay một quy tắc, một định luật hay một cách làm đã biết mà cần phải tìm tòi bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra dấu hiệu tương tự với cái đã biết (phương pháp tương tự). Kiểu hướng dẫn này thường gặp khi HS vận dụng kiến thức đã biết nhưng chưa có phương pháp, quy trình hữu hiệu.

Trong quá trình hướng dẫn HS giải bài tập, GV cần sử dụng câu hỏi định hướng tư duy giúp HS nhận ra phương pháp tương tự để giải quyết vấn đề.

Kiểu hướng dẫn này thường được sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới.

Ở đây, không thể hoàn toàn sử dụng những kiến thức đã biết, không có con đường suy luận lôgic để suy ra từ cái đã biết mà đòi hỏi sự sáng tạo thực sự, một bước nhảy vọt trong nhận thức (tình huống cần vận dụng các nguyên tắc sáng tạo). Các câu hỏi định hướng tư duy của GV phải hướng HS vào việc sử dụng các nguyên tắc sáng tạo để giải quyết vấn đề. Việc được tập dượt vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong những tình huống như vậy nhiều lần sẽ tích lũy cho HS kinh nghiệm, có sự nhạy cảm phát hiện, đề xuất được giải pháp sáng tạo để vượt qua khó khăn.

c) Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo khái quát

Ở kiểu hướng dẫn này, GV chỉ hướng dẫn HS xây dựng phương hướng chung giải quyết vấn đề, còn việc vạch kế hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch đó HS tự làm. Kiểu hướng dẫn này áp dụng cho đối tượng HS khá và giỏi. Trong điều kiện không tách những HS khá ra thành một lớp riêng, GV vẫn có thể sử dụng kiểu hướng dẫn này kết hợp với kiểu hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần. HS khá thì có thể tích cực tham gia thảo luận ngay từ khi xác định phương hướng và lập kế hoạch tổng thể, còn HS yếu hơn thì tham gia vào giải quyết từng phần cụ thể của kế hoạch đó.

Trên đây là các kiểu định hướng tư duy của HS trong quá trình giải BTST. Số lượng loại bài tập này trong SGK còn ít, điều đó đòi hỏi mỗi GV cần phải biết cách xây dựng BTST để sử dụng trong quá trình dạy học.

Kết luận chương 1

Như chúng ta đã biết Vật lí là môn khoa học tự nhiên, trong chương trình Vật lí phổ thông chủ yếu là Vật lí thực nghiệm có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng tư duy, năng lực sáng tạo cho HS. Phát triển tư duy nói chung, tư duy sáng tạo nói riêng là một nhiệm vụ của dạy học Vật lí. Phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh bằng cách rèn luyện những thao tác, hành động, phương pháp nhận thức cơ bản của các nhà khoa học nhằm chiếm lĩnh kiến thức Vật lí, vận dụng sáng tạo để giải quyết vấn đề trong học tập và hành động thực tiễn sau này.

Trên đây chúng tôi đã trình bày cơ sở lí luận của việc xây dựng BTST về Vật lí nhằm khẳng định BTST về Vật lí là một phương tiện có hiệu quả trong dạy học, bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS. Những vấn đề cơ bản được trình bày trong chương có thể tóm tắt như sau:

Dạy học sáng tạo là dạy học nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS. Dạy học sáng tạo được thực hiện dựa trên các cơ sở sau: cơ sở tâm lí học, cơ sở lí luận dạy học và cơ sở phương pháp luận sáng tạo.

Các biện pháp để bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS bao gồm: Áp dụng rộng rãi phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề ở các mức độ khác nhau, lôi cuốn HS tham gia vào giải quyết các vấn đề học tập; tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học; rèn óc tưởng tượng tư duy không gian, tư duy logic cho HS; cho HS luyện tập thao tác tư duy với các BTST; bồi dưỡng phương pháp tự học; nêu gương sáng tạo của các nhà khoa học bộ môn…

BTST về Vật lí là bài tập mà giả thiết không có đủ thông tin đầy đủ liên quan đến hiện tượng quá trình Vật lí, có những đại lượng Vật lí được ẩn dấu, điều kiện bài tập không chứa đựng chỉ dẫn trực tiếp và gián tiếp về angôrit giải hay kiến thức Vật lí cần sử dụng. Việc giải BTST phải trải qua giai đoạn chuyển nó về BT đúng cần giải.

Chúng tôi sử dụng phương pháp xây dựng BTST Vật lí dựa vào một số nguyên tắc TRIZ để bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho HS trong dạy học Vật lí như sau:

Bước 1: Lựa chọn một hoặc một số bài tập cơ sở (có thể là bài tập luyện tập hoặc là BTST).

Bước 2: Giải các bài tập cơ sở dạng tổng quát.

Bước 3:Phân tích hiện tượng Vật lí, giả thiết, kết luận cũng như lời giải và kết quả bài tập cơ sở.

Bước 4: Xây dựng BTST Vật lí dựa theo các nguyên tắc TRIZ. Bước 5: Đánh giá về tính sáng tạo.

Phương pháp xây dựng BTST được chúng tôi vận dụng xây dựng hệ thống BTST chương “Dòng điện xoay chiều” lớp 12 chương trình nâng cao sẽ trình bày ở chương 2.

Chương 2

XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP SÁNG TẠO CHƯƠNG “DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU” LỚP 12 THPT

Bài tập sáng tạo là một công cụ để dạy học sáng tạo. Hệ thống BTST chương “Dòng điện xoay chiều” phải đảm bảo mục tiêu dạy học chương. Việc xây dựng hệ thống BTST còn cho phép chúng ta đề xuất các hình thức sử dụng BTST đó trong dạy học.

Một phần của tài liệu Vận dụng nguyên tắc triz xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo day học chương dòng điện xoay chiều vật lý 12 THPT luận văn thạc sỹ giáo dục học (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(150 trang)
w