Sự kế thừa truyện dân gian trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nho sĩ hành đạo

Một phần của tài liệu Hình tượng nho sỹ hành đạo trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 36 - 43)

một số đặc điểm trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của các tác phẩm trớc đó. Đồng thời tác phẩm đã thể hiện những cách tân trong nghệ thuật xây dựng hình tợng nho sĩ hành đạo. Để tìm hiểu một cách thấu đáo hơn về thành tựu nổi bật này, chúng tôi đi vào so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyền kỳ mạn lục với truyện cổ tích dân gian và tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu qua đó sẽ thấy đợc sự kế thừa và đổi mới của

Nguyễn Dữ trong nghệ thuật xây dựng nhân vật.

4.1. Sự kế thừa truyện dân gian trong nghệ thuật xây dựng nhânvật nho sĩ hành đạo vật nho sĩ hành đạo

Sự kế thừa đó trớc hết thể hiện ở sự thu thập chất liệu truyền thuyết dân gian địa phơng, những yếu tố, những huyền tích dân gian. ở Truyền kỳ mạn lục ngời đọc thấy đợc tính chất màu sắc dân gian mà cụ thể là

truyện cổ tích. Cổ tích là truyện đời xa, là những truyện kể dân gian xuất hiện từ thời xa xa khi xã hội bắt đầu có sự phân chia giai cấp, nói về cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác, phản ánh ớc mơ của nhân dân lao động về một cuộc sống tốt đẹp trong đó thiện thắng ác, chính nghĩa thắng gian tà. Nếu nh trong truyền thuyết, thần thoại, nhân vật thần đã có sẵn những phép màu nhiệm thì nhân vật trong Truyện cổ tích lại là những con ngời đời thờng còn yếu tố diệu kỳ nó nằm ngoài con ngời. Có thể xem một số truyện của Truyền kỳ mạn lục nh cổ tích đợc viết lại,

bởi Nguyễn Dữ cũng nh tác giả dân gian, xây dựng nên những yếu tố kỳ diệu nằm ngoài con ngời. Khi xây dựng nhân vật nho sĩ hành đạo Nguyễn Dữ đã sử dụng các tình tiết có trong truyện dân gian vào trong các truyện nh Chuyện đối tụng ở Long cung, Chuyện Từ Thức lấy vợ tiên... nhiều tr- ờng hợp xuất phát từ các vị thần mà đền thờ hiện vẫn còn nh đền thờ Văn Dĩ Thành ở làng Gối, Hà Nội...

Trong truyện cổ tích nhân vật chính diện là con ngời trong thực tại nh Thạch Sanh, Sọ Dừa, Chử Đồng Tử, những chàng trai nghèo tốt bụng... Các lực lợng thần kỳ, siêu nhân có vai trò rất quan trọng luôn hỗ trợ cho các nhân vật chính diện. Xét về chức năng cổ tích nhằm nhận thức và phản ánh mối quan hệ giữa con ngời với con ngời trong xã hội xoay quanh cuộc đấu tranh giữa tốt và xấu, thiện và ác. Cuộc đấu tranh này có mặt trong hầu hết các truyện cổ tích theo quan điểm lợi ích của nhân dân lao động và đợc thể hiện thông qua từng cặp đối lập cụ thể nh: hiền lành - độc ác, siêng năng - lời biếng, thật thà - dối trá, thuỷ chung - phụ bạc... kế thừa thi pháp xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích trong Truyền kỳ mạn lục

khi xây dựng hình tợng nho sĩ hành đạo Nguyễn Dữ cũng đã xây dựng nên những nhân vật chính diện và phản diện. Những nhân vật chính diện là nơi ấp ủ niềm tin, gửi gắm khát vọng, giải thích chân lý “ở hiền gặp lành” của nhân dân cũng nh của Nguyễn Dữ. Những nho sĩ hành đạo chân chính nh Văn T Lập có trách nhiệm với dân đợc nhân dân tin yêu, Văn Dĩ Thành nhân nghĩa đợc làm tớng Dạ Xoa, Ngô Tử Văn trừ yêu ma cho dân đợc giữ chức Phán sự đền Tản Viên, hay Phạm Tử H có lòng thờ thầy cuối cùng đ- ợc lên chơi thiên tào...Những nhân vật nho sĩ hành đạo chân chính này đồng thời cũng là những nhân vật đại diện cho công lý, chính nghĩa giống nh truyện cổ tích. Theo triết lý nhân sinh trong dân gian “ác giả ác báo”,

“ở hiền gặp lành”, “tham thì thâm”, “nhân quả ứng báo”... nên những nhà nho hành đạo với tấm lòng chân chính cuối cùng cũng đợc đền đáp xứng đáng. Còn những nho sĩ hành đạo là nhân vật phản diện tiêu cực đại

diện cho những cái xấu xa sống trái với lẽ phải, trái với chính nghĩa, cơng thờng đạo lý nh quan Trụ quốc họ Thân cớp vợ ngời, thần Thuồng luồng chia rẽ hạnh phúc lứa đôi cuối cùng cũng bị trừng trị đích đáng đó là quan hệ nhân quả trong dân gian. Nhng nhân vật nho sĩ hành đạo phản diện này cũng có những điểm giống với những nhân vật phản diện trong truyện cổ tích tham lam, độc ác, chính vì lòng tham đó mà cuối cùng bị trừng phạt: thần Thuồng luòng cậy quyền cớp vợ ngời phải chịu lu đày, quan Trụ quốc họ Thân cuối cùng phải chịu tội.

Nguyễn Dữ đã tạo nên cái kết thúc có hậu cho những nhân vật nho sĩ chính diện. Đó là lòng tin của ông rằng những phẩm chất đẹp đẽ của con ngời, cái tốt, cái thiện cuối cùng cũng đợc báo đáp. Đây chính là giá trị nhân đạo cao cả của Nguyễn Dữ, thể hiện lý tởng thẩm mỹ của ông.

Nhân vật chính diện hay phản diện dới ngòi bút của tác giả đều có tác dụng thanh lọc tâm hồn con ngời. Trong đó thể hiện t tởng hớng thiện, trừ ác, có lúc Nguyễn Dữ đã dựa vào quan niệm đạo đức nhân gian “nhân qủa báo ứng” để răn đe con ngời, đem cả những hình phạt khốc liệt dới thuỷ

cung để cảnh báo. Xây dựng hình tợng nho sĩ hành đạo nói riêng và các nhân vật khác trong Truyền kỳ mạn lục nói chung Nguyễn Dữ đã chịu ảnh hởng sâu sắc của truyện cổ tích. Trong nhiều truyện, có lúc nói đến đau khổ, chết chóc nhng bao giờ cũng tiến triển kết thúc bằng niềm tin vào hạnh phúc, vào sự tái sinh bất tử của ngời hiền. Điều này có rất nhiều trong truyện cổ tích, đó cũng là ớc mơ, là khát vọng vơn lên của con ngời.

Một sự kế thừa nữa trong nghệ thuật xây dựng hình tợng nho sĩ hành đạo của Nguyễn Dữ là sử dụng yếu tố kỳ lạ. Trong Truyền kỳ mạn lục các nhân vật thần kỳ, siêu nhân là nhân vật không phải có sẵn phép màu trợ giúp cho nhân vật khi gặp hoạn nạn mà là nhân vật đại diện cho công lý, cho chính nghĩa. Yếu tố kỳ lạ không phải đến Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ mới có mà đã có rất nhều trong truyện dân gian mà tiêu biểu là truyện cổ tích. Nguyễn Dữ đã sử dụng yếu tố kỳ lạ nh một phơng diện

nghệ thuật, bóc đi cái vỏ thần linh hoang đờng là chất liêuj hiện thực cuộc sống mà ở đó sẽ phơi bày tất cả, mổ xẻ tất cả những nét sống động của xã hội phong kiến thế kỷ XVI. Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội phân hoá mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo dài, đất nớc bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn nhân dân điêu đứng cơ cực. Trớc hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ những con ngời bất hạnh, thờng chỉ có một ớc mơ duy nhất là đợc sống một cuộc sống ấm no hạnh phúc toàn vẹn. Mặc dù phải đấu tranh bền bỉ quyết liệt chống lại những mu toan độc ác. Đó là thực tế không thể phủ nhận và thực tế này đi vào văn học nh một quy luật phũ phàng.

Với Nguyễn Dữ, hình tợng nho sĩ hành đạo vừa có sự đấu tranh quyết liệt vừa khao khát vơn tới cuộc sống tơi đẹp hơn vì thế mà trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Dữ đã dựa trên một hệ thống chi tiết hình ảnh thần kỳ, hoang đờng, thậm chí táo bạo để thực hiện những ớc mơ và cuộc đấu tranh ấy của nhân vật. Và những hình ảnh, chi tiết ấy đã tạo nên màu sắc lãng mạn cho tập truyện này. Đây chính là vẻ đẹp sự hấp dẫn và là nét tích cực của Truyền kỳ mạn lục. Dẫu rằng thế giới thần kỳ chỉ là thế giới của những giấc mơ để thoả mãn những ớc vọng sâu xa của con ngời. Trong

Truyền kỳ mạn lục thế giới thần cũng tồn tại với thế giới ngời, nhng sự

quái dị xen kẽ với những điều bình thờng, tình tiết thực lẫn với tình tiết ảo, việc ngời quan hệ với thần tiên, ma quỷ...tất cả điều đó có một mối quan hệ ràng buộc với nhau. mặt khác nếu thiếu đi yếu tố kỳ diệu, hoang đờng thì số phận nhân vật sẽ rơi vào tình trạng bế tắc. Chúng ta cần thấy rằng “kỳ diệu” và “hiện thực” luôn gắn liền với chi phối lẫn nhau. Chính yếu tố “kỳ” này là một cách phản ánh cái thực, điều hoang đờng, quái đản bao nhiêu cũng không quá xa vời với thực tế đời sống của con ngời. Tuy nhiên, yếu tố kỳ lạ giúp cho con ngời đạt đợc những điều mà trong cuộc sống đời thờng không đạt đợc. Chẳng hạn trong truyện Từ Thức lấy vợ tiên Nguyễn

Dữ đã để cho chàng nho sĩ Từ Thức có lòng giúp ngời khi hoạn nạn đợc lên cõi tiên kết duyên cùng nàng tiên nữ Giáng Hơng. Thế giới cõi tiên thần kỳ đó cũng là mảnh đất cho bao khát vọng, ớc mơ tìm kiếm khôn nguôi lẽ sống hạnh phúc, lý tởng của con ngời. Cuộc sống ở chốn bồng lai tiên cảnh hay nơi thuỷ cung không còn là sự bịa đặt hoang đờng nữa mà là sản phẩm của một t duy luôn luôn hớng tới cái đẹp, cái thiện của nhà văn.

Bằng trí tởng tợng phong phú Nguyễn Dữ đã dựa vào hiện thực đời sống xã hội thế kỷ XVI tạo ra cái hay, cái đẹp, các đặc sắc trong mối quan hệ giữa hai yếu tố “thực” và “ảo”. Qua yếu tố “kỳ” trong Truyền kỳ mạn

lục chúng ta không chỉ thấy sự đền đáp những phần thởng xứng đáng cho

hình tợng nho sĩ hành đạo là nhân vật chính diện mà còn thấy đợc chính cái bộ mặt thối nát của xã hội đơng thời qua hình tợng nho sĩ hành đạo là nhân vật phản diện. Có thể nói kế thừa việc sử dụng yếu tố kỳ lạ trong truyện dân gian Nguyễn Dữ đã rất thành công trong việc dùng cái quái lạ để nói cái “thực”. Sự thành công đó thể hiện qua hàng loạt hình tợng nho sĩ hành đạo mang ý nghĩa tố cáo sâu sắc xã hội đơng thời với bọn quan lại cậy quyền thế ức hiếp dân lành, chia rẽ hạnh phúc con ngời. Tiêu biểu là ở

Chuyện đối tụng ở Long cung, tác giả đã bóc trần dã tâm cớp vợ ngời của

bọn quan lại quyền thế. Viên quan họ Trịnh đời Trần xuống thuỷ cung đòi vợ bị thần Thuồng luồng cớp. Bộ mặt dâm dục của thần Thuồng luồng này cũng chính là bộ mặt xấu xa của bọn quan lại gian ác dới chế độ phong kiến. Chuyện đối tụng ở Long cung giữa con ngời và quỷ thần đã chứng tỏ công lý bao giờ ũng thắng. Hoặc không phải cứ là vua chúa, quan lại mà muốn hà hiếp dân lành ra sao cũng đợc. Sự đấu tranh quyết liệt miệt mài của con ngời bao giờ cũng chiến thắng. Qua các hình tợng nhân vật trên, ta thấy Nguyễn Dữ đã khéo léo sử dụng những hình tợng, những việc quái đản, thần tiên để phục vụ mục đích t tởng của mình. Truyện thần, truyện thế giới kỳ ảo bao giờ cũng là cái bóng dáng, cái tởng tợng của tác giả trong việc thể hiện cái thực của cuộc đời. Qua nhân vật thần qua sự hiện

hữu của những yếu tố kỳ lạ, tác giả thể hiện một nội dung xác thực là phê phán mạnh mẽ đả kích kịch liệt xã hội lúc bấy giờ.

Qua hình tợng nho sĩ hành đạo là nhân vật phản diện, với thủ pháp nghệ thuật sử dụng yếu tố kỳ ảo Nguyễn Dữ còn cho ta thấy đợc nhiều ph- ơng diện nữa của đời sống xã hội thế kỷ XVI. Trong Chuyện kỳ ngộ ở

Trại Tây Nguyễn Dữ đã phê phán những thói xấu đắm đuối trong vòng

tình dục của những nho sinh bị yêu nữ cám dỗ. Yếu tố kỳ ảo đã tạo nên hình ảnh đám hồn hoa yêu tinh hoá ngời để lôi kéo, trêu ghẹo những kẻ vốn thích cuộc sống truỵ lạc, lả lơi nh nho sinh Hà Nhân và ngay cả bọn quan lại phong kiến nh viên quan họ Hoàng trong Chuyện yêu quái ở X-

ơng Quang càng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán. Hạnh phúc đến với

những nho sĩ phản diện này là niềm vui “thoả cái chí của cá nhân mình”, “để đợc yêu nhau” và thực tế trong những truyện này cho thấy họ đã quay ngời lại với những lối sống đợc rèn luyện trong lò Khổng Mạnh, đi tìm niềm vui trong ân ái xác thịt. Nguyễn Dữ đã phê phán kịch liệt những lả lơi cợt ghẹo nhằm thoả mãn dục vọng tầm thờng của những nho sinh này. Đồng thời Nguyễn Dữ cũng phê phán những thói xấu khác nh thói đam mê cờ bạc của Trọng Quỳ trong Chuyện ngời nghĩa phụ ở Khoái Châu. Trọng Quỳ đam mê cờ bạc đến độ quên hết cả những lời khuyên của vợ, quên cả tình nghĩa mang cả ngời vợ tào khang rất mực chung thuỷ để đánh bạc...

Trong quá trình xây dựng hình tợng nho sĩ hành đạo Nguyễn Dữ không chỉ kế thừa nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích mà còn kế thừa nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tác phẩm trớc đó, tiêu biểu là sự kế thừa nghệ thuật xây dựng nhân vật trong các tác phẩm trớc đó, tiêu biểu là sự kế thừa tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu. Tiễn đăng tân thoại là tập truyện gần 20 truyện là đỉnh cao của truyền kỳ trong

văn học Trung Quốc vào thế kỷ XIV-XV. Đến nay, nghiên cứu Truyền kỳ

tính chất gần gũi của hai tác phẩm. Hà Thiện Hán trong Tựa Truyền kỳ mạn lục viết năm Vĩnh Định sơ niên (1547) nhận xét: “xem văn từ của sách thấy không ra ngoài phên dậu của Tông Cát”. Tính chất gần gũi đó thể hiện ở chỗ: Nguyễn Dữ đã vay mợn của Cù Hựu nhiều tình tiết, điển tích, mô típ, học cách khắc họa tâm lý nhân vật. Chẳng hạn chi tiết chàng đi săn tình cờ bắn trúng ma quái, trừ hại cho dân có trong Cái chùa hoang ở Đông Trào (Truyền kỳ mạn lục) và Động Thân Dơng (Tiễn đăng tân thoại). Nhiều truyện cho thấy Cù Hựu cũng nh Nguyễn Dữ đã miêu tả

trạng thái tâm lý nhân vật khá chân thực, phù hợp với tính cách nhân vật và diễn biến cốt truyện. Lệnh Hồ Soạn trong Chàng Lệnh Hồ nằm mơ

xuống âm phủ (Tiễn đăng tân thoại) vốn là một kẻ sĩ cơng trực, bình sinh

không tin thần linh và chàng lấy làm kiêu hãnh vì điều đó, bởi vậy khi lão già họ Ô-một kẻ lắm tiền nhiều của nhng vẫn cha thôi lòng tham dám làm những điều bất nghĩa, nổi tiếng là kẻ hung ác -chết rồi vẫn còn đợc sống lại vì “ngời nhà đốt nhiều tiền giấy quan dới âm phủ ng lắm” thì chàng lấy làm phẫn uất và làm ngay một bài thơ công kích bọn quan tham dới âm phủ. Bị khép tội vu cáo, Soạn viết lời khai thể hiện “lập luận đúng đắn,

khó mà ghép tội, giữ chí bền cứng, không thể ra oai khuất phục đợc”.

Chính vì sự cứng cỏi của kẻ sĩ Lệnh Hồ mà công lý đợc thực hiện. Ô Lão phải chết và bị đày xuống ngục dới âm phủ. Miêu tả tâm lý nhân vật Ngô Tử Văn trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên Nguyễn Dữ cũng đã làm nổi bật đợc sự cơng chính, khí phách của kẻ sĩ Ngô Tử Văn, con ngời khảng khái kiên quyết chống lại tà gian không chịu chùn nhụt chí khí. Ngô Tử Văn đã dũng cảm đốt ngôi đền để trị vong hồn một tên tớng giặc dơng yêu tác quái, kiên quyết vạch trần tội lỗi của tên ác quỷ. Cuối cùng chính nghĩa đã thắng đợc tà gian, tên ác quỷ bị giam vào ngục tối còn Ngô Tử Văn về sau đợc giữ chức Phán sự ở đền Tản Viên. Đó là một ví dụ về sự

Một phần của tài liệu Hình tượng nho sỹ hành đạo trong truyền kỳ mạn lục của nguyễn dữ (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w