2.2.1.1. Nguồn gốc của lễ hội
Nằm ở trung tâm thành phố Hải Phòng thuộc phờng Mê Linh (nay là ph- ờng An Biên- Lê Chân), cách nhà hát thành phố chừng 800m về phía tây nam, có một công trình nghệ thuật kiến trúc điêu khắc cổ, đó là Đền Nghè- hay tên gọi thông thờng là “Miếu cổ An Biên”. Thoạt kỳ thuỷ, công trình này chỉ là một ngôi miếu nhỏ, lợp bằng tranh, nứa. Đến những năm 20 thế kỷ XX với lòng biết ơn tôn kính công lao bà Lê Chân của nhân dân Hải Phòng. Đền Nghè đã đợc xây dựng, tu bổ khang trang, to đẹp hơn. Đền Nghè do nhân dân làng An Biên (hay làng Vải) xa kia lập lên để tởng niệm, ghi nhớ công lao bà Lê Chân, ngời có công trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trng, ngời con gái miền biển anh hùng, ngời đã khai hoang lấn biển, đặt viên gạch đầu tiên cho việc thành lập thành phố Hải Phòng sau này.
Lê Chân là tớng tài của Hai Bà Trng, đợc tấn phong là Thánh Chân công chúa, theo bản thần tích hiện đang lu giữ ở đền Nghè, Lê Chân là con ông Lê Đạo và bà Trần Thị Châu, quê ở làng An Biên, huyện Đông Triều, phủ Kinh Môn, xứ Hải Dơng (nay thuộc xã An Thuỷ, huyện Đông Triều, Quảng Ninh).
Xuất thân trong một gia đình nề nếp, chuyên nghề dạy học, chữa bệnh. Cô gái họ Lê vừa đẹp ngời, đẹp nết, lớn lên bà nổi danh nhan sắc một vùng, giỏi văn thi, thạo cung kiếm. Thuở ấy đất nớc ta dới ách thống trị tàn bạo của nhà Đông Hán, thái thú Tô Định nghe danh, đòi lấy làm tỳ thiếp, bị khớc từ, Tô Định căm giận, bức hại gia đình bà. Thù nhà, nợ nớc, Lê Chân ngầm đem một số ngời nhà, ngời làng đến làng Vẻn (vùng biển An Dơng) lập trại, nuôi chí phục thù. Sau 3 năm khai phá, làng Vẻn đợc mở rộng. Nhớ quê hơng bà đặt tên làng mới là An Biên, rồi chiêu mộ nghĩa quân, liên kết hào kiệt, luyện tập binh sĩ, chờ thời cơ trong suốt 10 năm.
Mùa xuân năm 40, khi Hai Bà Trng phất cờ khởi nghĩa ở Cửa Hát (Hát Môn), Lê Chân đem đội nghĩa binh về giúp lập chiến công vang dội. Khởi nghĩa thắng lợi, Bà Trng Trắc lên làm vua, cử Lê Chân làm “Chởng quản binh quyền nội bộ” và trực tiếp trông coi vùng An Biên.
Năm 42 khi vua Đông Hán sai Mã Viện cùng bọn Lu Long, Đoàn Trí xâm l- ợc nớc ta để phục thù, Lê Chân lại cùng tớng sĩ Hai Bà Trng chiến đấu dũng cảm, chặn đánh thuỷ binh địch. Do tình thế bất lợi, bà phải rút quân về bảo vệ căn cứ Mê Linh. Sau khi căn cứ này bị vỡ, Hai Bà Trng tử trận, Lê Chân đem quân về lập căn cứ địa ở Lạt Sơn thuộc Hà Nam ngày nay nhằm khôi phục cơ đồ. Một lần nữa Mã Viện đem lực lợng lớn tới tấn công, nghĩa quân chống trả quyết liệt nhng không bảo toàn đợc lực lợng. Cuối cùng nữ tớng Lê Chân trầm mình xuống sông để bảo toàn danh tiết. Sau khi bà tuẫn tiết, nhân dân An Biên (phờng An Biên, quận Lê Chân ngày nay) dựng đền thờ ở xứ Đồng Mạ (khu vực Đền Nghè bây giờ). Đến đời vua Trần Anh Tông, bà đợc phong là thành hoàng làng An Biên .
Hiện nay Hải phòng có một quận nội thành mang tên bà- quận Lê Chân và tợng nữ tớng Lê Chân trở thành biểu tợng của thành phố Hải Phòng.
2.2.1.2. Địa điểm, thời gian tổ chức lễ hội
Hàng năm lễ hội Đền Nghè đợc tổ chức vào mồng 8 tháng 2 âm lịch (ngày sinh) và ngày 25 tháng chạp (ngày hoá) của nữ tớng. Lễ hội đợc tổ chức tại đền Nghè, đình An Vị- Lê Chân.
2.2.1.3. Lễ hội làng An Biên
Ngày Rằm tháng Giêng hàng năm, cả làng hội diện họp mặt, quyết định công việc của cả năm. Giao cho 4 ngời tế đám mới 100 đồng (tiền Đông Dơng năm 1923) giữ làm việc sinh lãi, sắm lễ quanh năm trong những ngày kỉ niệm tuần tiết ở đình, đền, chùa…(có năm đến 8 ngời tế đám).
Lễ hội làng An Biên đăng đám 3 ngày: a. ở đình:
Ngày 7/2 âm lịch, toàn dân làng rớc kiệu nữ tớng Lê Chân từ đền Nghè về đình An Vị- Lễ cúng lúc này chỉ có chầu rợu, đến tối tế nhập tịch, mới dâng lễ cúng gồm gà, xôi.
Ngày mồng 8 sắm hai lễ xôi và lợn.
Tối mùng 8 tháng 2, tế chầu, lễ dâng gồm gà, xôi. Ngày mồng 9, một lễ lợn và gà xôi.
Tối mùng 9 tế chầu.
Ngày mùng 10 tháng 2, tế tạ, một lễ xôi, lợn, lại rớc kiệu nữ tớng về đền, đồng dân lại phụng sự.
b. ở Đền Nghè:
Ngày mùng 7 tháng 2 là ngày vào đám (nhập tịch) rớc kiệu nữ tớng Lê Chân về đình, lễ dâng cúng là hai mâm xôi, gà.
Đại tế hay chính tế ngày mùng 8 tháng 2. Lễ dâng cúng là 4 con lợn, mỗi con 70 kg. Nếu thiếu cân nào, đền tiền là 5 hào cùng chầu rợu đều do cai đám (tế đám cung cấp lần lợt).
Tối mùng 8 tháng 2, tổ chức hội thi hoa thuỷ tiên.
Ngày mùng 9 tháng 2, tế với lễ vật dâng cúng là lợn, xôi.
Ngày mùng 10 tháng 2, lễ tạ với lễ cúng là lợn, xôi. Tế xong rồi mới rớc kiệu nữ tớng về đền Nghè để thờ.
ở đây có một khoản phụ, mỗi cai đám bỏ ra 10 đồng nhng không thấy nói rõ là làm việc gì.
Lễ hội làng An Biên có tế cả nam quan và nữ quan. Trong buổi tế chầu ở đình và ở đền Nghè đều có các nữ nhà tơ (từ 2-8 ngời) mặc áo dài lịch sự vấn tóc đuôi gà, múa bài bông.
Lễ vật trong ngày hội phải có bún và cua bể (Long đằng, Hải giải); chọn cua to, tinh khiết, bún làm sợi nhỏ. Đây là món ăn mà hồi nhỏ Lê Chân rất thích.
Việc rớc kiệu nữ tớng Lê Chân từ đền Nghè về đình (ngày vào đám) và từ đình về đền Nghè (ngày giã đám) là đông vui nhất, vừa mang tính chất lễ, vừa đậm nét hội hè, rất nhiều ngời tham gia không riêng gì làng An Biên mà nhiều làng khác, đủ mọi lứa tuổi, giới tính hoà nhập vào cuộc rớc linh đình này.
Đám rớc từ đền Nghè ra Cầu Đất, rồi từ Cầu Đất về Cát Dài, về đình. Các làng lân cận đi tham gia vào đám rớc gọi là đi “ phù giá”.
Trình tự và nghi trợng đám rớc của làng An Biên thờng đợc sắp xếp nh sau:
Đi đầu là lá cờ hiệu- cờ chỉ huy tợng trng cho uy thế của vị đơng cảnh thành hoàng. Sau cờ hiệu là 5 lá cờ ngũ hành có 5 màu: đỏ, vàng, xanh, trắng và đen. Làng cắt cử 5 trai tân khoẻ mạnh mặc áo nậu vác cờ (áo nậu là loại áo ngắn, gọn, có nẹp, thờng là màu vàng đợc mặc khi vác cờ, khiêng kiệu…).
Sau cờ ngũ hành là chiếc trống cái to sơn son do 2 ngời khiêng. Ngời đánh trống gọi là thủ hiệu. Ông này thờng là ngời chỉ huy đám rớc. Có ngời vác lọng che cho thủ hiệu. Tiếp theo là chiêng cũng do 2 ngời khiêng và có ngời đánh chiêng. Trống, chiêng giữ nhịp cho đám rớc.Tiếp theo là những ngời vác bát biểu, chấp kích. Những ngời này ăn mặc cũng giống nh những ngời mang vác cờ. Sau đoàn ngời vác bát biểu, chấp kích là phờng đồng văn, tức đoàn nhạc gõ. Phờng đồng văn gồm một ngời cai cầm trống khẩu (trống nhỏ có cán cầm tay), một ngời cầm thanh la, hai ngời cầm sinh tiền, vài ngời đánh trống bản ngũ lôi (trống bản là loại trống mặt rộng, thân ngắn, đeo ngang thắt lng và đánh bằng 2 dùi nhỏ). Đi sau phờng đồng văn là một ngời mặc áo thụng vác lá cờ thêu chữ lệch, gọi là cờ vía. Một ngời cầm biển gỗ, 3 ngời tiếp theo mỗi ngời cầm một thanh gơm hay kiếm gọi là gơm dàn mặt, hay kiếm lệnh. Tiếp theo là phờng bát
âm với đàn, sáo, nhị, kèn, tiu, cảnh…Sau phờng bát âm là đến long đình gồm 4 ngời khiêng và 4 ngời đi cạnh để thay thế. Long đình là chiếc kiệu có mái sơn son thiếp vàng, bên trong có đỉnh trầm hoặc bát nhang và mâm ngũ quả. Long đình có 4 tàn lọng che, kế đến là chiếc kiệu võng do 4 trinh nữ ăn mặc áo quần đồng phục đẹp thay nhau khiêng một ngời con gái (trinh nữ) mặc áo đỏ, khăn đỏ, hài xanh. Đây thờng là một cô gái nết na, nhan sắc đợc làng cử ra. Tiếp theo là kiệu bát cống do tám chân kiệu khiêng và tám chân kiệu khác đi cạnh để thay thế. Các bô lão, các chức sắc của làng mặc áo thụng đi sau kiệu, dân làng đi sau cùng.
Hội làng An Biên còn có những trò chơi đánh vật, bơi chải, đánh đu, đánh phết, đánh cờ ngời, thi hoa thuỷ tiên, chọi gà, chọi chim…
Đánh vật:
ở làng An Biên, trò đánh vật thờng xảy ra ở hai thời điểm: vào mồng 3 tết âm lịch gọi là “vật đập đất” và vào ngày hội làng (ngày mồng 8 tháng 2 đến mùng 10 tháng 2)- Hội thờ đơng cảnh thành hoàng- nữ tớng Lê Chân. Nh vậy trò vật ở An Biên cũng có ý nghĩa cầu mùa. Ngời ta tổ chức vật vừa ở đình, vừa ở Đền Nghè. Khu vực đền xa kia có nhiều cây cổ thụ, đình An Biên có một cái hồ rộng 8 sào bắc bộ. Nhiều lò vật nổi tiếng các nơi đơc mời về dự giải nh các lò vật Bắc Hà, Nam Sách, Hàng Kênh..
Đầu tiên 4 ông chức sắc, ngời làng An Biên ra vật 2 keo. Sau đó đến các đô vật các lò vật vào tranh giải theo sự sắp xếp của một ban tổ chức. Giải nhất thờng là 5 vuông lụa, một gói chè hảo hạng và một mâm trầu cau và một ít tiền. Riêng trầu cau thì cả ngời đợc lẫn ngời thua đều đợc ăn.
Các đô vật thờng đầu quấn vải đỏ hoặc xanh, đóng khố. Sới vật chỉ cần một khoảng đất có đờng kính 5-6m, đựơc rẫy sạch cỏ hoặc rải cát mỏng, dùng vôi rắc để phân cách giới hạn sới vật.
Bơi chải:
Chải là một loại thuyền gỗ nhỏ đợc đục từ thân cây gỗ. Ngời ta còn bơi chải bằng cả thuyền nan nhỏ. Chị em nữ thờng dùng thuyền nan, còn nam dùng thuyền gỗ. Ngời thi đấu thờng chít khăn xanh hoặc khăn đỏ ở đầu, thắt lng xanh
hoặc đỏ ngang lng. Hội bơi chải diễn ra ở hồ đình An Biên, có nam có nữ tham gia và bao giờ cũng thu hút đông đảo ngời xem đến cổ vũ, hò reo.
Bơi chải ở An Biên rõ ràng mang ý nghĩa cầu ma cho việc cấy cày nông nghiệp. Trò bơi chải ở An Biên không đợc tổ chức nữa khi Hải Phòng đợc đô thị hoá, hồ bị lấp để xây dựng nhà ở cho dân c.
Đánh phết:
Mỗi ngời tham gia trò chơi này cầm một chiếc gậy tre cong một đầu hoặc đẽo vát một đầu đánh vào quả cầu để đa cầu đi. Gậy đó gọi là gậy phết; quả cầu gọi là quả phết. Những ngời chơi phết chia làm 2 bên, số ngời tham gia không hạn chế, thờng là 10 ngời. ở bãi phết, mỗi đầu bãi có một cái hố tròn, sâu tới đầu gối chân( chừng 40-50cm). Bên nào đánh đợc quả phết vào hố của bên mình là thắng cuộc.
Trò chơi đánh phết đòi hỏi sức mạnh và sự khôn khéo của tập thể cũng nh tinh thần đồng đội cao. Tơng truyền rằng, nữ tớng Lê Chân thấy trẻ chăn trâu vùng Tam Nông, tỉnh Phú Thọ chơi trò này nên đã bày cho quân lính của nữ t- ớng vui chơi. Đánh phết cũng là một trò vui chơi khoẻ, hấp dẫn, nổi tiếng của hội làng An Biên.
Ngày hội còn có đánh cờ ngời. Từ ngày mồng 6 tháng 2, có 32 ngời đến đều là gái cha chồng tập trung tại nhà ông tổng cờ để chuẩn bị. Nếu có ngời dạm hỏi mà quân tớng thiếu, không đủ ngời chơi, thì làng không cho cới trớc ngày mở lễ hội. Trong đám rớc, hai tớng cờ đợc nằm võng có lọng xanh che và 8 nữ thay nhau khiêng.
Cũng nh lúc bắt đầu đánh vật, làng đánh trớc rồi sau đó mới đến các nơi “đăng ký” ghi tên đánh…ở hội làng An Biên cũng có hát ả đào, thờng là một kỳ mục cầm trống chầu. Và chính những ả đào này đã múa khi tế thần. Ngoài hát ả đào mừng thần, hội làng còn có hát chèo, sân đình là nơi sân khấu của chèo.
Hội thi hoa thuỷ tiên:
Không rõ từ bao giờ, truyền thuyết dân gian kể rằng, ngày xa ở một vùng biển có một gia đình rất nghèo sinh đợc 5 ngời con trai. Khi bố mẹ đã qua đời, tài sản ruộng vờn chẳng có là bao. Anh em sống lại không đợc thuận hoà nên cuối cùng gia đình ly tán. Ngời em út hiền lành, chăm chỉ nhng lại bị các anh lấn át, nên chỉ còn đợc một mảnh đất khô cằn dới chân một ngọn đồi ven biển. Hàng ngày anh vẫn ra sức cuốc đất, nhng mảnh đất đầy sỏi đá của anh vẫn không chuyển. Thấy mình bất lực, anh ngồi than khóc.
Rồi một buổi chiều, khi mặt trời vừa xuống núi, cánh tay anh sau một ngày lao động cực nhọc đã mỏi rã, mồ hôi đầm đìa trên trán, trên tấm lng trần rám nắng, anh đứng chống cuốc buồn rầu nhìn ra phía biển xa. Bỗng ở đó có ánh lên một vừng sáng rồi một ông tiên mặt mũi hồng hào, phúc hậu, chòm râu trắng bạc hiện ra. Ông tiên dáng khoan thai nhẹ nhàng chống gậy đi trên mặt nớc. Anh nhắm mắt lại, tởng chừng mình đang trong giấc mơ kỳ lạ. Khi mở mắt ra, ông tiên đã ở bên mình. Ông hỏi đầu đuôi sự thể rồi trao cho anh một nắm hạt giống lạ và nói: “Con hãy gieo hạt giống này xuống mảnh đất của con, nhờ giống cây này, đời con sẽ bớt khổ, sẽ khá lên!”. Nghe xong câu nói, anh còn đang bàng hoàng, nửa tỉnh nửa mơ thì ông tiên đã biến mất. Tỉnh ra anh làm đúng nh lời ông tiên dạy, đem hạt giống gieo xuống mảnh đất của mình; Chẳng bao lâu anh đợc một vờn hoa rất đẹp. Mùa lại mùa, hoa hái rồi lại mọc không bao giờ hết. Từ đó anh trở nên giàu có, để tỏ lòng biết ơn vị tiên đã từ dới biển hiện lên giúp mình, anh đặt cho loại hoa này cái tên rất đẹp: Hoa thuỷ tiên.
Hoa thuỷ tiên quả là một loài hoa đẹp, có hơng thơm thanh khiết mà đậm đà. Củ thuỷ tiên có hình dáng nh một củ hành nhng to hơn, bằng nắm tay hoặc to hơn nữa. Da ngoài trắng bóng và nổi rõ những đờng vân màu vàng nhạt. Rễ thuỷ tiên lại càng đặc biệt khi ta đặt củ hoa thuỷ tiên vào một cốc pha lê trong suốt đựng đầy nớc. Cả chùm rễ dài trắng muốt mọc thẳng, trùm cả lòng cốc, gợi lên một vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết nh bộ râu trắng bạc của ông tiên.
Hội chơi hoa thuỷ tiên ra đời:
Ngời dân làng Vẻn trong lòng lúc nào cũng tin yêu, ngỡng mộ nữ tớng Lê Chân, một vị anh hùng dân tộc, ngời đã có công khai phá mảnh đất này. Hàng
năm cứ đến ngày hội đền Nghè (ngày sinh nữ tớng Lê Chân) mọi ngời ai cũng muốn có cái đẹp nhất, quý nhất dâng lên nữ tớng, dâng lên Mẫu để tỏ lòng kính yêu và biết ơn. Chính những ngời dân làng Vẻn đã nghĩ ra một việc rất có ý nghĩa: Lập hội chơi hoa thuỷ tiên. Thế là vào khoảng năm 1920 hội chơi hoa thuỷ tiên ra đời, lấy tên là”Hoa hữu hội”, có nghĩa là hội những ngời bạn của hoa. Mục đích của hội là hàng năm chọn những bình hoa thuỷ tiên đẹp nhất để làm lễ dâng hoa nhân ngày sinh nữ tớng Lê Chân- mồng 8 tháng 2 âm lịch.
Hội thi hoa thuỷ tiên:
Hội chơi hoa thuỷ tiên rồi hội thi hoa thuỷ tiên ở đền Nghè vào tối mùng 8 tháng 2 âm lịch là một sinh hoạt văn hoá lành mạnh, mang đạo đức, tâm linh truyền thống của dân tộc: uống nớc nhớ nguồn. Chỉ những bình hoa đoạt giải, tức là những bình hoa đẹp mới dâng lên nữ tớng, trong suốt 3 ngày lễ hội. Hội thi hoa thuỷ tiên ở Đền Nghè Hải Phòng lại đợc nhiều ngởi ở Hà Nội và các tỉnh