Nhận xét về lễ hội cổ truyề nở Nghệ An

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số lễ hội cổ truyền của người việt ở nghệ an (Trang 64 - 78)

3.1.1. Nguồn gốc.

Lễ hội cổ truyền là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian tổng hợp, vừa độc đáo, vừa rất phong phú, đa dạng của dân tộc Việt Nam, vốn có nguồn gốc phát sinh và phát triển từ lâu đời trong lịch sử văn hoá nớc nhà.

Nguồn gốc của các loại hình lễ hội ở Nghệ An cũng giống nh bao miền quê khác đều xuất phát từ nhu cầu thực tế của điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế. Điều kiện tự nhiên chi phối phơng thức hoạt động kinh tế, từ đó xuất hiện những sinh hoạt tinh thần tơng ứng. Vùng đồng bằng trung du với nghề làm ruộng, chăn nuôi xuất hiện các lễ hội liên quan đến tín ngỡng cầu mùa (thờ thần lúa, thờ thần chăn nuôi ); ở vùng đồng bằng ven biển thờ thần sông n… ớc, rớc tứ pháp, cầu ng…

Ra đời và phát triển trong lòng lịch sử – văn hoá dân tộc, lễ hội cổ truyền đã phản ánh khá đầy đủ và rất sinh đông đời sống - văn hoá xã hội mà nó trải qua . Nhiều yếu tố văn hoá tinh thần đợc lễ hội bảo lu và truyền tụng từ đời này sang đời khác, và đã thực sự trở thành di sản văn hoá truyền thống vô giá. Trong những năm gần đây, lễ hội dân gian đợc phục hồi và phát triển nhanh chóng ở các làng xã khắp trong cả nớc. Lễ hội cổ truyền Nghệ An ngày nay cũng không nằm ngoài xu hớng đó.

3.1.1.1. Điện thờ và lễ hội cổ truyền ở Nghê An.

Trớc đây mật độ đền, đình, chùa, miếu, phủ, nhà thánh ở Nghệ An khá dày đặc. Nhiều làng, ngoài đình, chùa, nhà thánh có đến 4, 5, 6 .. đền. Nh… làng Thợng Xá cũ (nay là Nghi Hợp ) có 5 đền, làng Long Trảo (Nghi Khánh) bên cạnh có 4 đền; làng Vạn Phần (Diễn Vạn) có 7 đền; làng Tràng Thành (nay là xã Hoa Thành) cũng có 7 đền; làng Xuân Nguyên (nay là Xuân Thành) cũng cố 7 đền; làng Đức Hậu (nay là Hậu Thành) có 6 đền; làng Trung Lập (nay thuộc xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Lu) có 5 đền ; làng Phú Nghĩa Thợng (nay là xã Quỳnh Bảng) có 6 đền, miếu; làng Thanh Đàm (nay thuộc xã Quỳnh Long), làng Hữu Lập (nay thuộc xã Quỳnh Lập), làng Hải Lệ (nay thuộc xã Quỳnh Lộc cũng vậy, làng Lễ Nghi (nay thuộc xã Quỳnh Châu) lại có những 11 đền, ở Nam Đàn làng Dơng Liễu (nay thuộc xã Nam Trung), làng Đông Sơn (nay thuộc xã Khánh Sơn ), làng Đức Nậm (nay thuộc xã Vân Diên) mỗi làng có 6 đền Quả là không thể kể hết đ… ợc những xã trớc đây có nhiều đền, miếu. Riêng khu Lá Cờ thuộc 2 xã Đào Viên và Hạnh Lâm (nay thuộc xã Diên Quảng và Diễn Hoa- Diễn Châu) đã có 36 đền to nhỏ. Đền, miếu nhiều nh vậy nên thời gian trớc Cách mạng Tháng 8, đi trên đất Nghệ An, chỗ nào chúng ta cũng thấy đền.

Trong số hàng ngàn đền, miếu lớn nhỏ thờ không biết bao nhiêu vị thần, có 4 đền nổi tiếng, thờ các vị thần linh thiêng hơn cả. Đó là Đền Cờn ở Phơng Cần (Quỳnh Lu); Đền Quả ở Bạch Ngọc (Đô Luơng), đền Bạch Mã ở Võ Liệt (Thanh Chơng) và đền Chiêu Trng ở Triều Khẩu (Hng Nguyên). Bốn đền này đợc xếp hạng quốc gia.

Ngoài 4 đền đó, mà nhiều ngời đã biết, nhiều đền khác nh đền Cuông thờ An Dơng Vơng ở xã Diễn An (Diễn Châu), đền thờ vua Lê thờ ba vị vua đầu của nhà

Lê ở Rú Thành (Hng Nguyên), đền vua Mai thờ Mai Hắc Đế ở Sa Nam (Nam Đàn), đền vua Hồ do Hồ Quý Ly và Hồ Hán Thơng xây dựng vào năm 1403 ở Bàu Dột (Quỳnh Lu) để thờ tổ tiên họ Hồ, đền Cuông thờ Đinh Lễ ở làng Yên Đình (Quỳnh Lu), đền Rú thờ Cao Sơn, Cao Các ở làng Tràng Sơn (Yên Thành), đền Vu ở làng Thọ Vinh (Quỳnh Lu) thờ Lý Nhật Quang cũng đ… ợc coi là những đền lớn ở Nghệ An.

Có bao nhiêu đền thờ cúng là có bấy nhiêu nơi cúng lễ, kể cả bàn thờ tổ tiên nhà thờ họ, phủ thờ, làng thờ, hang thờ, bệ thờ, miếu thờ, nh… ng chúng tôi chỉ muốn nói đến đền thờ, miếu thờ, đình thờ Các điện thờ này ngoài những ngày…

cúng lễ Trung Nguyên (Rằm tháng bảy), lễ Cầu Yên, tế Hạ điền, tế Thợng Điền, tế Thờng Tân, giỗ thần, giỗ tổ th… ờng có lễ lục ít có hoặc không có lễ hội.

Nói lễ tục tức là nói những cuộc tế lễ của mỗi làng, mỗi giáp, mỗi xóm, mỗi họ theo một nghi thức đơn giản hoặc phức tạp đợc ghi trong khoán ớc vào các dịp trên để tỏ lòng nhớ ơn hoặc cầu xin các đấng thần linh phù hộ cho những ngời dân sống trong cộng đồng đợc an khang thịnh vợng, ăn nên làm ra, mùa màng phong nậm. Trong lễ tục chỉ có lễ không có hội, lễ tục chỉ diễn ra trong một buổi hoặc một ngày.

Nói lễ hội tức là nói những cuộc tế lễ và hội hè theo phong tục với những nghi thức phức tạp của một làng hay nhiều làng trong một xã, một vùng. Những làng này đều thờ chung một vị thành hoàng, cũng có một số ruộng đất công và cũng chịu sự ràng buộc với một số điều nhất định trong hơng ớc. Đã nói lễ hội phải có trò vui, trò diễn. Đó là ý nghĩa của khái niệm mà trớc kia ta thờng gọi là hội hè đình đám. Lễ hội cổ truyền thờng kéo dài ngày hơn, có nơi 2, 3 ngày; có nơi 5, 7 ngày và ít nhất cũng phải một ngày.

ở đây, ta quan tâm đến lễ hội cổ truyền. Đã nói lễ hội cổ truyền nh khái niệm vừa nêu, thì ở Nghệ An nhiều làng có lễ hội. Song, để tìm những lễ hội đã đợc nhiều ngời quan tâm, sử sách có ghi chép, ngời gần xa đến tham dự thì phải kể lễ hội tại các đền Cờn, Quả, Bạch Mã, Chiêu Trng, vua Lê, vua Thục, Vu, Cồng, Hoành Sơn, Trung Cần, lễ hội của họ Nguyễn Cảnh, lễ hội Phú Nghĩa, lễ hội đền Vạn Lộc, đền Thanh Đàm, đền Thanh Liệt, đền Vua Hồ, đền Vua Mai, đền Nguyễn Xí…

3.1.1.2. Thời gian, địa điểm và thủ tục của các lễ hội cổ truyền ở Nghệ An.

Có làng mỗi năm mở lễ hội một lần nh lễ hội đền Xuân úc, lễ hội đền vua Thục (đền cuông), lễ hội các đền Vạn Lộc, Thanh Liệt, Thanh Đàm Có lễ hội…

hai năm tổ chức một lần nh lễ hội đền Trúc, lễ hội đền Bạch Mã, đình làng Hoành Sơn Có lễ hội ba năm tổ chức một lần nh… lễ hội đền Vu, đền Cồng có lễ hội 12…

năm tổ chức một lần nh lễ hội họ Nguyễn Cảnh ở Đô Lơng, lễ hội Đền vua Lê ở Rú Thành, lễ hội ở Phú Nghĩa (Quỳnh Lu) tục gọi là Trò Lề.

Thông thờng lễ hội tổ chức trong hai ngày, nh lễ hội ở Thanh Liệt, Thanh Đàm, Long Trào, Đông Sơn có lễ hội ba ngày nh… lễ hội đền Quả, lễ hội đền vua Lê, lễ hội đền vua Mai, đền Vu, đền Cồng, có lễ hội tổ chức 7 ngày nh lễ hội đền Cờn, lễ hội của họ Nguyễn Cảnh, đặc biệt có lễ hội ở Phú Nghĩa kéo dài 30 ngày.

Những xã có nhiều làng cũng thờ một vị thần thì đến ngày mở hội dân các làng phải rớc các vị thần của làng mình về tập trung tại đền thờ vị thần ấy mà dân thờng gọi là đền xã nh ở Bạch Ngọc, ở Diễn Lãm, ở Thanh Thuỷ Những nơi…

nhiều đền miếu thờ nhiều vị thành hoàng thì phải rớc các thần tập trung tại đình, nh lễ hội ở Phơng Cần (Đền Cần) trong 7 ngày, ngày 18 tháng giêng, rớc các thần ra đình chợ, lễ hội ở làng Tràng Thành, ở làng Trụ Pháp, làng Lễ nghi, làng Thanh

Đàm cũng vậy. Có nơi không thế, lễ hội tổ chức luân phiên. Xã Bào Đột ở…

Quỳnh Lu trớc đây có 5 thôn: Trờng Hậu, Yên Chu, Trung Lập, Ngọc Chi và Ngọc Diễm, 3 năm tổ chức lễ hội một lần, lần này ở Trung Hậu, thì lần sau ở Yên Chu…

Dù ngắn ngày hay dài ngày, dù tổ chức tại đền hay tại đình, về thủ tục lễ hội nào cũng gồm hai phần chủ yếu: Phần lễ và phần hội.

Dới đây là lịch trình và các nghi thức chủ yếu của một lễ hội ở huyện Quỳnh Lu:

- Lễ hội tổ chức 2 ngày: Nh lễ hội ở làng Nhân Sơn, làng Lam Cầu…

+ Ngày thứ nhất: Lễ hội rớc, tế mộc dục, tế dịch bào, buổi tối tế yết. + Ngày thứ hai: Buổi sáng đại tế, sau đó tổ chức trò vui rồi lễ tất.

- Lễ hội tổ chức 3 ngày: Nh lễ hội ở đền Cồng thờ Đinh Lễ thuộc xã Tiên Yên, 3 năm tổ chức một lần vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch.

+ Ngày 14 tháng 3: Buổi chiều ba làng thuộc xã Tiên Yên cũ là Văn Uất, Yên Đình và Long Bái rớc kiệu về đền Cồng để tối 14 tế Yết.

+ Ngày 15 tháng 3: Buổi sáng đại tế, buổi chiều các làng trên rớc kiệu về đền làng mình để tế.

+ Ngày 16 tháng 3: Tế tại làng và ăn uống vui chơi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lễ hội tổ chức 5 ngày: Nh lễ hội đền vua Hồ. Lễ hội này 3 năm một lần, tổ chức tháng 3 âm lịch từ 10 đến 15 luân phiên nhau tại 5 thôn trong xã Bàu Dột.

+ Chiều 10 tháng 3: Tế dịch bào ở đền vua Hồ và các đền trong 5 thôn, vì các thôn này ngoài thờ vọng vua Hồ còn thờ các thần khác.

+ Ngày 11 tháng 3: Buổi sáng các thôn trong xã rớc các thần làng mình về đền hoặc đình thôn đến phiên đợc tổ chức hội lễ: Buổi chiều các thôn trên lên đền vua Hồ để rớc các thần ở đền vua Hồ về đến thôn. Đây là đám rớc uy nghi, trang trọng, rầm rộ hơn cả.

+ Ngày 12-3: Buổi sáng đại tế, buổi chiều các thần lần lợt vào tế và dâng lễ vật lên Vua Hồ.

+ Ngày 13 – 3: Buổi chiều, 5 thôn rớc kiệu thần ở đền làng tổ chức hội lễ về đền vua Hồ . Buổi chiều, các thần rớc kiệu thôn mình về đền làng mình.

+ Ngày14-3 các thôn đại tế ở đền thôn mình, cố nhiên là tại đền thờ vọng các thần ở đền vua Hồ, buổi chiều diễn trò vui rồi lễ tất và rớc các thần ở đền nào về đền ấy.

- Lễ hội tổ chức 7 ngày: nh lễ hội đền Cờn ở Phơng Cần, nay là xã Quỳnh Ph- ơng. Đền thờ Nam Hải Đại Càn Tứ Vị Thánh Nơng. Lễ hội đền Cờn tổ chức hàng năm, diễn ra từ 15 đến 21 tháng giêng âm lịch.

+ Ngày 15 tháng giêng: tế dịch bào.

+ Ngày 16 tháng giêng: Rớc các thần ở đền Trong và đền Ngoài ra chỗ phát tích, tức bờ biển, nơi mà Tứ Vị Thánh Nơng bị sóng gió dạt vào và cũng là nơi cây gỗ thần trôi tới. Tế lễ xong, trên đờng rớc về, cúng rớc các thần ở đền Ngoài và đền Trong.

+ Ngày 17 tháng giêng: Buổi sáng rớc các thần ra Đình Chợ; Buổi chiều tế yết tại Đình Chợ.

+ Ngày 18 tháng giêng: Buổi sáng đại tế tại Đình Chợ, buổi chiều rớc các thần lên chùa cúng Phật. Đây là lễ trả ơn s đã cứu mạng.

+ Ngày 19 tháng giêng: Buổi chiều đại tế tại Đình Chợ lần thứ hai, buổi chiều bơi chèo chải tại sông Mai trớc cửa đền.

+ Ngày 20 tháng giêng: Rớc thần ở Đình Chợ thần đền nào về đền ấy và tế lại các đền này.

+ Ngày 21 tháng giêng: Chạy ói.

Lễ hội ở Phú Nghĩa kéo dài 30 ngày, tổ chức vào trung tuần tháng giêng âm lịch, 12 năm một lần, song thực tế diễn ra ba ngày là chủ yếu:

+ Ngày 15 tháng giêng: Buổi chiều rớc các thần ở Phú Nghĩa Thợng và Phú Nghĩa Hạ về đền Cả của xã của xã cũng thờ quốc gia Nam Hải Đại Càn Tứ Vị Thánh Nơng.

+ Ngày 16 tháng giêng: Buổi sáng đại tế, buổi chiều rớc các thần ra bãi biển, nơi tợng trng cho sự phát tích của thần, rồi tế tại đây. Khi tế Tứ Vị Thánh Nơng. Tại nơi phát tích có tế cả Long Vơng, Đức Ông sông nứơc, Hà Bá thuỷ quan, cá Ông Voi Buổi tối tế túc trực…

+ Ngày 17 tháng giêng: Buổi sáng rớc các thần về các thôn, giáp trong xã giáp nào phụ trách đền nào tế ở đền ấy, các ngày sau tổ chức hội “Trò Lễ”.

Tóm lại, dù dài ngày hay ngắn ngày, lễ hội cổ truyền ở Nghệ An cũng có hai phần: Phần lễ và phần hội.

3.1.1.3. Phần lễ và phần hội của các lễ hội cổ truyền ở Nghệ An.

- Phần lễ: Chúng tôi đã dẫn ra một số lễ hội ở Quỳnh Lu thời gian dài ngắn khác nhau, song lễ hội nào, phần lễ cũng có các nghi thức:

+ Lễ rớc nớc: Nớc lấy từ một giếng hoặc một khúc sông nào đó rất trong sạch về tắm cho các vị thần.

+ Lễ mộc dục: Tắm rửa cho thần bằng nớc vừa rớc về sau đó lau lại bằng nớc ngũ vị hơng.

Nhiều làng ở Quỳnh Lu cũng nh ở Nghệ An làm lễ rớc nớc và lễ mộc dụcvào ngày 25 hoặc 26 tháng chạp để thần ăn tết, nên qua tìm hiểu chúng tôi không thấy có mấy làng có lễ hội rớc nớc hay lễ hội mộc dục trớc ngày vào lễ hội.

+ Lễ gia quan hay còn gọi là lễ dịch bào: Tế mũ áo sau khi lấy ở bao áo, bao mũ ra, dùng chổi lông gà sạch sẽ phủi hết bụi rồi để lên kiệu. Ngời đợc cử làm việc này phải trai giới và khi phủi áo phải bịt miệng.

+ Rớc nghênh thần: Di chuyển thần về đình. Nếu làng hay xã nào đó thờ nhiều vị thần ở nhiều đền, miếu khác nhau thì rớc thần về một nơi, có thể là đền cả hay đình xã. Lễ rớc nghênh thần này rất trọng thể, đợc toàn thể dân làng thành tâm đón nhận, gọi là đi rớc thần (đối với nam giới từ 18 tuổi trở lên). Và xem rớc (thần đối với những ngời khác kể cả nớc ngoài ở làng khác).

+ Đại tế: Nghi thức trang trọng nhất khi các thần đã đợc về đình hay đền Cả. Tại lễ này làng thờng mổ bò, mổ trâu, mổ lợn, mổ gà, đồ xôi, làm bánh để cúng các vị thần. Đại tế khi tế có chủ tế, bồi tế, đông xứng, tây xứng, dâng rợu, đọc chúc. Chủ tế các lễ hội lớn tại các đền đợc xếp vào hạng quốc tế phải là quan tỉnh, quan phủ, quan huyện hay một vị hữu quan, một vị khoa bảng có phẩm hàm, gia đình, khang cát, vợ chồng song toàn Trong làng, trong xã hay…

trong huyện. Toàn bộ việc tế lễ đều do hội t văn đảm nhiệm.

Hầu hết các lễ hội cổ truyền của ngời Việt ở Nghệ An đều tổ chức đại tế một lần nhng có nơi đại tế hai lần nh ở đền Cờn.

Làng xã có nhiều thôn, nhiều giáp sau khi đại tế ở đền Cờn, ở đình (nơi tổ chức lễ hội) còn có đại tế ở các đền của thôn, của giáp nữa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lễ tất: Đó là lễ báo cáo với các thần là lễ hội đã xong. Lễ này cũng diễn ra nghiêm chỉnh.

Ngay sau khi tế xong, nhiều nơi nh Hu Lập, Thạch Động, Xuân úc, Phú Đa (Quỳnh Lu), Yên Lý, Lý Trai (Diễn Châu), Tràng Sơn, Yên Nhân (Yên Thành)…

Tổ chức đọc thúc ớc đợc sáng tạo theo thể phú. Một ngời trong văn hội có giọng đọc tốt đợc làng cử ra đọc thúc ớc. Nội dung thúc ớc nói về phong cảnh của làng, nhân vật nghề nghiệp và cách thức làm ăn phát đạt của tứ dân trong làng, dới sự giúp đỡ che chở của thần, đọc lên nghe sang sảng, hấp dẫn, làm cho cả làng yên lặng lắng nghe. Ai cũng rạo rực, ai cũng thấy mình gắn bó với làng quê và có mối liên hệ trong tâm linh với các thần mà mình vừa cúng tế.

- Phần hội: Phần hội của các lễ hội cổ truyền ở Nghệ An bao gồm trò chơi và trò diễn. Trò chơi và trò diễn còn có trò đợc xem nh nghi thức của lễ.Chẳng hạn

nh: Trò đấu vật ở lễ hội đền Quận Bùng tại Diễn Châu. Đại tế xong, ngay trớc bàn thờ khói hơng nghi ngút với đầy đủ tế khí và lễ vật, tại sân đền, các hàng chiếu đợc trải rộng ra ngay sát thềm đền, quan viên chức sắc trong làng ngồi đánh trống vật. Có thể là các đô vật trong làng, hay trong vùng đua nhau vào đọ sức ngay giữa sân đền. Dân làng đứng xem xung quanh. Cũng nh vậy, lễ hội ở đền Vua Mai lại chọi gà, đấu võ. Lễ hội ở đền thờ Trần Đăng Linh tại Yên Thành đền Trúc tại Thanh

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu một số lễ hội cổ truyền của người việt ở nghệ an (Trang 64 - 78)