Bài tập so sánh

Một phần của tài liệu Hệ thống bài tập từ ngữ, ngữ pháp trong sách giáo khoa ngữ văn THPT thí điểm (ban khoa học xã hội và nhân văn bộ 2) (Trang 49 - 75)

Số lợng: 6, chiếm tỷ lệ 5,3%.

2.2.7.1. Đây là loại bài tập yêu cầu học sinh tìm ra những nét chung và nét riêng của các yếu tố, các hiện tợng ngôn ngữ. Trên cơ sở sự tơng đồng và đối lập đó, học sinh sẽ ghi nhớ đợc các đặc điểm, đặc trng của các hiện tợng ngôn ngữ.

Yêu cầu của bài tập là phân tách trên hai tiêu chí : giống và khác. Phần yêu cầu của loại bài tập này chủ yếu đợc diễn đạt bằng từ “so sánh” hoặc “so”, “so với”.

Ví dụ :

Hãy so sánh 3 câu sau đây và cho biết sự đánh giá của ngời nói đối với một sự việc:

a. Năm nay, tôi mời chín tuổi. b. Năm nay, tôi đã mời chín tuổi. c. Năm nay, tôi mới mời chín tuổi.

{Bài tập 1 – Bài Nghĩa của câu - NV12, tập1, trang 158}

2.2.7.2. Bài tập so sánh có mục đích rèn luyện, nâng cao kỹ năng vận dụng các tri thức, lý thuyết đã đợc học vào thực tiễn. Để thực hiện đợc bài tập này, học sinh phải nắm vững, nắm chắc kiến thức, do đó nó cũng nhằm mục đích ôn luyện, củng cố, nâng cao kiến thức cho học sinh. Và qua việc thực hiện thao tác so sánh - t duy - sáng tạo của học sinh cũng đợc phát triển. Qua đó, bộc lộ thái độ cảm xúc thẩm mỹ đối với các hiện tợng ngôn ngữ.

2.2.7.3. Quy trình giải:

Bớc 1: Tái hiện, nhớ lại kiến thức có liên quan (các khái niệm, định nghĩa).

Bớc 2: Phân tích yêu cầu và ngữ liệu cho trớc.

Bớc 3: Thực hiện thao tác so sánh 2 hay nhiều đối tợng theo yêu cầu của đề bài.

Bớc 4: Kiểm tra, đối chiếu, xác định tính chính xác, chuẩn mực của kết quả so sánh.

Ví dụ :

So sánh hiện tợng lặp kết cấu cú pháp trong những câu văn xuôi, những câu thơ thể tự do ở bài tập 1 với kết cấu của những câu thuộc các thể loại khác sau đay để thấy điểm giống nhau và khác nhau (về số tiếng trong câu, về sự đối xứng, về nhịp điệu, về tác dụng,...) của chúng:

a. Câu đối: Ruồi đậu mâm xôi đậu. Kiến bò dĩa thịt bò. b. Thơ Đờng luật:

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Ngời khôn, ngời đến chốn lao xao (Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhàn) c. Văn biền ngẫu:

Kẻ đâm ngang, ngời chém ngợc, làm cho mã tà ma ní hồn kinh, Bọn hè trớc, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.

(Nguyễn Đình Chiểu- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc) {BT 2 - Bài Sử dụng một số phép tu từ cú pháp - NV12 , tập 2, trang 94 -

95}

Bài tập này không chỉ nhằm mục đích nhận diện mà còn nhằm mục đích rèn luyện lĩnh hội, phân tích phép lặp cú pháp và cả khả năng sử dụng chúng trong những văn bản khác nhau, những thể loại khác nhau.

- Điểm giống nhau: tất cả đều sử dụng phép lặp kết cấu ngữ pháp. - Điểm khác nhau:

+ Về số lợng tiếng: ở câu đối, thơ đờng luật, văn biền ngẫu, số lợng tiếng ở câu trớc và câu sau phải bằng nhau.

Còn trong văn xuôi và thơ tự do thì những câu lặp kết cấu ngữ pháp với nhau không nhất thiết phải có số lợng tiếng bằng nhau tuyệt đối.

+ Về từ loại và cấu tạo của các từ: ở câu đối, thơ đờng luật, văn biền ngẫu, trong những câu lặp kết cấu ngữ pháp vời nhau, các từ tơng ứng phải cùng loại, cùng kiểu cấu tạo từ (ví dụ: “ vắng vẻ và lao xao” cùng là tính từ cùng là từ láy...)

Trong văn xuôi và thơ tự do, ở những câu lặp kết cấu ngữ pháp, sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối (ví dụ: hai câu “Những ngả đờng bát ngát” và “những dòng sông đỏ nặng phù sa” có kết cấu ngữ pháp giống nhau, nhng phần định ngữ ở câu trớc là một từ láy, hai âm tiết – bát ngát, còn ở câu sau là một cụm từ gồm bốn âm tiết - đỏ nặng phù sa).

+ Về nhịp điệu: trong câu đối, thơ đờng luật, văn biền ngẫu, ở những câu lặp kết cấu ngữ pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng lặp lại ở mức độ rõ ràng (ví dụ: trong hai câu “ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ. Ngời khôn, ngời đến chốn lao xao”, kết cấu nhịp điệu đều là 2/5 hoặc 2/2/3).

Trong văn xuôi, thơ tự do, ở những câu lặp kết câu ngữ pháp, kết cấu nhịp điệu không phải lặp lại ở mức độ tuyệt đối, từ các tiêu chí trên, ta thấy phép lặp kết cấu ngữ pháp có những biểu hiện khác nhau ở những thể loại khác nhau.

Chính điều đó đã chứng tỏ tác dụng và hiệu quả của phép tu từ này ở trong việc thể hiện giá trị nghệ thuật, giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn chơng.

Ví dụ 2

Đọc những câu ca dao sau đây để trả lời các câu hỏi (1) “Thuyền ơi có nhớ bến chăng

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (2) “Cây đa cũ, bến đò xa

Bộ hành có nghĩa, nắng ma cũng chờ” (3) “Trăm năm đành lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ, con đò khác đa” (Ca dao) Câu hỏi :

a. Anh (Chị) có nhận ra các câu (1) và (2) nói “thuyền, bến” nhng không phải chỉ là “thuyền, bến”; “Bộ hành”, ”nắng ma” nhng không chỉ “bộ hành”, “nắng ma”, ... mà còn bộc lộ một số nội dung ý nghĩa khác? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?

b. Ba ví dụ trên có những ẩn dụ tu từ. ẩn dụ tu từ có gì giống và khác so sánh tu từ ? (ẩn yếu tố gì ?).

c. Trong lời nói hằng ngày ta cũng dùng những ẩn dụ.

Ví dụ: Thằng cún, con thỏ con, ...(lời ngời mẹ âu yếm con) hoặc: thuyền đi, xe chạy, mặt trời lặn, gió gào, ... đó là những ẩn dụ trong lời nói và trong khẩu ngữ. ẩn dụ lời nói khác ẩn dụ tu từ nh thế nào ?

d. Phân tích định nghĩa về ẩn dụ tu từ.

{BT 1 - bài Phép so sánh, ẩn dụ - NV10, tập 1, trang 154 - 155}

Bài tập này nhằm mục đích nhận diện các ẩn dụ tu từ trong ca dao, từ đó so sánh ẩn dụ tu từ với so sánh tu từ và với ẩn dụ trong lời nói hàng ngày, để làm nổi rõ hiệu quả biểu đạt, giá trị thẩm mỹ của các ẩn dụ tu từ.

a. Trong các câu ca dao đó có hai tuyến hình ảnh: một bên là hình ảnh về một đối tợng cố định (bến, cây đa, bến đò, cây đa bến cũ), một bên là hình ảnh về một đối tợng ra đi (thuyền, bộ hành, con đò). Các câu ca dao đó còn nói về tình cảm của kẻ ra đi và ngời ở lại, hoặc tình cảm xa cách giữa con ngời và con ngời.

b. ẩn dụ tu từ và so sánh tu từ:

+ Giống nhau: ở chỗ dựa trên mối quan hệ giống nhau giữa các đối tợng đợc gọi tên.

+ Nhng ở ẩn dụ tu từ, vế so sánh và từ so sánh bị ẩn đi (không biểu hiện bằng từ ngữ).

Ví dụ: so sánh tu từ: Em nh bến đợi chờ, còn anh nh con thuyền đi mãi. ẩn dụ tu từ: Thuyền về có nhớ bến chăng.

c. ẩn dụ tu từ và ẩn dụ trong lời nói hàng ngày đều giống nhau về bản chất và nguyên tắc cấu tạo.

Tuy nhiên, ẩn dụ trong lời nói hàng ngày đã quen thuộc do đó đã mòn, không gây đợc ấn tợng, không có tính hấp dẫn mạnh nh ẩn dụ tu từ.

d. ẩn dụ tu từ là phép so sánh ngầm, trong đó lợc bỏ đi vế so sánh và từ so sánh, chỉ còn vế đợc so sánh, để gợi ra hình ảnh vừa cụ thể vừa hàm ẩn

trong trí tởng tợng của ngời đọc, ngời nghe, làm cho họ thấm thía vẻ đẹp hàm ẩn trong cách nói kín đáo, giàu cảm xúc.

2.3. Nhận xét

Trên đây, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thống kê và phân loại bài tập trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12. Ban khoa học xã hội và nhân văn, bộ 2. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng tìm hiểu đặc điểm từng kiểu loại bài tập và quy trình giải đối với chúng. Đây là những nghiên cứu ban đầu nên chắc không tránh khỏi hạn chế. Tuy nhiên, chúng tôi hy vọng rằng những kết quả tìm hiểu, thống kê trên sẽ giúp ích cho cả giáo viên và học sinh chuẩn bị bớc vào dạy học chơng trình mới.

Sau khi đã thống kê và tìm hiểu chúng tôi nhận thấy một số điều sau đây:

2.3.1. Sách giáo khoa Ngữ văn đã xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt theo nguyên tắc tích hợp và hớng vào mục đích giao tiếp. Dạy tiếng thông qua hoạt động giao tiếp là một trong những nguyên tắc chỉ đạo quan trọng, đợc đề xuất trên cơ sở những thành tựu của ngôn ngữ học hiện đại, và đợc vận dụng rộng rãi trong những chơng trình dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh bản ngữ ở trên thế giới. Nguyên tắc này có cơ sở sâu xa của nó trong mục đích đã đợc đề ra của việc dạy Tiếng Việt ở nhà trờng phổ thông là “Rèn luyện cho các em học sinh kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đúng Tiếng Việt văn hoá”, tức là giúp các em giao tiếp tốt đợc bằng tiếng mẹ đẻ của mình.

Dạy tiếng, dù là dạy phần gì (từ ngữ hay ngữ pháp) cũng đều phải quán triệt quan điểm “hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ”, phải luôn xuất phát từ hoạt động giao tiếp để định hớng việc dạy từ, dạy câu, nhằm tới việc rèn luyện các kỹ năng dùng từ, đặt câu, chú trọng việc thực hành tạo lập các sản phẩm giao tiếp (câu văn, đoạn văn, lời văn) với những thao tác nh xây dựng câu, rút gọn câu, mở rộng câu, biến đổi câu, ...(các kỹ năng giao tiếp).

Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa Ngữ văn tuân theo nguyên tắc trên. Ngoài ra, nguyên tắc tích hợp là nguyên tắc chủ đạo, quyết định. Phân môn Tiếng Việt nằm trong chơng trình Ngữ văn. Chơng trình mới này đợc xây

dựng trên cơ sở kế thừa các thành tựu mà các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Làm văn trớc đây đạt đợc, đặc biệt là kế thừa, phát huy kết quả mà học sinh đạt đợc từ cấp tiểu học và trung học cơ sở theo chơng trình mới, nhằm hoàn tất quá trình đào tạo học vấn phổ thông. Cụ thể là tiếp tục thực hiện nguyên tắc tích hợp, nguyên tắc thực hành, sát hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi, phát huy vai trò tích cực của học sinh, hớng dẫn học sinh tạo thành thói quen tự học. Phân môn Tiếng Việt cũng đợc xây dựng trên cở sở đó.

Học sinh không học lại các tri thức đã học ở trung học cơ sở, mà chỉ ôn luyện, vận dụng trong các hoạt động đọc hiểu và làm văn. Các tri thức này đợc củng cố và nâng cao thông qua hệ thống bài tập thực hành.

Mục tiêu chung của môn Tiếng Việt có tính chất “phức hợp”: vừa rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, vừa cung cấp tri thức ngôn ngữ về Tiếng Việt. Tơng ứng với điều đó, trong dạy học Tiếng Việt có vấn đề và quan điểm “tích hợp” - tức là kết hợp các kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) trong từng bài học với dạy tri thức về Tiếng Việt. Đó là xét trong nội bộ phân môn Tiếng Việt.

Mặt khác, có sự tích hợp “bên ngoài” ở những bài học thuộc những môn học khác với môn Tiếng Việt - tức là thông qua ngữ liệu ở các bài học của những môn học khác - đặc biệt là ở giờ dạy đọc hiểu văn bản.

Các ngữ liệu cho trớc trong hệ thống bài tập Tiếng Việt đều đợc lấy từ văn bản học sinh vừa học, giúp cho t duy của học sinh đợc liền mạch, có sự liên kết. Và ngợc lại, trong các giờ đọc hiểu văn bản, có thể hớng dẫn phân tích nghệ thuật sử dụng ngôn từ (trong cách dùng từ, đặt câu) của các trích đoạn hoặc văn bản tác phẩm văn học và giúp đỡ học sinh tăng thêm vốn từ, vốn câu, học đợc thêm những quy tắc sử dụng Tiếng Việt, những cách biểu đạt mới bằng Tiếng Việt phù hợp với các chức năng khác nhau ở các bộ môn. Nhờ vậy, sẽ tạo ra nhiều cơ hội để học sinh luôn luôn có điều kiện rèn luyện những kỹ năng, những ứng xử bằng ngôn ngữ thích hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau...

Cũng nh chơng trình mới, nội dung bài học trong phân môn Tiếng Việt thể hiện tính thực hành rất rõ, đợc khái quát bằng hệ thống bài tập, tri thức lý thuyết đợc củng cố, nâng cao và vận dụng thông qua bài tập.

Theo phơng châm lấy học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, việc đa học sinh vào hoạt động thực hành là hoàn toàn hợp lý. Bài tập luôn là công cụ đắc lực giúp học sinh khám phá tri thức và vận dụng nó vào thực tiễn. Vì thế, sự đổi mới ở trên tạo dựng hớng đi đúng đắn đối với học sinh khi học phân môn Tiếng Việt.

2.3.2. Nhận thức đợc tác dụng của việc làm bài tập, sách giáo khoa Ngữ văn 10, 11, 12 ban KHXH và NV, bộ 2 đã chú ý đa ra một hệ thống bài tập từ ngữ, ngữ pháp khá phong phú, đa dạng với các kiểu loại khác nhau.

Bớc vào thế giới này, học sinh sẽ phát huy hết khả năng của mình khi làm bài tập. Đây là một trong những mục đích của các em khi học phân môn Tiếng Việt, hơn nữa các kiểu loại bài tập này sẽ rèn luyện đồng thời nhiều kỹ năng cho các em.

Hệ thống bài tập từ ngữ, ngữ pháp đợc xây dựng phù hợp với nội dung bài học và có sự liên tục về nội dung khi sắp xếp bài tập. Đây là một trong những u điểm của sách giáo khoa Ngữ văn.

2.3.3. Về các kiểu dạng: tuy cha có sự thống nhất về tiêu chí phân loại nhng dù là dựa trên tiêu chí nào đi nữa: yêu cầu, mục đích hay thao tác cụ thể hoặc đặc trng t duy,...thì chúng tôi nhận thấy các kiểu dạng khá đầy đủ, đáp ứng đợc mục tiêu rèn luyện toàn diện các kỹ năng ngôn ngữ cho học sinh.

Theo tiêu chí phân loại nh trên của chúng tôi, các kiểu loại bài tập cũng chính là các thao tác mà học sinh phải thực hiện và cũng là phản ánh yêu cầu từ thấp đến cao của bài tập. Chẳng hạn: sau khi rèn luyện thao tác nhận diện, giáo viên mới cho học sinh thực hiện những loại bài tập rèn luyện kỹ năng khác nh phân tích, tạo lập,... Các kiểu bài tập loại này phù hợp với quá trình phát triển t duy của học sinh.

Tuy nhiên, sách giáo khoa Ngữ văn vẫn còn thiếu một loại bài tập khá quan trọng trong việc dạy học môn Tiếng Việt với t cách là tiếng mẹ đẻ - đó là bài tập sữa chữa. Đây là loại bài tập nhằm sửa chữa những lỗi sai sót cho học

sinh, là mặt thứ hai của cái sai đến cái đúng, cái chuẩn mực. Thiếu loại bài tập này là thiếu đi một kỹ năng cần rèn luyện cho học sinh. Bởi vì, trong hoạt động sửa chữa cũng thực hiện đợc cả mục đích củng cố những kiến thức lý thuyết, cả mục đích rèn luyện các kỹ năng và trình độ sử dụng.

Hiện nay, tình trạng học sinh mắc các loai lỗi ngữ pháp trong sử dụng Tiếng Việt rất nhiều, không chỉ ở các bậc tiểu học, THCS mà cả học sinh THPT.

Chẳng hạn: các loại lỗi về câu, về cấu tạo ngữ pháp của câu, các thành phần câu, về quan hệ ý nghĩa...

Loại bài tập này ở chơng trình THCS có đề cập đến, tuy nhiên cần nâng cao hơn nữa ở bậc THPT. Tuy trong sách giáo khoa Ngữ văn THPT có chú ý đ- a ra các bài tập nhằm rèn luyện cho học sinh việc sử dụng đúng các kiểu câu và các biện pháp tu từ nhng cha khái quát thành kiểu bài tập sửa chữa lỗi.

Bởi vậy, theo chúng tôi cần phải bổ sung thêm loại bài tập này vào ch- ơng trình nhằm nâng cao trình độ sử dụng Tiếng Việt cho học sinh, đảm bảo sự phát triển toàn diện t duy.

2.3.4. Về số lợng bài tập: Vì hạn chế về mặt thời gian nên ở đề tài này chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu hệ thống bài tập từ ngữ, ngữ pháp.

Một phần của tài liệu Hệ thống bài tập từ ngữ, ngữ pháp trong sách giáo khoa ngữ văn THPT thí điểm (ban khoa học xã hội và nhân văn bộ 2) (Trang 49 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w