Những nhợc điểm của ngời nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao.

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân trong truyện ngắn của nam cao (Trang 33 - 37)

của mình, ông nhìn rõ và thấu hiểu những cái xấu, những hạn chế của họ.

IV. Những nhợc điểm của ngời nông dân trong truyện ngắn củaNam Cao. Nam Cao.

Xây dựng nhân vật ngời nông dân, Nam Cao không chỉ nhìn thấy những vẻ đẹp, những mặt tích cực trong con ngời họ, mà ông có cái nhìn khách quan nh họ vốn có trong cuộc đời. Ông đã xây dựng nên những con ngời có hai mặt của nó. Nam Cao đã không lý tởng hoá những nhân vật của mình, ông nhìn rõ và thấu hiểu những cái xấu, những hạn chế của họ. Đa số ngời nông dân trong truyện ngắn của Nam Cao trớc cách mạng đều mắc phải nh tâm lý sợ kẻ có quyền lực, tâm lý thờ ơ lãnh đạm đối với mọi ngời xung quanh hay tâm lí cam chịu để u mê đờ đẫn nh Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên. Hoặc nỗi sợ hãi và khuôn phép của những ngời trong gia đình bà Phó Thụ, hay Anh Phúc trong truyện "Điếu văn". Ta bắt gặp sự nhịn nhục đến đờ đẫn u mê của Đức trong truyện "Nửa đêm", ở bà lão trong " Một bữa no", ở dì Hảo trong truyện "Dì Hảo". Sự thờ ơ lãnh đạm và sự miệt thị nhạo báng đầy thành kiến của ngời dân đối với Nhi và Đức trong "Nửa đêm".

Trong bức tranh hiện thực về ngời nông dân mà Nam Cao miêu tả, biết bao gia đình tan nát vì nạn cờ bạc: Thôi đi về, Làm tổ, Mua nhà, Từ ngày mẹ chết, hay thành những kẻ giết ngời không nơng tay nh Trơng Rự trong truyện "Nửa đêm". Ngời nông dân trong xã hội cũ có những hạn chế nh vậy. Chung quy lại cũng chính là sản phẩm của hoàn cảnh trong xã hội mục nát đó tạo ra. Có thể nói trong cái xã hội ngột ngạt, bế tắc ấy, ngời dân phải chịu cảnh "Một cổ ba tròng". Phía trên là sự đàn áp của chủ nghĩa thực dân, kèm theo đó làsự bóc lột, hà hiếp của giới quan lại phong kiến, địa chủ, cờng hào. Cùng với cuộc sống nghèo nàn, đói khát đã khiến cho con ngời nói năng, suy nghĩ, hành động trái với bản chất sâu kín của mình. Vợ chồng vốn thơng yêu nhau, lo lắng cho nhau, nhng vẫn cứ rình đợi mọi dịp để bắt bẻ

nhau, gây gỗ, đay nghiến, dằn vặt nhau, đánh đập con cháu, làm tan nát gia đình… Sau đó lại làm lành, ăn năn, hối hận… để rồi lại tiếp tục đầu độc cuộc sống của nhau. Đó là một trong những nội dung mà Nam Cao đề cập tới trong những tác phẩm của mình. Khi nói về ngời nông dân, những con ngời đáng giận, đáng thơng đã hiện ra trong tác phẩm của Nam Cao với một sức ám ảnh lớn. Nam Cao đã phơi trần đợc cái vô lý, cái bi kịch hàng ngày của cuộc sống cũ với nỗi uất ức, căm giận của kẻ không chịu khuất phục. Đó là tấm lòng nhân đạo sâu sắc đã thấm đậm trên những trang viết của Nam Cao.

Nam Cao là nhà văn của những ngời nông dân nghèo khổ và bất hạnh, nhà văn của những ngời khốn khổ tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến. Trái tim nhân đạo và cái nhìn sắc sảo của ông đã thấu hiểu những hoàn cảnh thiếu nhân tính làm cho con ngời bị tha hoá. Viết về những con ngời d- ới đáy xã hội, Nam Cao bộc lộ sự cảm thông của một trái tim nhân đạo lớn. Thế giới, cuộc đời, con ngời, mối quan hệ xã hội, mối quan hệ giữa những con ngời đợc nhìn nhận bằng những con mắt của chính họ. Nhà văn trong những cách đánh giá và nhận xét đã xuất phát từ lợi ích và yêu cầu của chính những con ngời khổ nhất, những con ngời không có quyền lợi, bị xã hội áp bức chà đạp xuống tận bùn đen.

Nam Cao đã bảo vệ, bênh vực, minh oan cho những con ngời thấp cổ bé họng, bị cuộc đời xua đuổi, hắt hủi, khinh bỉ một cách bất công. Bằng trái tim yêu thơng, Nam Cao tin rằng, trong tâm hồn của những ngời không đợc làm ngời, những con ngời bề ngoài trông nh con vật thì vẫn còn nhân tính, vẫn còn có những khát khao nhân bản nh Chí Phèo hay Lang Rận. Đằng sau những nhân vật có thân hình dị dạng nh Thị Nở, Nhi , Chí Phèo, Lang Rận, Mụ Lợi, vẫn còn một con ngời, một nhân tính ngời thực sự, họ cũng mong muốn hạnh phúc đời thờng.

Với bút pháp hiện thực sâu sắc, với tấm lòng nhân văn cao cả, Nam Cao đã khắc hoạ nên những nhân vật ngời nông dân với những đặc điểm

cuộc sống và bản chất chân chất vốn có của ngời nông dân trớc cách mạng tháng Tám. Ông xót xa cho những cuộc đời cơ cực lầm than, đầy bế tắc của ngời nông dân dới xã hội cũ.

Song viết về ngời nông dân, ông còn có những nhợc điểm nhất định trong cách nhìn của mình. Đó là Nam Cao mới chỉ dừng lại ở những kiếp sống quẩn quanh, quằn quại, khổ nhục đã đành là phổ biến của ngời nông dân. Do vậy hầu nh ngời nông dân trớc cách mạng Tháng Tám trong truyện ngắn Nam Cao là những ngời đói nghèo, nhẫn nhục đến u mê, đờ đẫn. Dẫu rằng họ cũng là con ngời hiền lành, chăm chỉ. Nhng môi trờng và hoàn cảnh của cuộc sống đã đẩy họ vào sự bần cùng, tha hoá biến chất, làm họ lâm vào những bi kịch của cuộc đời. Họ có những phản kháng quyết liệt, họ không chịu khuất phục trớc sự hà hiếp vùi dập của xã hội cũ, nhng đó là hành động mang tính chất manh động, liều lĩnh của những kẻ cùng đờng, bần cùng chứ đó cha phải là hành động của ý thức tự giác trong đấu tranh giai cấp.

Trớc cách mạng Tháng Tám ( 1945), ta thấy Nam Cao mới dừng lại ở lòng nhân đạo, đau xót cảm thông với ngời nông dân. Nam Cao cha thấy đợc sức mạnh của ngời nông dân trong xã hội ấy có thể lật đổ đợc giai cấp thống trị.

Nếu cách mạng Tháng Tám thành công nh một luồng ánh sáng đem lại sự hồi sinh cho giới nghệ sĩ lúc bấy giờ nói chung, thì Nam Cao đến với ánh sáng cách mạng là một bớc ngoặt lớn trong cuộc đời cầm bút của ông. Nhờ sự tham gia cách mạng, sát cánh với nhân dân, Nam Cao đã có đợc cách nhìn mới đối với quần chúng nhân dân. Đó là quần chúng không chỉ là nạn nhân đáng thơng của hoàn cảnh mà còn là những con ngời cải tạo hoàn cảnh, tức là những con ngời anh hùng trong cuộc sống, nhất là trong mặt trận chống ngoại xâm, dẫu rằng họ vốn xuất thân từ chân lấm tay bùn "nhng ra trận thì xung phong can đảm lắm" (Đôi Mắt)

Có thể nói hình tợng ngời nông dân trong tác phẩm của Nam Cao Sau cách mạng đợc xây dựng trên một chủ nghĩa hiện thực vô sản.

Chơng 3

Những biện pháp nghệ thuật của Nam Cao để xây dựng nhân vật.

Để khắc hoạ tính cách của nhân vật, Nam cao đã sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật nh: Ngoại hình, miêu tả nội tâm, miêu tả ngôn ngữ, miêu tả hoạt động. Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi chỉ xin đa vào khảo sát vài khía cạnh trong đó để thấy đợc đặc sắc của bút pháp khắc hoạ nhân vật Nam Cao .

Một phần của tài liệu Hình tượng người nông dân trong truyện ngắn của nam cao (Trang 33 - 37)