Kiểu nhân vật phụ nữ

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều và thơ nôm hồ xuân hương (Trang 49 - 56)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1.Kiểu nhân vật phụ nữ

Ngời phụ nữ trong sáng tác của Nguyễn Gia Thiều và Hồ Xuân Hơng hiện lên thuộc kiểu nhân vật khác nhau

Trong Cung oán ngâm khúc, ngời phụ nữ đại diện cho hạng ngời với tên gọi chung là Cung nữ. Kiểu nhân vật này xuất hiện khá phổ biến trong văn học cổ phơng đông, nhất là văn học Trung Quốc. Nó phản ánh một thực tế là các vua chúa Trung Quốc ngày xa, để thỏa mãn cuộc sống ăn chơi dâm dặt, họ thờng nuôi rất nhiều cung nữ - lịch sử Trung Quốc còn ghi lại, chẳng hạn thời Tần Thủy Hoàng có đến ba nghìn cung nữ, thời Tấn Vũ Đế cũng khoảng chừng ấy, và đặc biệt dới thời nhà Đờng, Đờng Minh Hoàng nuôi tất cả bốn vạn cung nữ,

Số phận ng

… ời cung nữ hết sức bi thảm. Lúc đầu họ còn đợc vua chúa yêu chiều, về sau dần dần bị bỏ rơi, họ sống cô độc trong cung cấm cho đến khi già, khi chết. Nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc xúc động sâu sắc trớc những cảnh đời đau khổ của họ, đã sáng tác về họ, và lịch sử văn học Trung Quốc có không ít những bài văn, bài thơ rất hay viết về đề tài ngời cung nữ.

Trong lịch sử văn học Việt Nam viết về đề tài ngời cung nữ, cung oán, cũng không phải hiếm. Chỉ riêng khoảng thời gian trớc sau nửa cuối thế kỷ XVIII xuất hiện một loạt tác phẩm, nh Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều,

Cung oán quốc âm thi của Nguyễn Bạch Liên, Cung oán thi tập của Vũ Trinh,

Cung oán thi của Nguyễn Huy Lợng, Cung oán thi của Nguyễn Hữu Chỉnh,…

Tất cả gần mấy trăm bài. Điều đó có cơ sở thực tế là vua chúa các triều đại phong kiến Việt Nam chẳng khác gì số phận ngời cung nữ Trung Quốc. Và rất dễ hiểu tại sao rất nhiều tác phẩm viết về đề tài cung oán nh thế mà chỉ có tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều là sống đợc với thời gian. Cái khác chủ yếu ở đây

là Nguyễn Gia Thiều xuất phát từ vốn sống, từ nhận thức sâu sắc của mình về cuộc sống để sáng tác.

Bản thân Nguyễn Gia Thiều đợc nuôi dỡng trong phủ chúa ngay từ nhỏ và sống trong một giai đoạn rực rỡ của nền văn học với chủ đề trung tâm viết về nỗi khổ của ngời phụ nữ. Xuất phát từ những điều mắt thấy tai nghe về cuộc sống của ngời cung nữ trong triều đình phong kiến, ông viết Cung oán ngâm khúc. Qua tác phẩm Nguyễn Gia Thiều đã thể hiện nỗi khổ và khát khao của họ, đồng thời bày tỏ niềm cảm thông, thơng xót của mình với ngời cung nữ. Hơn nữa trong tâm t của kẻ Hồng nhan bạc mệnh với ngời tài tử thăng trầm dờng nh đồng điệu với nổi niềm cay đắng trớc cuộc đời đau khổ và đầy bế tắc Nguyễn Gia Thiều, chọn ngời cung nữ làm nhân vật thể hiện t tởng và tình cảm của mình. Ông viết Cung oán ngâm khúc dới hai sự thôi thúc vừa muốn tố cáo tính chất vô nhân đạo của chế độ cung tần, vừa muốn qua đó bộc bạch tâm sự của bản thân về cuộc đời. Ông đã “Đem đến cho văn chơng một tiếng nói gay gắt quyết liệt” (Nguyễn Lộc) về hiện thực cuộc đời và một tiếng nói thể hiện công khai nhu cầu hạnh phúc ái ân của con ngời, nhất là ngời cung nữ.

Từ các nhân vật cung nữ trong thơ ca Trung Quốc, Nguyễn Gia Thiều đã học tập kinh nghiệm để xây dựng hình tợng nhân vật cung nữ cho tác phẩm của mình.

Hồ Xuân Hơng là con nhà trí thức bình dân nghèo, thờng đợc coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho trào lu nhân đạo chủ nghĩa của Văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa cuối thế kỉ XIX, trớc hết là vì sáng tác của bà đã nêu bật những vấn đề riêng t, những nỗi bất công mà ngời phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng tin tởng đấu tranh để bênh vực quyền lợi của phụ nữ.

Thơ Nôm Hồ Xuân Hơng chọn ngời phụ nữ làm đối tợng trung tâm cho cảm hứng sáng tạo của mình, Hồ Xuân Hơng đã có những khám phá, biểu hiện nghệ thuật vô cùng sâu sắc, tinh tế về họ. Phải chăng, do viết về những ngời đồng giới, đồng cảnh, đồng tâm t, nguyện vọng với mình, cho nên Hồ Xuân H- ơng đã sáng tác một cách hứng thú, nhiệt tình. Thơ Nôm Hồ Xuân Hơng có rất

nhiều bài đợc tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp viết về phụ nữ. Đó là các bài thơ:

Bánh trôi nớc, Thiếu nữ ngủ ngày, Dệt cửi, Đề tranh tố nữ, Làm lẽ, Đá ông chồng bà chồng, Đề đền Sầm Nghi Đống… Đề cập đến hình tợng ngời phụ nữ trong Văn học Việt Nam từ thế kỉ XV - đến đầu thế kỉ XIX, Nguyễn Đăng Na (chuyên đề văn 9) đã nhận định: “Đọc lại Văn học trung đại Việt Nam, từ

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du, từ Truyền kỳ tân phả đến thơ Hồ Xuân Hơng, từ Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều đến Kiến văn lục của Vũ Trinh Ta thấy hình t… ợng ngời phụ nữ nổi bật lên hai nét lớn: phụ nữ - hiện thân của cái đẹp và phụ nữ - hiện thân của những số phận bi thơng” (tr53). Quả đúng nh vậy, hình tợng ngời phụ nữ trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hơng là vẻ đẹp trần thế bao gồm cả vể đẹp thân thể, vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp tình cảm.

Đều là phụ nữ nhng sáng tác của Nguyễn Gia Thiều từ đầu chí cuối lúc nào ta cũng bắt gặp những chi tiết sinh hoạt có tính chất cung đình - ngời phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc: những vách quế, vũ y, sân đào lý, đệm hồng thúy, gối loan, cung phi Còn trong … Thơ Nôm Hồ Xuân Hơng không phải ngời phụ nữ lầu son gác tía, chinh phụ hay cung tần, mà ngời phụ nữ bình thờng, ngời phụ nữ lao động có nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Có thể nói, ngoài văn hóa dân gian, Hồ Xuân Hơng là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử Văn học dân tộc đã đem đến cho thơ văn tiếng nói của những ngời phụ nữ ấy, những tiếng than và những tiếng thét, những tiếng căm hờn và những tiếng châm biếm sâu cay.

Ai cũng biết cuộc đời cũ, đau khổ chẳng phải là phần riêng dành cho phụ nữ. Nhng cái đau khổ của ngời phụ nữ bao giờ cũng có khía cạnh chua xót, tái tê riêng của nó. Phụ nữ là ngời làm lụng đầu tắt mặt tối, cũng đói cơm rách áo, cũng bị trăm nghìn thứ chà đạp nh bất cứ một ngời bị áp bức nào khác. Nhng xã hội phong kiến còn dành cho họ nhiều sự bạc đãi: Các quy chế nặng nề về đạo đức, của lễ giáo, của tập tục xã hội, mà cái đau khổ về tinh thần nhiều khi còn day…

dứt, đau đớn hơn nhiều lần cái đau khổ về thể chất!

Ngời phụ nữ trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hơng có khi nh là một tính cách văn học dựa trên sự thật về cuộc đời thăng trầm của tác giả nên có số

phận cụ thể, có những mối quan hệ cụ thể, có cá tính rõ nét. Đó không phải là con ngời chung chung, dễ bị hòa tan đi, mà là con ngời có cá tính riêng, có bản lĩnh cứng cỏi, nghị lực phi thờng. Ngời phụ nữ ấy chủ động xng tên trớc bậc quân tử để bày tỏ trực tiếp tình yêu của mình.

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi, Này của Xuân Hơng mới quệt rồi.

(Mời trầu)

Đây là lần đầu tiên trong thơ ca trung đại Việt Nam, ngời phụ nữ xuất đầu lộ diện với một thái độ công khai đờng hoàng, một cái tôi xác định Xuân Hơng.

Theo thông lệ của xã hội phong kiến, đàn ông đợc quyền chủ động bày tỏ tình yêu đối với ngời con gái, ở đây Hồ Xuân Hơng đã phá vỡ cái thờng tình ấy, chủ động mời, xng tên mình bằng đại từ nhân xng ngôi thứ nhất vừa âu yếm trẻ trung, vừa mới mẻ ít thấy.

Nhiều khi ngời phụ nữ đặt mình trong mối quan hệ với nam giới để khẳng định bản lĩnh mạnh mẽ, bản lĩnh của một con ngời có ý thức sâu sắc về cá nhân, về quyền sống nên sẵn sàng thách đố với duyên phận.

Tài tử văn nhân ai đó tá? Thân này đâu đã chịu già tom.

(Tự tình I)

Thậm chí họ xng chị đặt mình ở t thế cao hơn, điều đó chứng tỏ cá tính mạnh mẽ rất riêng, rất độc đáo.

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ, Lại đây cho chị dạy làm thơ.

(Mắng lũ học trò dốt) Hay: Này đây chị bảo cho mà biết, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chốn ấy hang hùm chớ mó tay.

(Trách Chiêu Hổ I)

Số phận ngời phụ nữ trong thơ của nữ sĩ hiện lên rất cụ thể, không phải là số phận của ngời vợ Vua nói chung, mà là số phận long đong vất vả trong cái cảnh

lỡ duyên. Bao mối tình thơ đẹp cứ lặng lẻ trôi đi, còn cái hồng nhan vẫn cứ: Trơ cái hồng nhan với nớc non. Cuộc đời ngời phụ nữ nh chiếc bách lênh đênh giữa dòng nớc cả, nào họ có đợc làm chủ, chiếc thuyền đời mình phải để cho ngời khác cầm lái.

Chiếc bách buồn vì phận nổi nênh, Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh. Lng khoang tình nghĩa mong đầy đặn, Nửa mạn phong ba luống bập bềnh. Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến,

Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.

ấy ai thăm ván cam lòng vậy, Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.

(Tự Tình III)

Cuộc đời ngời phụ nữ có bao nhiêu điều không nh ý! Hai lần lấy chồng là hai lần làm lẽ, phải đớn đau trong cảnh.

Năm thì mời họa chăng hay chớ, Một tháng đôi lần có cũng không. Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm,

Cầm bằng làm mớn, mớn không công.

Hai lần đeo khăn tang khóc chồng, khóc Tổng Cóc, khóc ông Phủ Vĩnh T- ờng, cuối cùng phải lau nớc mắt sống trong góa bụa.

Trong sáng tác của hai nhà thơ, ngời phụ nữ cô đơn trong những cảnh ngộ không giống nhau, lại thuộc tầng lớp khác nhau nên cái nhìn của họ về tình yêu có nhiều điểm khác biệt. Ngời cung nữ cảm nhận tình yêu trong sự đơn chiếc, ghẻ lạnh chốn phòng khuê. Chồng nàng là một đáng quân vơng, nhng nàng phải ống cô đơn trong cảnh chăn đơn gối lạnh, nàng nhớ trong những ngày mới đợc vào cung, đợc vua rất chiều chuộng, sủng ái hết mức. Nàng cảm thấy rất sung s- ớng và hạnh phúc vô cùng.

Đóa lê ngon mắt cửu trùng,

Tuy mày điểm nhạt, nhng lòng cũng xiêu. Vẻ vu vật trăm chiều chải chuốt,

Lòng Quân vơng chi chút trên tay. Má hồng không thuốc mà say

Nớc kia muốn đổ, thành này muốn long

Nàng mãn nguyện và đê mê những đêm ngày mây ma tình ái với vua. Nàng rất tự hào vì đợc kẻ trên chín bệ rồng yêu thơng chiều chuộng. Nàng khoái cảm và tự đắc với đời, dễ ai dẫu có nghìn vàng trong tay cũng không thể mua đợc một chàng mộng xuân. Ngời cung nữ tham vọng leo lên cao để tìm hạnh phúc ân ái với chồng với bậc chí tôn và khi đợc nàng tỏ ra ngạo mạn. Nàng thơng cho những cô gái uổng về sắc đẹp nơi vùng thôn dã, hẻo lánh.

Lan mấy đóa lạc loài sơn dã, Uổng mùi hơng vơng giả lắm thay.

Nhng những ngày tháng hạnh phúc thật ngắn ngủi, chóng vánh thoắt cái biến mất cùng với cửu trùng. Nàng nuối tiếc cái cảnh Bóng dơng lồng bóng trà mi trập trùng. Ngời cung nữ vỡ mộng, bắt đầu nhìn lại vấn đề, ý thức về mình, về kiếp đời cung nữ. Từ ngày bị vua lảng quên, bỏ rơi, ngời cung nữ mới nhận ra cuộc đời thật bèo bọt, vinh dự chỉ là h vô, hạnh phúc thật mong manh. Tình yêu của vua chỉ ngắn ngủi nh những cuộc tình trong chăn gối. Khi đã ý thức đợc tình cảnh trớ trêu ngời cung nữ càng thấm thía.

Ai ngờ bỗng một năm một nhạt, Nguồn cơn kia ai tát mà vơi. Suy đi đâu biết cơ trời,

Bỗng không mà hóa ra ngời vị vong

Đó là sự thật đắng cay mà nàng nhận thức đợc kiếp làm vợ vua. lịch sử phong kiến hàng ngàn năm, có ai là cung nữ mà hạnh phúc trọn vẹn đâu. Vì vậy, nàng rơi vào tình cảnh nh hàng nghìn cung nữ khác, góa bụa khi chồng cha chết, thấy chồng mà không đợc gặp, không đợc đón nhận và sẻ chia tình cảm. Nàng phẫn uất về sự bất công, phi lý ấy.

Nào hay con tạo trêu ngơi,

Hang sâu chút hé mặt trời lại râm.

Nh thế sau canh bạc tình ái ngời cung nữ trắng tay, lại chịu thêm cái án chung thân. Nàng muốn trở về đời thờng cũng không đợc, ớc gần vua cũng không xong, chỉ đợc cái bề ngoài hào nhoáng trong nhung lụa vàng ngọc. So với những nhân vật phụ nữ trong văn học cùng thời thì ngời cung nữ của Nguyễn Gia Thiều rơi vào bi kịch ái oăm nhất, nàng chinh phụ (Chinh phu ngâm) dẫu là cô đơn khắc khoải đợi chồng nhng vẫn có một gia đình, có một ngời chồng chung thủy để chờ đợi, nàng Hạnh Nguyên (Nhị Độ Hoa Mai), Dao Tiên (Hoa Tiên) đề có một ngời chung tình và gia đình là chỗ dựa. Nàng Kiều cũng có những ngời yêu thơng đến thực lòng nh Kim Trọng, Thúc Sinh, Từ Hải. Ngời cung nữ thật đáng thơng, cô độc một mình nơi cung cấm. Ngời ta giết chết tình yêu và hy vọng của nàng ở cái tuổi thanh xuân viên mãn, phơi phới rạo rực lửa tình. Ngời ta giam cầm nàng trong một không gian tù túng, cũ kỹ đơn điệu, chôn vùi những năm tháng tơi đẹp. Nàng nuối tiếc nhận ra, hạnh phúc không chỉ ở lầu son gác tía mà hạnh phúc đích thực là cuộc sống hàng ngày của những ngời thôn quê: Nghèo mà giàu tình ngời.

Cùng nhau một giấc hành môn, Lau nhau ríu rít cò con cũng tình

Ước mơ nhỏ nhoi biết bao, đằm thắm biết bao mà cũng khiêm tốn biết bao. Nhng dù là nhỏ nhoi, là hết sức khiêm tốn, ớc mơ ấy cũng chẳng bao giờ thành hiện thực.

Không giống với ngời cung nữ, ngời phụ nữ trong Thơ Nôm Hồ Xuân Hơng

dẫu con đờng tình duyên bạc bẽo, trắc trỡ, dẫu kiếp làm vợ lẽ vẫn có một tháng đôi lần bên chồng, nhng dờng nh họ cha có hạnh phúc lứa đôi thực sự nên bà nhìn nhận tình yêu trong sự trắc trở không thành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chơi xuân có biết xuân chăng tá, Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không

Thân này ví biết dờng này nhỉ, Thà trớc thôi đành ở vậy xong.

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh!

Mảnh tình san sẻ tí con con!

Nh vậy xây dựng hình tợng ngời phụ nữ khác nhau trong những cảnh ngộ khác nhau, với cách cảm nhận tình yêu khác nhau các tác giả đã thể hiện sự khám phá sâu sắc đời sống hiện thực. Bên cạnh đó nghệ thuật thể hiện nhân vật cũng có nhiều điểm không giống nhau.

Một phần của tài liệu Hình tượng người phụ nữ trong cung oán ngâm khúc của nguyễn gia thiều và thơ nôm hồ xuân hương (Trang 49 - 56)