Hình tợng ngời phụ nữ trong “Phạm Tải-Ngọc Hoa” 2.1 Vài nét giới thiệu về tác phẩm “Phạm Tải “ Ngọc Hoa“
2.2.2.2. Thông minh, linh hoạt trong mọi tình huống khó khăn nguy kịch
nguy kịch
Trong ý thức của giai cấp phong kiến, tuyệt nhiên cha bao giờ có biểu hiện của sự khẳng định trí tuệ, tài hoa của ngời phụ nữ về phơng diện cá nhân cũng nh phơng diện xã hội. Giai cấp phong kiến cho rằng: “Phụ nhân nan hóa”(đàn bà khó dạy dỗ) và từ hàng nghìn năm qua, cửa Khổng, sânTrình vẫn luôn đóng chặt trớc những kẻ “hồng quần”(1). Vậy mà văn học đã làm nên điều kỳ diệu. ấy là nó đã phá vỡ những suy nghĩ định kiến, t tởng hủ lậu đã ăn sâu vào tận gốc rễ của đấng tu mi, nam tử. Với tinh thần nhân đạo sâu sắc, tác giả của truyện nôm này đã không nhìn ngời phụ nữ bằng con mắt hởng thụ của giai cấp phong kiến mà bằng tấm lòng trân trọng và thơng yêu đối với một đóa hoa của thế giới con ngời.
Tác giả đã xây dựng một Ngọc Hoa thông minh, tài trí hơn ngời. Sự thông minh của nàng đợc bộc lộ ngay trong việc nhận chân giá trị đích thực của Phạm Tải.
Khi vừa trông thấy Phạm Tải và nghe chàng kể lể nỗi niềm Ngọc Hoa đã nhận ra cái đức, cái tài, cái giá trị chân chính trong bản thân Phạm Tải, ngay khi chàng còn là một hàn sỹ, đi ăn mày:
“Ngọc Hoa thơng kẻ sỹ hiền Sai ngời lấy gạo cùng tiền đem cho Trớc sau thêm lại dặn dò:
Khuyên chàng học tập nghiệp nho chuyên cần Nữa mai gặp hội long vân
Đôi ta sẽ đợc Tấn Tần cùng nhau Bây giờ tôi cha thấy đâu
Nhân duyên ắt hẳn về sau hợp hòa” (câu 83-90)
Nàng đã sớm nhận ra Phạm Tải là một chàng trai thông minh, tài đức song toàn, đang lỡ thời cha gặp vận. Một “thiên tử” đang đội lốt chàng hàn sỹ, một viên ngọc quý đang ẩn mình trong đá cha có dịp để tỏa sáng.
Ngọc Hoa luôn tỏ ra linh hoạt trong mọi tình huống khó khăn nguy cấp. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nàng cũng tìm ra lối thoát.
Khi tên khâm sai đến nhà, trong lúc mọi ngời đang hoảng hốt, bối rối thì Ngọc Hoa lại bình tĩnh để tìm cách chống lại mệnh vua. Nàng đã tự làm xấu mình đi trớc khi bớc ra cho tên quan xem mặt:
“Tóc mây rũ rối mực bôi má đào Trút hài đi đất xem sao áo thời xốc xếch vạt cao, vạt dài Trút vòng tay bỏ hoa tai ”...
Nhng nhan sắc của nàng quá tuyệt mĩ, nên dù có làm xấu mình đi bao nhiêu thì vẻ đẹp kiều diễm kia vẫn không sao dấu nổi. Vì vậy mà kế sách nàng đa ra đã không thành công.
Khi bị tên khâm sai bắt đi, Ngọc Hoa đã thúc dục Phạm Tải đi cùng nàng đến kinh thành:
“ Chàng đi, đi kíp cùng tôi bây giờ” (câu 354)
Bởi nàng biết rằng sự có mặt của Phạm Tải ở triều đình chính là một lời tố cáo mạnh mẽ về cái tội manh tâm chiếm đoạt vợ ngời của Trang Vơng và nh vậy là nàng và Phạm Tải sẽ có cơ hội thắng thế.
Khi đứng trớc mặt Trang Vơng và bọn quần thần quan lại, Ngọc Hoa đã dùng những lý lẽ thông minh, sắc sảo để bảo vệ hạnh phúc của mình. Nàng đã viện ra bao nhiêu là lý lẽ, nào là đạo “tam tòng tứ đức”, nào là “nghĩa tao khang” và nhiều giáo lý, luật pháp mà bọn vua chúa đã đặt ra cho ngời phụ nữ:
“Tôi là con gái có chồng, Tứ đức cha trọn tam tòng đã nên Nhân duyên mới đợc nửa niên Bỗng đâu có lệnh bề trên về đòi Tôi vâng uy pháp con trời Vậy nên tôi phải tới nơi đan trình Hiếm gì thiếu nữ trâm anh Mà vua lại phải ép tình tôi chi ?”
(câu 411-418) Hay:
“Nữ nhi phận phải chữ tòng Mặt trời lặn quả bóng trăng khôn vì Ví dù tôi chửa vu quy
Nay tôi duyên kiếp cùng chàng Nỡ nào phụ nghĩa tao khang cho đành ? Vua nay pháp luật công bình
Thiên hạ thuận tình thần quỷ vâng uy Cung tần mĩ nữ thiếu chi
Mà vua phải ép nữ nhi có chồng ?” (câu 463-472)
Lý lẽ của nàng vừa mềm mỏng, lại vừa sắc bén, đanh thép, vừa có tình lại vừa có lý. Nó vừa có tính chất thuyết phục lại vừa có tính chất tố cáo tội trạng của bọn vua, quan phong kiến. Nàng đã lấy cái tình giữa nàng và Phạm Tải để nhằm lay chuyển suy nghĩ, tình cảm của Trang Vơng. Đồng thời nàng lại lấy ngay cái giáo lý phong kiến để đập lại thói dâm ô của những kẻ nh Trang Vơng và lấy ngay những điều mà xã hội phong kiến đã đặt ra để ràng buộc ngời dân, làm một thứ vũ khí để đập lại bọn chúng. Đây quả là một hình thức đấu tranh hợp pháp, tuy đơn độc nhng lại rất tài tình. Hai lần đấu lý với tên vua là hai lần Ngọc Hoa làm cho ông ta cứng họng, không thể nói đợc gì.
Ngọc Hoa là một phụ nữ rất thông minh. Đứng trớc một kẻ trâng tráo, táng tận lơng tâm nh Trang Vơng, nàng đã tìm mọi cách để thoát khỏi nanh vuốt của tên vua vô đạo ấy.
Sau khi Trang Vơng giết chết Phạm Tải, không còn cách nào khác, Ngọc Hoa bèn rạch mặt cho mình xấu đi để Trang Vơng không còn mê nàng nữa, nhng kết quả không thành. Cuối cùng nàng đành hẹn với Trang Vơng là ba năm sau hết hạn tang chồng thì nàng sẽ quay lại và làm phi tần của Trang Vơng:
“Ba năm mãn phục tang chồng Thời tôi kíp đến sân rồng chầu vua”
Nhng thực chất Ngọc Hoa đang dùng kế hoán binh. Đây chỉ là một kế sách mà nàng dùng để thoát khỏi bàn tay của tên vua háo sắc ấy mà thôi. Bằng kế sách này, nàng đã giữ trọn đợc tiết nghĩa với chồng mà không bị Trang Vơng hãm hại.
Ngọc Hoa quả là một ngời phụ nữ thông minh và tài trí hơn ngời. Trớc mọi hoàn cảnh éo le trong cuộc sống nàng luôn tìm cách để vợt qua. Tài năng ấy không chỉ dừng lại ở phạm vi gíải quyết những vấn đề trong sinh hoạt gia đình mà bằng trí thông minh của mình, Ngọc Hoa đã đơng đầu với cả những khó khăn to lớn. Nàng đã đứng lên đấu tranh với cả một triều đình phong kiến mà đại diện là một tên vua dâm ác.
Cùng với những nhân vật phụ nữ tài hoa khác, hình tợng Ngọc Hoa đã góp phần khẳng định vị trí của ngời phụ nữ trong xã hội và buộc các đấng tu mi, nam tử phải nhìn nhận lại những quan điểm của mình về ngời phụ nữ.
2.2.2.3. Hiện thân của lòng căm hờn, tinh thần đấu tranh quyết liệt vàsự dũng cảm, kiên c ờng