0
Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Một số công cụ phục vụ cho việc xây dựng và sử dụng BGĐT

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯỜN '' CHẤT KHÍ'' VẬT LÝ 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 28 -28 )

3. Bài giảng điện tử

1.3.1.5. Một số công cụ phục vụ cho việc xây dựng và sử dụng BGĐT

a. Microsoft PowerPoint .

Trong Microsoft Office đi kèm hệ điều hành Windows có phần mềm Microsoft PowerPoint giúp tạo ra một loạt công cụ trình diễn có minh họa. Nhờ đó có thể thiết kế các mẫu chủ yếu cho bài báo cáo, bài giảng với các trang tiêu đề, văn bản, các biểu bảng, biểu đồ, các hình hoạ, ảnh chụp được quét vào máy tính, các hoạt hình, các phim video và âm thanh. Với các khả năng đó, nhiều GV đã tận dụng PowerPoint để thiết kế BGĐT.

Sử dụng PowerPoint để soạn các BGĐT cho phép tạo ra một tập các Slide theo cấu trúc lôgic của bài giảng. Mỗi Slide thường chứa đựng trên đó một đơn vị kiến thức cần truyền thụ của bài giảng. Các Slide được liên kết với

người soạn.

Việc liên kết các file dữ liệu của hầu hết các chương trình trên Windows đã cho PowerPoint khả năng sử dụng thêm các công cụ khác để phục vụ cho tiến trình dạy học như: Vẽ các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, xử lí các bảng số liệu.

Các hiệu ứng và khả năng trình diễn các đối tượng trên Slide không những đã làm cho hoạt động diễn ra phù hợp với logic của quá trình nhận thức, mà còn có tác dụng làm cho thế giới khách quan được tái tạo lại một cách có chọn lọc và sinh động. Điều đó kích thích hứng thú, tăng cường sự chú ý và niềm tin của HS trong quá trình hoạt động nhận thức.

Việc trình bày các Slide có thể được thực hiện ở ba chế độ tự động, có định thời gian hoặc không định thời gian. Biết cách sử dụng hợp lý ba chế độ này sẽ cho phép giám sát và khống chế được thời gian trình bày. Nhờ vậy, bài giảng luôn được thực hiện đúng tiến độ đã được định sẵn.

Với chức năng Pointer Option, PowerPoint cung cấp một công cụ viết hoặc vẽ trên nền các Slide để đánh dấu các điểm trọng yếu trong nội dung trình bày và có thể dễ dàng xoá đi mà không làm ảnh hưởng tới các đối tượng đã được tạo ra trước đó trên Slide. Đây là một chức năng rất ưu việt thường được dùng để nhấn mạnh một nội dung kiến thức nào đó trong khi giảng dạy.

b. Giới thiệu về phần mềm Violet.

Bên cạnh phần mềm tạo trình diễn nổi tiếng và tiện dụng MicroSoft PowerPoint, phần mềm Violet (Visual & Online Lecture Editor for Teacher - Công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho GV) của Công ty cổ phần tin học Bạch kim cũng là một công cụ giúp cho các GV có thể tự xây dựng được phần mềm hỗ trợ dạy học theo ý tưởng của mình một cách nhanh chóng.

c. Mạng máy tính và Internet.

- Mạng máy tính..

Sự kết hợp của máy tính với các hệ thống truyền thông (Communication), viễn thông (Telecommunication) đã tạo ra sự chuyển biến có tính cách mạng trong việc tổ chức khai thác và sử dụng các hệ thống MVT. Mô hình tập trung dựa trên các MVT lớn với phương thức khai thác “lô” (Batch Processing) đã được thay thế bởi một mô hình tổ chức sử dụng mới, trong đó các MVT đơn lẻ được kết nối lại với nhau để thực hiện công việc. Một môi trường chung của nhiều người sử dụng cho phép nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên chung từ những vị trí địa lí khác nhau. Các hệ thống như thế là mạng MVT (Computer Networks).

- Internet: Internet là một hệ thống gồm các mạng máy tính được kết nối với nhau trên phạm vi toàn thế giới. Với hai mạng máy tính bất kỳ kết nối với nhau nhờ giao thức TCP/IP (Transmission Control/ Internet Protocol) thông qua hệ thống kênh truyền thông.

CP/IP (Transmission Control/ Internet Protocol) là một giao thức chuẩn trên Internet, cho phép truyền dữ liệu từ máy này sang máy khác trên mạng. Nhờ giao thức này mà các máy chủ (Server) trên Internet được kết nối với nhau một cách dễ dàng.

Website là một tập hợp các trang Web có một địa chỉ duy nhất trên Internet dùng để định rõ vị trí của nó. Một trang Web (Web page) là một hồ sơ Web. Trang chủ của Website gọi là Home Page tức là trang chính trong vai trò giới thiệu về Website. Trang này sẽ liên kết với tất cả các trang khác trong cùng Website. Hầu hết các Website thường chứa hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn trang Web.

d. Phần mềm Crocodile Physics.

Crocodile Physics là phần mềm dạy học vật lí thuộc họ phần mềm Crocodile (Cá sấu) dùng cho các môn học Vật lí, Toán học, Hoá học và Công nghệ ở trường THCS và THPT. Họ phần mềm này phát triển từ phiên bản cũ Crocodile Clips 3 (1993), hiện tại có hơn 40 nước trên thế giới đang sử dụng[17].

Với phần mềm này có thể thực hiện hàng loạt thí nghiệm mô phỏng ở các lĩnh vực Cơ học, Điện học, Quang hình học và Sóng. Các thí nghiệm mô phỏng được tạo ra bằng cách sử dụng các thành phần có sẵn trên thanh công cụ để tạo thành một phòng thí nghiệm “Screen lab” an toàn, mềm dẻo, dễ sử dụng và hấp dẫn.

Các phép đo trong Crocodile Physics dễ thực hiện. Dữ liệu từ các thí nghiệm mô phỏng được biểu diễn trên đồ thị và có thể đọc được các giá trị, “đo được” một cách nhanh chóng bằng việc di chuyển con trỏ ngang qua thiết bị thí nghiệm.

Crocodile Physics dễ sử dụng để mô phỏng với các tương tác mutimedia nhằm tạo ra các hoạt động trong dạy học. Ngoài ra, Crocodile Physics giúp cho GV tạo ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan dùng để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS.

g. Phần mềm Working Model.

Working Model là phần mềm chuyên dụng để mô phỏng các hệ thống cơ học, phân tích các tham số của một hệ thống động học, động lực học phức tạp trên không gian hai chiều và ba chiều. Working Model có nhiều nét tương đồng với phần mềm dạy học vật lý Interactive Model đã có trớc đó, nên được nhiều GV vật lý sử dụng để thiết kế các quá trình mô phỏng trong dạy học vật

lý.

Sử dụng phần mềm Working Model có thể phân tích, thiết kế, đo đạc các đại lượng vật lý ở bất kỳ đối tợng nào trong hệ thống, xem kết quả xuất hiện dới dạng véc tơ, giá trị số hay đồ thị. Ngoài ra nó còn cung cấp các công cụ liên kết các đối tợng tạo ra các vật thể và khai báo các đặc trưng như khối lượng, lực, chiều dài, mô phỏng quá trình tiếp xúc, va chạm, ma sát, phân tích lực, tạo các đoạn phim ngắn…

e. Các phần mềm mô phỏng minh hoạ, thí nghiệm ảo, và các Video clip trong việc thiết kế bài giảng môn vật lý.

Vật lý học là bộ môn thực nghiệm nên khi giảng dạy GV cần phải coi trọng phương pháp thực nghiệm. Thí nghiệm là một loại phương tiện không thể thiếu trong việc dạy học vật lý bằng phương pháp thực nghiệm. Nó là một trong những phương tiện quan trọng nhất để kiểm tra kết quả logic của giả thuyết, từ đó dẫn đến sự công nhận hay loại bỏ giả thuyết được đặt ra.

3.2. Các yêu cầu đối với bài giảng điện tử.

Các BGĐT được thiết kế phải là phương tiện hỗ trợ tích cực cho việc đổi mới PPDH trong giai đoạn hiện nay. Khi ứng dụng CNTT trong dạy học, HS được tiếp xúc với môi trường hết sức hấp dẫn, đa dạng và có tính trợ giúp cao, có thể cá thể hóa hoạt động học tập của HS, môi trường này chưa có trong dạy học truyền thống. Đó là các vi thế giới, các môi trường hoạt động xuất hiện như Internet, thư điện tử, sách điện tử, thí nghiệm ảo…Những PPDH như cách tiếp cận kiến tạo, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để áp dụng rộng rãi. Các hình thức tổ chức dạy học như dạy học theo nhóm, dạy cá nhân cũng sẽ có những đổi mới trong môi trường mới này.

Từ định hướng đổi mới PPDH, đặt ra yêu cầu BGĐT được thiết kế phải góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS, hỗ trợ hoạt động dạy học. Yêu cầu của một BGĐT là tích hợp các ứng dụng CNTT sao cho phù hợp với nội dung, mục đích dạy học, đảm bảo đặc trưng bộ môn góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của HS làm tăng hiệu quả của QTDH.

* Có thể cụ thể hóa thành các yêu cầu sau:

+ Yêu cầu về nội dung

Cần trình bày nội dung với lý thuyết cô đọng, minh họa sinh động và có tính tương tác rõ nét mà phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả. Để thực hiện yêu cầu này, GV phải hiểu rất rõ vấn đề cần trình bày, phải thể hiện các phương pháp sử dụng truyền thống, đồng thời phải có kỹ năng về tin học để thực hiện các minh họa, mô phỏng hoặc chọn lọc từ tư liệu điện tử có sẵn.

+ Yêu cầu về phần câu hỏi - giải đáp

Kiểm tra đánh giá người học có hiểu nội dung (từng phần, toàn bài) vừa trình bày.

Liên kết một chủ đề đã dạy trớc với chủ đề hiện tại hay kế tiếp.

Câu hỏi cần được thiết kế sử dụng tính đa phương tiện để kích thích người học vận dụng trí não để tìm câu hỏi. Phần giải đáp cũng được thiết kế sẵn trong BGĐT nhằm mục đích:

Với câu hỏi đúng: Thể hiện sự tán thởng nồng nhiệt cổ vũ và kích thích lòng tự hào của người học.

cho quay lại phần đề mục bài học cần thiết theo quy trình sư phạm để người học chủ động tìm tòi câu trả lời.

Đa ra một gợi ý, hoặc chỉ ra điểm sai của câu trả lời, nhắc nhở chọn đề mục đã học để người học có cơ hội tìm ra câu trả lời.

+ Yêu cầu về phần thể hiện khi thiết kế

Các nội dung chuẩn bị của hai phần trên khi thể hiện trình bày, cần đảm bảo các yêu cầu:

Đầy đủ: Có đủ yêu cầu nội dung bài học.

Chính xác: Đảm bảo không có thông tin sai sót.

Trực quan: Hình vẽ, âm thanh, bảng biểu trực quan, sinh động hấp dẫn người học.

3.3. Các tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử.

Một phần mềm dạy học chứa đựng trong nó các yếu tố: Lý luận dạy học, nội dung dạy học, những phương án truyền thông, luyện tập, kiểm tra đánh giá, thu thập thông tin 2 chiều và quản lý chương trình.

Về phương diện lý luận dạy học, BGĐT phải thực hiện được các chức năng của lý luận dạy học. Nội dung của BGĐT chứa đựng các tài liệu học tập, các siêu liên kết với các trang thông tin có khả năng mở rộng, các đồ thị, hoạt hình, các video clip, các chương trình mô phỏng. BGĐT chứa đựng trong nó các phương án khác nhau về truyền thông trong hoạt động dạy học, cho phép sử dụng các chức năng điều khiển để sử dụng linh hoạt chức năng tổ chức dạy học. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ giảng dạy nội dung mới, các BGĐT cũng chứa đựng trong nó các nội dung để người học có thể ôn luyện, thực hiện các

chương trình để giúp GV và HS dễ dàng sử dụng bài giảng đó.

Việc xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một BGĐT có thể được sử dụng trang giảng dạy hay không là điều rất cần thiết. Thực tế các BGĐT mới xuất hiện mấy năm gần đây, nhất là ở Việt Nam thì BGĐT đã nhiều và một số trường cũng mới chỉ bắt đầu thử nghiệm nó trong dạy học.

Qua thực tiễn xây dựng các BGĐT và ứng dụng trong giảng dạy, theo chúng tôi, các tiêu chí để đánh giá BGĐT gồm: Các tiêu chí về mặt khoa học, các tiêu chí về lý luận dạy học, các tiêu chí về mặt sư phạm và các tiêu chí về mặt kỹ thuật.

+ Các tiêu chí về mặt khoa học: Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với một BGĐT. Tiêu chí về mặt khoa học thể hiện ở tính chính xác về nội dung khoa học chứa đựng trong bài giảng. Nội dung của bài giảng phải phù hợp với chương trình đào tạo, phù hợp với trình độ kiến thức và kỹ năng của người học. Các thuật ngữ khoa học, các khái niệm, các định nghĩa, định lý, định luật... sử dụng trong bài giảng phải chính xác và nhất quán với giáo trình giảng dạy được ban hành. Nội dung của BGĐT phải giúp người học hiểu rõ hơn nội dung dạy học, các modul nội dung chứa đựng trong bài giảng ấy phải nhằm thực hiện được mục đích dạy học.

+ Các tiêu chí về lí luận dạy học: Một BGĐT phải thực hiện được các chức năng lí luận dạy học mà phần mềm đảm nhận. BGĐT phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình dạy học, từ khâu đặt vấn đề nghiên cứu, hình thành tri thức mới cho HS, luyện tập, tổng kết hệ thống hoá tri thức và kiểm tra đánh giá kiến thức của HS. Nội dung của bài giảng phải gắn liền với chương trình, cấu trúc tổng thể của bài giảng phải hợp lý, cần phải có những minh chứng cụ thể cho các nội dung khoa học cần truyền thụ. Tiến trình của một giờ học phải được thể hiện rõ ràng trong BGĐT.

+ Các tiêu chí về mặt sư phạm: BGĐT cần phải thể hiện rõ tính uư việt về mặt tổ chức dạy học so với hình thức lớp - bài truyền thống. Những uư việt của máy tính thể hiện trong BGĐT phải có tác dụng gây động cơ học tập và tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS. Thông qua việc trình bày kiến thức một cách trực quan, dễ hiểu những chương trình mô phỏng để giúp HS đào sâu nội dung học tập. Các BGĐT phải thể hiện một cách tường minh việc giao nhiệm vụ học tập một cách hợp lý theo tiến trình logic của bài giảng, có tính chất nêu vấn đề để HS suy nghĩ, giải quyết. Các BGĐT phải giúp cá biệt hoá học tập của HS, tạo môi trường để HS có thể làm việc theo nhóm. Các BGĐT phải có phần luyện tập để giúp HS hình thành và rèn luyện kỹ năng, khắc sâu kiến thức đã lĩnh hội và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

+ Các tiêu chí về kỹ thuật: Giao diện trên màn hình phải thân thiện, các đối tợng phải được sắp xếp một cách hợp lý phù hợp với sự phát triển của nội dung bài giảng. Việc sử dụng các tương tác âm thanh, màu sắc phải hợp lý, không quá lạm dụng khả năng biểu diễn thông tin dới dạng hình ảnh của máy tính. Một tiêu chí rất quan trọng đối với BGĐT đó là tính dễ sử dụng, sự ổn định của phần mềm và khả năng thích ứng tốt với các thế hệ máy tính, các hệ điều hành khác nhau. BGĐT phải có phần hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt để cho GV và HS dễ sử dụng. Trong BGĐT phải chứa các nút điều khiển để GV dễ dàng định vị đến phần nội dung cần thực hiện, chức năng siêu liên kết phải được khai thác triệt để góp phần mở rộng thông tin liên quan đến bài học[10].

3.4. Các loại bài giảng điện tử

Do tốc độ phát triển nhanh của KHCN, đặc biệt là sự bùng nổ lĩnh vực thông tin làm cho số lượng tri thức nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng thì PPDH truyền thống không còn đáp ứng được nữa. Do vậy việc nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy bằng việc sử dụng hiệu quả CNTT đang là

một nhu cầu cấp bách trên phạm vi toàn thế giới. ở nước ta việc áp dụng các BGĐT kết hợp với phương pháp tổ chức tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS đang được nghiên cứu và triển khai và mang lại kết quả khả quan. Trong dạy học nói chung, và dạy học vật lý nói riêng BGĐT là một cách thức PPDH hiện đại, nó có thể thực hiện được các chức năng cơ bản của quá trình dạy học đó là:

Dạy bài học mới, Dạy bài học bài tập, Dạy bài học ôn tập, Hỗ trợ kiểm tra đánh giá.

1.3.4.1. Bài giảng điện tử dạy bài học mới.

Bài học mới là nội dung cơ bản nhất trong dạy học vật lý nó có vai trò

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ CHƯỜN '' CHẤT KHÍ'' VẬT LÝ 10 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Trang 28 -28 )

×