Bài giảng điện tử hỗ trợ kiểm tra, đánh giá

Một phần của tài liệu Sử dụng đa phương tiện để thiết kế bài giảng điện tử chườn '' chất khí'' vật lý 10 chương trình chuẩn (Trang 39)

3. Bài giảng điện tử

1.3.4.4. Bài giảng điện tử hỗ trợ kiểm tra, đánh giá

Kiểm tra đánh giá kiến thức là một khâu rất quan trọng trong QTDH. Với sự giúp đỡ của MVT, các BGĐT sẽ tạo cho HS nhiều cơ hội để rà xét lại

những lỗ hổng, cũng như phát huy được những điểm mạnh về kiến thức của mình. Bên cạnh đó GV cũng nắm được nhanh chóng và đầy đủ thông tin phản hồi từ phía HS để kịp thời điều chỉnh QTDH.

Với các Slide để kiểm tra, HS có thể tự đánh giá kết quả học tập một cách nhanh chóng chính xác. Kiểm tra trên BGĐT chủ yếu là hình thức trắc nghiệm khách quan, nó giúp HS bao quát kiến thức một phạm vi rộng và có thể phân loại trình độ HS một cách rõ ràng.

Có thể lưu giữ các bài kiểm tra trong "thư viện các bài kiểm tra" trên máy tính. GV không chỉ nhận được kết quả học tập mà còn theo dõi và chỉ dẫn những sai sót của HS để HS khắc phục và sữa chữa. Với năng lực tính toán nhanh và chính xác của máy tính, GV sẽ dễ dàng nhanh chóng kiểm tra theo các thang điểm đã đặt ra. Hình thức đánh giá này của BGĐT uư điểm hơn hẳn so với cách đánh giá truyền thống bởi tính khách quan cao, tiết kiệm thời gian và ít sai sót, cùng với khả năng lưu trữ dữ liệu với khối lượng lớn. Nhờ đó, GV có thể thực hiện các phép xử lý thống kê để quản lý và kiểm tra kết quả học tập của HS nhanh chóng, chính xác, từ đó đề ra biện pháp giáo dục thích hợp kịp thời.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng đa phương tiện để thiết kế bài giảng điện tử.Chúng tôi đã đạt được một số kết quả:

-Trong quá trình dạy và học phương tiện dạy học luôn đóng vai trò quan trọng để phát huy tối đa khả năng của người học. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lí và khoa học. Hiểu rõ vai trò của phương tiện dạy học giúp chúng ta định hướng chính xác khi sử dụng phương tiện day học giúp góp phần nâng cao chất lượng day và học.

- Với vai trò là một phương tiện day học hiện đại đa phương tiện có nhiều thế mạnh. Tuy nhiên, khi sử dụng đa phương tiện làm phương tiện hỗ trợ dạy học cần phải khai thác và đầu tư đúng mức. GV phải được bồi dưỡng, đào tạo còn đối với HS để phát huy hết vai trò của đa phương tiện trong việc học đòi hỏi HS phải phát huy tối đa các giác quan. Thông qua hoạt động của các giác quan mà HS được rèn luyện, củng cố, hoàn thiện các hành vi của mình.. Khi tiếp xúc với đa phương tiện HS sẽ tạo cho mình một niềm tin vào năng lực của mình.. Đa phương tiện làm tăng cường tính trực quan kiến thức. Minh hoạ kiến thức và hộ trợ làm các thí nghiệm.

- Khi sử dụng đa phương tiện thiết kế BGĐT càng chứng minh rõ hơn về ưu điểm của các phương tiện dạy học hiện đại. BGĐT đã đáp ứng yêu cầu cơ bản của quá trình dạy học, tạo ra môi trường dạy học khá lí tưởng.

- Để tiến hành thực hiện xây dựng BGĐT được hoàn thiện chúng ta cần chú ý những cấu trúc, quy trình, yêu cầu và tiêu chí đánh giá. Đồng thời phân biệt các loại BGĐT như dạy bài học mới, dạy bài học bài tập, dạy bài ôn tập và giờ kiểm tra đánh giá.

- Tuy nhiên, để xây dựng BGĐT đáp ứng được những yêu cầu: Đa dạng, sinh động, khả năng tích hợp cao đồng thời đảm bảo được tính chuẩn mực về mặt sư phạm thì vấn đề quan trọng là sự kết hợp giữa yếu tố khoa học sư phạm và kỹ thuật xây dựng BGĐT. Do đó, xét về phương diện PTDH hiện đại, việc thiết kế và xây dựng BGĐT dạy học cần phải đảm bảo được tính cấu trúc, nguyên tắc và những yêu cầu xác định.

- Hiện nay, BGĐT dạy học nói chung và dạy học vật lý nói riêng đă nhiều, dạy học thông qua BGĐT không còn mới mẻ. Do đó đòi hỏi người GV phải nhiệt huyết, có niềm đam mê đồng thời phải có vốn kiến thức sâu rộng để xây dựng BGĐT dạy học có chất lượng, làm sao để BGĐT không đơn điệu nhàm chán.

Chương 2

SỬ DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐỂ THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” VẬT LÍ 10 THPT 2.1. Nội dung cơ bản của chương “chất khí”.

* Cấu tạo chất.

* động học phân tử của chất khí. * Khí li tưởng .

* Các quá trình biến đổi trạng thái của khí lí tưởng và các định luật tương ứng.

* Phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

Nội dung , cấu trúc theo sách giáo khoa vật lý 10 hiện hành.Chương này kế thừa và phát triển kiến thức mà học sinh đã học ở trung học cơ sở về thuyết động học phân tử. Dùng thuyết này để tìm hiểu về các tính chất khí lí tưởng, từ đó suy ra tính chất của khí thực .

Chương gồm hai nội dung chính:

- Nội dung thứ nhất: Thuyết động học phân tử .Ở đây chỉ yêu cầu học sinh nắm chắc những quan điểm cơ bản của thuyết , không đưa ra phương trình cơ bản và các hằng số cơ bản của thuyết.

- Nội dung thứ hai và nội dung cơ bản của chương: Các định luật thực nghiệm về khí lí tưởng và phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

Để tập trung kiến thức cơ bản của chương là các phương trình trạng thái của khí lí tưởng viết theo nhiệt độ K , SGK trình bày nội dung theo cấu trúc sau đây:

+ Định luật Bôilơ-Mariốt. + Định luật Saclơ.

+ Độ không tuyệt đối và nhiệt giai Kenlvin. Định luật Saclơ viết theo nhiệt giai kenlvin (K).

+ Định luật Bôilơ-Mariốt và Định luật Saclơ. Viết theo độ K xây dựng phương trình trạng thái của khí lí tưởng viết theo độ K .Nội dung của SGK coi trọng việc biểu diễn các đẳng quá trình trong hệ toạ độ( P,V).

2.2. Cấu trúc nội dung các định luật chất khí theo sgk hiện hành .

a.Thuyết động học phân tử :

Trong chương trình cải các giáo dục, thuyết động học phân tử được đưa vào từ lớp 8 thuyết này được học ngay trong phần cơ học. Và sau đó nó được dùng để giải thích cơ chế của định luật Pascal về cơ học chất lỏng và chất khí. Nó càng được sử dụng thường xuyên trong phần nhiệt học. Do vậy ở bậc THPT thuyết này chỉ ôn tập và mở rộng thêm.

Nội dung cơ bản của thuyết :

- Vật chất được cấu tạo từ các phân tử riêng biệt , giữa chúng có một khoảng cách trống.

- Các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

- Các phân tử tương tác nhau bằng lực hút và lực đẩy phân tử. Đó là lực liên kết giữa các phân tử.

- Vận tốc trung bình của chuyển động hỗn độn của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn thì nhiệt độ của vật càng cao.

Trong nội dung chương trình lớp 8 khi học sinh nghiên cứu thuyết cấu tạo chất, học sinh phải trải qua các quá trình thí nghiệm trong một số tiết học.

Sau mỗi tiết học thì các luận đề cơ bản đã được giải quyết, tổng kết và đã được ứng dụng trong quá trình học phần cơ học, nhiệt học, điện học. Do đó ở phần lớp 10 SGK không lập lại quá trình đó nữa mà chỉ ôn tập. SGK cũng đưa ra một số dẫn liệu về kích thước, khối lượng của một số phân tử . Điều này chỉ có tác dụng giúp cho học sinh những có ý niệm cụ thể hơn về các hạt vi mô, trong đó có phân tử.

SGK đưa ra khái niệm về lực tương tác và có xây dựng mô hình liên kết của các phân tử. Các phân tử này luôn tồn tại lực hút và lực đẩy, khi chúng ở gần nhau thì xuất hiện lực đẩy mạnh hơn lực hút còn khi chúng xa nhau thì lực hút mạnh hơn lực đẩy và gọi chung là lực tương tác.Ngoài ra SGK còn đưa ra khái niệm và tính chất của các trạng thái (rắn , lỏng , khí).

Từ những điều trình bày ở trên thì thấy rằng trong quá trình dạy về thuyết động học ở phần lớp 10 thì giáo viên nên để học sinh chủ động hệ thống kiến thức của thuyết.

b.Các định luật chất khí.

Các quá trình đẳng áp, đẳng tích, đẳng nhiệt của định luật chất khí là định luật thực nghiệm. SGK vật lí 10 cũng xây dựng quá trình đẳng nhiệt, quá trình đẳng tích theo phương pháp thực nghiệm

Với định luật Bôilơ-Mariốt SGK đã sử dụng phương pháp thực nghiệm sách đã giới thiệu các mô hình của thí nghiệm bằng hình vẽ qua sự mô tả. Qua đó nhằm giúp học sinh hình dung được cơ chế ảnh hưởng qua lại các đại lượng cần nghiên cứu và cơ chế khống chế đại lượng biến thiên trong thí nghiệm. Sau đó sách đã dẫn ra một vài kết quả của thí nghiệm rồi phát biểu định luật, giới thiệu công thức của định luật và biểu diễn đồ thị của định luật.

Đối với định luật Sác lơ SGK đã đưa ra hai cách phát biểu. - Một là nhiệt độ cenxiút

- Hai là nhiệt độ kenvin.

Trong quá trình làm thí nghiệm, do độ nhạy cảm của các đại lượng trong khối khí rất bé. Chính vì vậy khi làm thí nghiệm với định luật Bôilơ-Mariốt, thì cần phải tiến hành thay đổi thể tích rất chậm . Còn đối với định luật Sác lơ thì cần chú ý đến độ an toàn . Với mọi bộ thíêt bị thí nghiệm, để dẫn đến định luật này việc đọc đồng thời hai thông số nhiệt độ và áp suất là rất khó thực hiện được. Do vậy cần có những bộ thiết bị tốt và khả năng sử dụng thành thạo thí bộ thí nghiệm này, tránh các sai số quá lớn tới mức không cho phép.

Đối với định luật Gay-luy-xac thì để tránh tiết kiệm thời gian và tăng khả năng suy lí cho học sinh và cũng làm cho phong phú chương trình, tránh sự nhàm chán cho học sinh nên SGK đã sử dụng phương pháp suy luận theo lí thuyết này.

Phương trình trạng thái khí lí tưởng cũng xây dựng nhờ con đường quy nạp lý thuyết từ hai định luật đẳng nhiệt và đẳng tích. Sau khi có phương trình trạng thái thì SGK đã quay trở lại suy diễn từ biểu thức tổng quát đến các định luật Bôilơ-Mariốt và định luật Saclơ, định luật Gay-luy-xac .

c.Phương trình trạng thái và các đẳng quá trình.

Các định luật Bôilơ-Mariố và định luật Sác lơ mới chỉ thiết lập đươc hệ thức giữa hai trong ba thông số trạng thái cua chất khí, phối hợp hai định luật này ta có thể xây dựng được các thông số trạng thái nghĩa là ta xây dựng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng.

PV T = const hay 1 1 1 PV T = 2 2 2 PV T .

Từ phương trình trạng thái có thể suy ra các biểu thức của các đẳng quá trình theo bảng sau:

Sơ đồ 2.1: Phương trình trạng thái và các đẳng quá trình. Phương trình trạng thái PV T = const 1 1 1 PV T = 2 2 2 PV T . Qúa trình đẳng nhiệt 1 T = T2 Qúa trình đẳng tích V1 = V2 Qúa trình đẳng áp P1 = P2 pV = const =>P1V1 = P2V2.

2.3.Mục tiêu dạy học các định luật của “chất khí ”.

Các định luật chất khí là một phần quan trọng trong chương chất khí

P P P P V V V V O T T O O O O p const T = => 1 1 P T = 2 2 P T V const T = ; => 1 1 V T = 2 2 V T

nói riêng và phần nhiệt học nói chung.Tuy chương trình vật lí lớp 8 có đề cập đến nhưng mới chỉ xây dựng được thuyết động học phân tử chất khí mà chưa nghiên cứu sâu các đại lượng liên quan, chỉ vào chương trình lớp 10 chúng ta mới có cơ hội đi tìm hiểu vấn đề này. Để xây dựng tiến trình dạy học một số kiến thức về các định luật “chất khí” thì trước hết phải tìm hiểu mục tiêu dạy học của các định luật “chất khí”

Chuẩn kiến thức, kỹ năng.

a)Qúa trình đẳng nhiệt .Định luật Bôilơ-Mariốt.

Kiến thức: - Nhận biết được “Trạng thái”và “Đẳng qúa trình ”. -Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.

- Phát biểu và nêu được hệ thức của định luật Bôilơ-Mariốt.

- Nhận biết và biểu diễn đựơc dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ trục toạ độ (P,V).

Kỹ năng:

- Nêu được phương án và dự đoán trong thí nghiệm. - Tiến hành thành thạo các bước trong thí nghiệm.

- Vận dụng được đinh luật Bôilơ-Mariốt vào giải bài tập, vẽ được dạng của đường đẳng nhiệt.

b) Qúa trình đẳng tích .Định luật Sáclơ.

Kiến thức: * Nêu được định nghĩa quá trình đẳng tích.

- Phát biểu và viết được biểu thức của định luật Saclơ theo nhiệt độ tuyệt đối. - Nhận biết và biểu diễn được dạng của đường đẳng tích trong hệ trục toạ độ (P,T).

Kỹ năng

- Trực tiếp thực hiện các bước của thí nghiệm. Dự đoán về quan hệ p ,T.

- Nêu phương án, dự đoán kết quả và kiểm tra định lượng của dự đoán qua thí nghiệm của từng nhóm.lí số liệu

-Xử lí số liệu thí nghiệm và vận dụng định luật vào giải bài tập liên quan đến định luât.

c)Phương trình trạng thái của khí lí tưởng . Kiến thức:

* Từ các hệ thức của định luật Bôilơ-Mariốt và định luật Saclơ thì xây dựng được phương trình trạng thái của khí lí tưởng và từ phương trình trái thái khí ta viết được hệ thức đặc trưng cho các đẳng quá trình.

Nhận biết và vẽ được quá trình biến đổi trặng thái.(P,V). - Nêu được định nghĩa quá trình đẳng áp

- Nhận biết và biểu diễn đựơc dạng của đường đẳng áp trong hệ trục toạ độ (V,T). - Hiểu được ý nghĩa vật lí của “Độ tuyệt đối” và trình bày được ưu và nhược điểm của nhiệt giai Kelvin.

Kỹ năng: * Nghiên cứu sự phụ thuộc của đại lượng P vào V và T.

- Vận dụng được phương trình trạng thái khí lí tưởng để giải các bài tập có liên quan.

- Chứng kiến các quá trình sáng tạo kiến thức và từ đó rút ra phương trình trạng thái.

2.4. Grap chương “chất khí”: Vật lý 10 chương trình chuẩn.

2.5. Thực trạng dạy học các định luật chất khí ở trung tâm GDTX-DNYên Định Yên Định

Trong phân phối chương trình của bộ thì chương chất khí theo SGK hiện hành được phân vào học kỳ II, gồm 6 tiết. Trong đó có 4 tiết lý thuyết, 1 tiết bài tập và 1 tiết kiểm tra.

Qua quá trình làm việc ở Trung tâm, tôi nhận thấy:

*Về giảng dạy của giáo viên:

Qúa trình đẳng nhiệt. Định luật Bôilơ-Mariốt. pV = const Qúa trình đẳng tích Định luật Sác lơ. Qúa trình đẳng áp Định luật Gay-luy-xac. Phân tử và một số thuộc tính của phân tử

Các trạng thái của cấu tạo chất

Phương trình trạng thái của khí lí tưởng

Thuyết động học phân tử và chất khí lí tưởng

- Phương pháp dạy học được sử dụng nhiều nhất vẫn là thuyết trình, diễn giảng kết hợp với đàm thoại và có sử dụng thí nghiệm kiểm chứng nhưng lại chưa nhiều.

- Tuy GV đã có cải tiến trong phương pháp dạy học, để nhằm mục đính tạo ra không khí hoạt động tích cực cho sinh trong giờ học. Nhưng các phương pháp mà giáo viên sử dụng vẫn còn nặng về diễn giải, giải thích hơn là kích thích tự tìm tòi. Do vậy kết quả đạt được không như mong muốn. Học sinh mặc dù hăng hái tham gia nhưng chưa thực sự được kích thích tự tìm tòi để phát triển tư duy .

- Trong những bài học có thí nghiệm phần lớn giáo viên chỉ lập luận

Một phần của tài liệu Sử dụng đa phương tiện để thiết kế bài giảng điện tử chườn '' chất khí'' vật lý 10 chương trình chuẩn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w