Inđônêxia và Mianma (Miến Điện)

Một phần của tài liệu Hai xu hướng (bạo động và cải lương) trong phong trào giải phóng dân tộc ở đông nam á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) (Trang 29 - 31)

Tiêu biểu cho xu hớng Bạo động ở Inđônêxia là cuộc khởi nghĩa của Đipônêgôrô (1825 - 1830) và cuộc chiến đấu của nhân dân Achê.

Trong nửa đầu thế kỷ XIX, thực dân Hà Lan dùng nhiều biện pháp để can thiệp vào nền kinh tế của các lãnh chúa trên quần đảo này. Ngay lập tức, chúng đã vấp phải sự phản ứng của các lãnh chúa đứng đầu là Đipônêgôrô. Ông đã phát ra lời kêu gọi các lãnh chúa cũng nh quần chúng nhân dân tham gia chống thực dân Hà Lan. Lời kêu gọi của ông có tới 70 lãnh chúa và hàng vạn quần chúng tham gia phong trào. Từ mùa thu năm 1825 đến mùa xuân năm 1826, nghĩa quân đã nhiều lần đánh bại quân đội Hà lan. Từ đây quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm Giacácta và đánh tan sự đàn áp trở lại của quân Hà Lan. Tr- ớc sự phát triển mạnh mẽ của cuộc khởi nghĩa thì thực dân Hà Lan một mặt tiếp tục tăng cờng bao vây, đàn áp vào khu căn cứ của nghĩa quân, mặt khác chúng dùng chiêu bài kinh tế để dụ dỗ, mua chuộc các lãnh chúa. Vì thế, nhiều lãnh chúa dần dần rời khỏi phong trào cho nên nghĩa quân chuyển sang hoạt động du kích. Nhng nhờ sự che chở của quần chúng nhân dân nên phong tẻào vẫn phát triển mạnh mẽ. Thực dân Hà Lan không thể nào dập tắt đợc phong trào thì chúng chuyển sang chính sách bỉ ổi là yêu cầu đàm phán với chính quyền Đipônêgôrô để tổ chức bắt ông vào tháng 5 - 1938.

Achê lúc bấy giờ là một tiểu quốc ở Tây Bắc Inđônêxia. Từ thế kỷ XVI thực dân Bồ Đào Nha, sau là thực dân Hà Lan bằng cách chinh phục tiểu quốc này nhng không thành công. Từ kênh đào Xuyê thì eo biển Malắcca cũng trở thành một vị trí quan trọng trong con đờng giao thơng Đông Tây. Chính vì vậy thực dân Hà Lan rất muốn khống chế eo biển này. Muốn khống chế đợc eo biển này thì trớc hết phải thôn tính Achê. Vì thế năm 1873, Hà Lan điều 3000 quân đổ bộ lên Achê thực hiện kế hoạch đánh chớp nhoáng, nhng nhân dân Achê chiến đấu hết sức dũng cảm tiêu diệt hơn 1000 quân Hà Lan cùng với tên chỉ huy, và làm thất bại cuộc hành quân của thực dân Hà Lan. Cuối năm đó thực dân Hà Lan tiếp tục đổ bộ lên Achê và chiếm đợc hoàng cung của tiểu vơng. Ngay lập tức Hà Lan phải đơng đầu với một cuộc chiến tranh du kích diễn ra trên một quy mô rộng lớn. Trong cuộc chiến tranh này hơn 1000 quân Hà Lan phải bỏ mạng, tiêu tốn hơn 150 triệu gunđơ. Sau thất bại này Hà Lan chuyển sang chính sách xây dựng một số đồn trú.

ở Mianma, sau cuộc xâm lợc lần thứ ba của thực dân Anh, thì phong trào

đấu tranh theo xu hớng Bạo động của quần chúng nhân dân diễn ra khá sôi nổi . Sau khi thực dân Anh căn bản thôn tính đợc Mianma trong thời gian (Từ cuối năm 1885 đến đầu 1886) từ mùa hè năm 1886, phong trào chiến tranh du kích chống thực dân Anh đã lan rộng ở Mianma. Lực lợng kháng chiến đã rút khỏi các thành phố đi sâu vào rừng núi, chuyển sang đánh du kích. Sau khi chiếm đợc Mianma, các tớng lĩnh Anh chủ quan, không đánh giá đúng lực lợng kháng chiến của ngời Miến.

Vùng quan trọng của phong trào khởi nghĩa là khu vực ngoại ô Manđalay ở đó, các đội quân của hoàng thân Min Xâyin hoạt động mạnh. Nhiều dân c thành phố, trong đó có cả những tu sĩ nổi tiếng đã liên hệ chặt chẽ với nghĩa quân. Ngoài các cuộc tấn công vào đồn bốt của quân Anh, các nghĩa binh còn mu toan đánh chiếm các thành phố. Tuy nhiên, họ không thực hiện đợc. Các đội

du kích hoạt động mạnh nhất ở vùng Suêbô, vùng mỏ ngọc Môgôca. ở phía bắc Miến, ngời Trung Quốc, ngời Cachin và các bộ lạc miền núi khác cũng tích cực tham gia chiến tranh du kích chống Anh cùng với nghĩa quân.

ở vùng trung Mianma, quân du kích hoạt động mạnh ở những khu đông dân Ava và Xagain. Quân du kích Miến đã vây hãm quân Anh trong các thành phố cho đến tận năm 1889.

ở các miền dọc sông Iraoađi, Pagan, Mingan, Minbu, Tacmiô, phong trào du kích cũng gây nhiều khó khăn cho quân Anh. ở những vùng này, nghĩa quân dới sự chỉ huy của những lãnh tụ tài giỏi nh Bô Suây và Ôttama đã nhiều lần dáng những đòn chí mạng vào quân đội Anh.

Quân du kích Mianma cũng hoạt động mạnh ở những vùng Iaungu, Pêgu, Tanetxerim và đe doạ vùng ngoại ô Ranggun. Phong trào khởi nghĩa chống ngời Anh của ngời Cachin, ngời San cũng không ngừng tăng lên mà ngời Anh không thể nào đàn áp đợc vì rừng rậm và núi cao cản trở. Quy mô của cuộc chiến tranh du kích rất rộng lớn, đến nỗi lực lợng chiếm đóng của quân Anh đông tới 40.000 ngời mà luôn ở trong tình trạng đối phó, những thiệt hại của quân Anh ngày càng tăng.

Đến cuối năm 1889, phong trào du kích hoạt động chủ yếu ở các vùng rừng núi, và tiến hành công kích đơn lẻ vào các đồn bốt của quân Anh, sau đó rút vào rừng núi. Những đội du kích đợc chia nhỏ, hoạt động riêng rẽ.

Một phần của tài liệu Hai xu hướng (bạo động và cải lương) trong phong trào giải phóng dân tộc ở đông nam á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w