Cung đệ Nhị của Thừa Hoa điện

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu khu di tích phúc quang từ đường và thừa hoa điện ở định hoà yên định thanh hoá (Trang 38 - 42)

B Nội dung

2.2.2.Cung đệ Nhị của Thừa Hoa điện

Trớc đây Thừa Hoa điện chỉ có duy nhất một nhà thờ, về sau đợc dựng thêm một cung nữa gọi là Cung đệ Nhị. Đây là phủ thờ Mẫu của tín ngỡng thờ

Mẫu. Sự hỗn dung tín ngỡng này không có gì bất ngờ. Đạo Tam phủ, Tứ phủ hình thành trên cơ sở tập tục lâu đời của nhân dân ta đến nay vẫn còn duy trì. “Đó là tục thờ nữ thần. Vị nữ thần xa xa nhất, ở vị trí cao nhất là Mẹ Âu Cơ. Tín ngỡng thờ Mẫu hình thành muộn nhất thì cũng từ thế kỉ thứ XV, trên cơ sở thờ nữ thần, trớc hết là nhiên thần: Mẫu Thoải, Mẫu Cửu Thiên, Mẫu Thợng Ngàn, đó gọi là Tam phủ. Sau kết hợp với Mẫu Liễu Hạnh thành Tứ phủ” [10; 156], t- ợng trng cho ba yếu tố phụng thờ: thiên - địa - nhân, cũng là bốn cõi: cõi Trời, cõi Ngàn, cõi Nớc và cõi Nhân gian.

Tục thờ Mẫu vốn ăn sâu vào tâm thức dân gian thể hiện một cách sinh động nhận thức về Đất nớc, con ngời Việt Nam. Trong khi đó Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngoc Giao vốn đợc tôn là “Mẫu nghi”, là một ngời mẹ thực với đức độ của mình đợc tôn thờ, thì sự kết hợp giữa tín ngỡng thờ Mẫu với thờ tổ tiên, danh nhân văn hoá cũng dễ giải thích. Trong tâm thức của ngời dân trong vùng, thì Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao cũng là một “Thánh Mẫu” và ngự trong “phủ” riêng : Phủ Nhì.

“Trớc kia Cung đệ Nhị nằm ở chùa Thiên Phúc. Đến sau đợc đem về đặt bên cạnh Thừa Hoa Điện” [6; 357]. Việc hỗn dung tín ngỡng này không làm giảm mà ngợc lại còn làm tăng thêm phần linh thiêng của điện thờ. ở đây, Mẫu tối cao trong Cung đệ Nhất là ngời thật, hợp với quan niệm: coi con ngời là trung tâm của vũ trụ. Cung đệ Nhị đợc xây làm năm gian. Đằng trớc không có cửa, đằng sau bố trí hai cửa hậu, một trái một phải, nối với Cung đệ Nhất. Trớc Cung đệ Nhị là một sân chầu hình vuông rộng 225m2.

Cách bài trí của Cung đệ Nhất và Cung đệ Nhị theo sơ đồ:

Ngũ Vị Tiên Ông

Đức Thánh Cha Chúa Bà sơn

trang Hương án Quan Ngũ hổ Ban Cô Khâm sai đại thần Sân Con Nghê Bà chúa bản đền

(Thổ địa) Mẫu cửa trùng thiên

Hà Bá Long Vương

Hoàng thái hậu ngô thị ngọc giao

Lê thánh tông hương án Ngô từ

hạc hạc

Tam toà thánh mẫu

Ban Cậu Khâm sai đại thần Con Nghê sân Cung đệ Nhị Cung đệ Nhất

So với các điện thờ Mẫu ở ngoài Bắc nh Đền Sòng (Thanh Hoá), Phủ Tây Hồ (Hà Nội), Phủ Giầy (Nam Định)... thì cách bài trí ở Phủ Nhì có phần đơn giản.

Ngự cao nhất trong Phủ Nhì là Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao ở Cung đệ Nhất. Còn trong Cung đệ Nhị có tam toà Thánh Mẫu: Mẫu Liễu Hạnh ở giữa; bên phải là Mẫu Thợng Ngàn; bên trái là Mẫu Thoải.

Tiếp xuống là Ngũ vị tiên Ông (tôn Ông) còn gọi là các quan lớn, ứng với nghĩa triết học là ngũ hành:

- Quan lớn đệ Nhất: Là phái viên của Thánh Mẫu Thợng Thiên. - Quan lớn đệ Nhị: Là phái viên của Thánh Mẫu Thợng Ngàn. - Quan lớn đệ Tam: Là phái viên của Thánh Mẫu Thoải.

- Quan lớn đệ Tứ: Là phái viên của Thánh Mẫu Địa Phủ, trông coi khắp các “long mạch”.

- Quan lớn đệ Ngũ: "Tơng truyền là con thứ năm của Long Vơng, bị phạt biến thành con rắn sau trở thành Quan lớn Tuần Tranh" [6; 185].

Tiếp đó, trớc hơng án thờ quan Ngũ hổ (chúa sơn lâm), với t cách này hổ là hiện thân của “âm”, là biểu hiện của sức mạnh tầng dới, bên cạnh đó còn là hiện thân của thần Tài và thần Y" [4; 176]. Sau Quan ngũ hổ là Ban cậu và Ban cô, thể hiện tinh thần cầu mong sự sinh sôi nảy nở. Hai bên thờ Đức Thánh Cha và Chúa Bà Sơn Trang. Ngoài cửa phủ có hai Khâm Sai đại thần gác hai bên. ở đây Thổ Địa trở thành Bà Chúa bản đền. Và Mẫu Cửu Trùng Thiên đợc đặt ở ngoài cung (với ý nguyện để Mẫu dễ hạ giới). Trớc sân chầu của điện có hai con nghê nhằm tôn vẻ linh thiêng của phủ thờ. Hai bên sân chầu và cổng vào của Cung đệ Nhị có các bồn hoa núp dới tán những cổ thụ tạo ra một thế giới linh thiêng và gần gũi.

Nhìn chung, về kiến trúc và điêu khắc khu di tích phần lớn đợc xây dựng theo lối kiến trúc và điêu khắc thời Lê Sơ. Bên cạnh đó còn có sự kết hợp giữa kiến trúc, điêu khắc và trang trí theo phong cách thời Nguyễn. Về nghệ thuật bài trí trong từ đờng so với các di tích cùng thể loại trong vùng Yên Định thì

điện đã tạo ra nét đặc sắc của khu di tích. Nếu nh các đền thờ Khơng Công Phụ (Định Thành), đền Đồng Cổ (Yên Thọ), đền Hổ Bái (Yên Bái) hay nh đền thờ Lê Đình Kiên (Định Tờng) chỉ thờ danh nhân, thì ở khu di tích này nó đợc kết hợp với tín ngỡng thờ Mẫu. Vì vậy mà bên cạnh nhà thờ danh nhân còn có riêng một phủ thờ Mẫu với cách bài trí mang ý nghĩa triết học phơng Đông. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và cách bài trí mang tính nghệ thuật cao và có giá trị văn hóa lớn.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu khu di tích phúc quang từ đường và thừa hoa điện ở định hoà yên định thanh hoá (Trang 38 - 42)