Cung đệ Nhất của Thừa Hoa điện

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu khu di tích phúc quang từ đường và thừa hoa điện ở định hoà yên định thanh hoá (Trang 36 - 38)

B Nội dung

2.2.1.Cung đệ Nhất của Thừa Hoa điện

Cung đệ Nhất là điện thờ của Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao. Vì ngỡng mộ bà Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao nên nhiều nơi đã lập đền thờ:

- Lăng ở Lam Kinh.

- Chùa Hung Văn. ở chùa có điện Dục Thánh, có tợng bà và Lê Thánh Tông. Nhiều thời kì nhà nớc phong kiến đã ban sắc phong cho điện thờ nh các năm: 1679, 1823, 1864...

- Chùa Yên Tử, nơi bà đợc Nguyễn Trãi đa hai mẹ con đến lánh nạn. - Đền Trung Tả ở Hà Nội. ở đây lễ cúng là 26 – 2 âm lịch. Bà Ngọc Giao mất ngày 26 – 3 năm Bính Thìn, lăng thờ đợc xây dựng đến 26 – 2 năm Đinh Tỵ mới xong. Vì vậy mà ở đây làm lễ vào ngày 26 – 2.

- Đền An Lão, ở Quý Sơn, Song An, nay thuộc Vũ Th tỉnh Thái Bình. ở đây có “Mộng Thiên cung”. Đền này trớc đó do Lê Thái Tông xây dựng để thờ tổ ngoại của Bà là Đinh Lễ, Đinh Liệt.

Các nơi thờ trên chỉ là thờ vọng. Còn nơi thờ chính là Thừa Hoa Điện ở Đồng Phang, là quê hơng cũng nh nơi Bà trút hơi thở cuối cùng.

Điện Thừa Hoa do vua Lê Thánh Tông cho xây dựng từ lúc bà Hoàng thái hậu Ngọc Giao đang còn sống. Sau khi bà chết đợc rớc vào trong điện thờ. Về sau Điện Thừa Hoa còn phối thờ cả Ngô Từ và Lê Thánh Tông.

Ngày xa, khu Thừa Hoa điện nằm trên bờ Bắc sông Cầu Chày, rộng khoảng 18000 m2 bao gồm khu hội trờng, trụ sở xã Định Hoà, trờng phổ thông cơ sở và khu di tích hiện nay. Trớc điện là một thửa ruộng sơn lăng rộng hai mẫu, giành cho con cháu canh tác lấy đó làm hơng hỏa cúng tế. Từ bến sông b- ớc lên một khu chợ đi qua một quãng đờng uốn lợn hình rồng ngang ruộng sơn lăng bớc vào Tam quan lên điện. Nh vậy có thể hình dung, trớc khu điện thờ thâm nghiêm là cảnh nhộn nhịp: trên chợ dới thuyền.

Điện thờ đợc xây toàn bộ bằng đá trừ phần mái đợc lợp ngói âm – dơng. Đến nay vẫn còn lại một vài cột đá hình vuông và một móng đá rất rộng.

Đây cũng là một kiểu kiến trúc đặc sắc của Việt Nam những thế kỉ trớc.

Trong điện đặt tợng bán thân trên ngai thờ (gọi là “long xa”). Ngai thờ và các đồ cúng tế đợc tạo tác tinh xảo và bài trí rất đẹp. Thừa Hoa Điện gắn liền với lễ hội Phủ Nhì. Ngày xa, lễ hội đợc coi là Quốc lễ. Thời phong kiến nhiều lần đợc phong sắc. Từ thời Hậu Lê đến thời Nguyễn, hầu nh vua nào cũng có sắc phong cho điện thờ. Họ Ngô Đồng Phang còn đang giữ đợc 32 đạo sắc phong của các vua. Ví dụ nh sắc phong của vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hng thứ 37 (1776), còn ghi cả những lần các vua Lê: Thánh Tông, Chiêu Tông, Trung Tông, Thần Tông, Dụ Tông ban sắc phong cho Thừa Hoa điện.

Cũng nh số phận của Phúc Quang Từ Đờng, qua những thăng trầm của lịch sử, đến trớc khi đợc tôn tạo, điện thờ chỉ còn là khu hoang phế. Ngời nhà họ Ngô còn lu giữ nguyên vẹn đợc bức hoành phi bằng Hán tự đề hai chữ: “Mẫu Nghi” và chiếc ngai cùng tợng bán thân của Ngô Thị Ngọc Giao. Năm 1993, Sở văn hoá - thông tin tỉnh Thanh Hoá ra quyết định số 55/VHQT công nhận Thừa Hoa điện là di tích lịch sử văn hoá. Năm 1995, Bộ văn hoá - thông tin có quyết định số 2861/QĐ/BT, công nhận Thừa Hoa điện là di tích lịch sử cấp quốc gia cho phép chính quyền và nhân dân địa phơng bảo tồn trùng tu khu di tích. Theo quy hoạch thiết kế của Bộ xây dựng và Cục bảo tồn bảo tàng Thanh Hoá thì khu di tích gồm có ba công trình: Phúc Quang từ đờng, Thừa Hoa điện và tợng đài liệt sĩ xã Định Hoà. Khu di tích đợc xây theo kiểu “nội công ngoại quốc”. Riêng Thừa Hoa điện gồm hai dãy nhà ngang: Cung đệ Nhất và Cung đệ Nhị.

Cung đệ Nhị là chính tẩm thờ Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Giao, có phối thờ Ngô Từ và Lê Thánh Tông. Điện thờ đợc trùng tu lại vào năm 1995. Đó là một ngôi thờ cao 4m, dài 9m, rộng 5m chia làm ba gian thông, mặt hớng nam. Cung gồm hai phần: Hậu cung và Tiền án. Tổng diện tích Cung đệ Nhị là 45m2. Các cột, kèo cũng nh các vì ngang đều có trang trí chạm khắc. Chẳng hạn nh trên các vì ngang của điện thờ: "phần xà nách tiếp giáp với né kê đợc chạm nổi hoa văn hình dây lá và vân mây. Giá chiêng chạm trổ dây lá thay cho

nghiêng từ bên phải hai chân trớc của rồng vơn ra, râu uốn cong cụp xuống muốn chứng tỏ uy lực" [8; 35]. Giá chiêng và hai hệ thống rờng cột một đầu gác lên đầu vuông thót đáy; một đầu cắm rộng vào cột chôn giá chiêng. Hệ thống r- ờng cột đợc chạm nổi hình vân mây, dây lá.

Gian giữa của hậu cung đặt tợng thờ Ngô Thị Ngọc Giao trên “xa long” bên trên là bức hoành phi bằng Hán tự đề hai chữ “Mẫu Nghi”. Gian Bên trái đặt tợng thờ Ngô Từ, gian bên phải đặt tợng Lê Thánh Tông. Cung đệ Nhất có ba cửa, hai cửa phụ hai bên rộng 1 m cao 2,5m, một cửa chính ở giữa rộng 2m cao 2,5m. Hai cửa phụ, mỗi cửa có một cánh đóng, riêng cửa chính có hai cánh.

Bức hoành phi, tợng bán thân của Hoàng thái hậu và ngai thờ đợc làm từ thế kỉ thứ XV. Nhìn trên đồ án hoa văn hình rồng và hoa cỏ chúng ta thấy rõ điều đó. Còn tợng Lê Thánh Tông, Ngô Từ và các đồ thờ cúng mới đợc làm. Các tợng thờ đợc đặt ở hậu tẩm. Còn Tiền án là nơi đặt hơng án và các đồ tế lễ. Trong điện đặt một quả chuông đồng lớn và một chiếc trống với đờng kính 80cm ở trên giá.

Nhìn từ bên ngoài, mái lợp đợc thiết kế tạo nên nét cong theo lối kiến trúc truyền thống. Trên nóc điện đợc đắp một đôi rồng với t thế: “Lỡng long chầu nhật” nh ở Phúc Quang từ đờng và Cung đệ Nhị. Đây là kiểu điêu khắc mang phong cách nhà Nguyễn: hình tợng rồng gần nh đợc bỏ hẳn các đao mác mà chuyển thành đao đuôi nheo. Đáng chú ý vảy lng của rồng lớn, lộ rõ vẻ vênh váo gai góc, năm móng vuốt toả đều thể hiện quyền lực. Chiếc đao mắt phóng ra theo kiểu râu cá trê, cuộn lại nh lò xo.

Ngai thờ đợc chạm khắc tinh xảo các hình rồng, phợng và hoa văn cây cỏ, vân sóng theo phong cách thời Lê. Đó là các cụm lá với sống uốn lợn nối tiếp nhau của các cung tròn, hai bên sống lá là các lá nhỏ ken nhau theo một quy phạm cứng cỏi từ đó làm nổi bật tợng thờ tạo thế trang nghiêm và uy nghi. Trên hơng án có ô lọng, biểu hiện quyền uy. Tất cả đợc sơn son thiếp vàng.

Một phần của tài liệu Góp phần tìm hiểu khu di tích phúc quang từ đường và thừa hoa điện ở định hoà yên định thanh hoá (Trang 36 - 38)