0
Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Căn cứ để xây dựng hệ thống biện pháp giáo dục đạo đức thông qua dạy học TCT.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢNG DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC (Trang 49 -54 )

1. Mục tiêu phần TCT trong chơng trình Văn –Tiếng Việt ở tiểu học.

Truyện cổ dân gian trong chơng trình Văn-Tiếng Việt ở tiểu học là một trong những hình thức nhận thức thế giới của các em. Những tác phẩm ấy giúp các em xác lập một thái độ đối với các hiện tợng, đối với đời sống xung quanh.

TCT góp phần hình thành cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về văn học, phát huy trí tởng tợng của các em, có tác dụng giáo dục các em phân biệt chính và tà, thiện và ác, gây cho các em những tình cảm cao thợng: yêu nớc, yêu cha mẹ,yêu quê hơng, trọng nghĩa bạn bè, lễ công bằng, có tính bác ái…

TCT góp phần hình thành nhân cách, đem lại những xúc cảm thẫm mỹ lành mạnh, đem lại niềm vui cho học sinh, làm giàu thêm vốn sống và vốn văn học của trẻ, phát triển t duy và nâng cao trình độ Tiếng Việt của học sinh.

2. Đặc điểm tâm lý và đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học:

a.Đặc điểm tâm lý.

* Tính cách:

Tâm lý của HSTH thờng dễ bị kích động bởi những kích thích bên trong và bên ngoài. Do vậy, trẻ thờng có hành động bột phát. Các em ở lứa tuổi này thờng rất hồn nhiên và có tính vị tha. Hồn nhiên trong mối quan hệ với ngời lớn, với thầy cô giáo, với bạn bè. Chính vì sự hồn nhiên đó nên rất cả tin, tin vào sách vở, tin vào ngời lớn, tin vào năng lực bản thân. Tất nhiên mọi niềm tin đó còn cảm tính, cha có lý trí soi sáng.

* Tình cảm :

Có thể nói đặc trơng cơ bản của đời sống tình cảm của ngời HSTH là rất dễ xúc động trớc hiện thực, rất dễ tiếp thu những tình cảm tốt đẹp, những nét tính cách,

những thói quen, hành vi tích cực. Nh nhà thơ Tố Hữu đã nói: “tình cảm đó là đặc trng cơ bản của tuối cấp I, là cái đẹp làm cho các em nhớ lâu nhất…”

Tình cảm của HSTH thờng mang tính cụ thể, trực tiếp và giàu cảm xúc. Sự tiếp thu kiến thức của các em không chỉ đơn thuần bằng lý trí mà còn dựa vào cảm tính và đợm màu sắc tình cảm. Nhng so với lứa tuổi mẫu giáo thì tình cảm của HSTH phong phú và bền vững hơn. Các em đã biết vui khi đợckhen, buồn khi bị chê, phạt…

* Tự đánh giá và đánh giá:

Tự đánh giá và đánh giá ở HSTH còn mang nặng màu sắc cảm tính mà cha đi sâu vào tiêu chuẩn hiện thực để đánh giá. Chính vì thế mà ở lứa tuổi này học sinh th- ờng thích cô giáo trẻ đẹp, dịu dàng…mà cha đánh giá đợc nội dung bên trong. Các em đều cho cô giáo của mình là đúng, lời thầy cô nói là chân lý, việc thầy cô làm là chuẩn mực. Chính vì thế mà công việc giáo dục cho các em biết đánh giá và tự đánh giá là rất quan trọng và cần thiết. Khi mà các em đã biết tự đánh giá đúng mức thì nó sẽ là sức mạnh tinh thần để giúp các em cố gắng tự mình vợt lên mọi khó khăn, mọi thất bại.

* Hứng thú:

Học sinh ở lứa tuổi tiểu học, hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo, nên hứng thú học tập dần dần chiếm u thế hơn so với hứng thú vui chơi. Đặc biệt là các em rất tò mò, cha giám khám phá những cái mới lạ của thế giới xung quanh. Cho nên khi giáo viên đề cập đến một vấn đề gì đó mới mẻ thì các em cảm thấy rất hứng thú với nó.

Vì vậy,muốn cho công tác giáo dục đạt kết quả thì việc gây hứng thú cho học sinh trong từng tiết học, từng môn học là việc làm cần thiết không thể thiếu đợc. K.Đ.Usinxki đã nói: “một sự học tập mà chẳng có hứng thú gì cả chỉ biết hành động bằng sức mạnh cỡng bức thì sẽ giết chết mất lòng ham muốn học tập của cá nhân”. Công trình nghiên cứu của Vũ Thị Nho đã khẳng định : “ở HSTH hứng thú nhận thức liên quan chặt chẽ tới thành tích học tập.Thành tích mang lại cho học sinh niềm vui,sự thoả mãn.Điều đó thúc đẩy hoạt động học tập đạt hiệu quả cao.

HSTH là một giai đoạn phát triển. Đây là giai đoạn đặt nền móng cho sự phát triển của giai đoạn tiếp theo. Trong thời kỳ hiện nay thì quá trình phát triển của HSTH có những đặc trng riêng và có thể tự động tổ chức từ phía nhà trờng, trên cơ sở áp dụng những thành tựu mới của khoa học giáo dục. Do đó đặc điểm của các quá trình nhận thức của HSTH diễn ra nh sau:

* Tri giác.

ở lứa tuổi HSTH, khả năng tri giác còn mang tính chung chung, đại thể, ít đi vào chi tiết và không có chủ định. Các em cha phân biệt rõ ràng giữa các đối tợng, sự vật giống nhau thờng lẫn lộn. Khi tri giác các em cha định hớng đợc (hoặc còn yếu) vì thế cha sâu sắc. Đặc biệt, trẻ thờng tri giác đợc những cái mà ngời lớn ít chú ý đến nh- ng cha tri giác đợc những cái cơ bản mang tính bản chất.

Đối với học sinh cuối cấp tiểu học, thì tri giác đợc tổ chức và dựa vào hoạt động học tập để nâng cao đần. Cho nên trong quá trình tri giác giáo viên phải để cho học sinh tự điều chỉnh quá trình tri giác, và muốn quá trình tri giác có hiệu quả thì phải có kiểm tra, đánh giá kết quả. Lúc này tri giác đã đợc phát triển thêm. Nếu nh tr- ớc đây học sinh tri giác đối tợng thì bây giờ các em phải hành động với đối tợng để đánh giá đúng đối tợng. ở đâygiáo viên có một vai trò rất lớn đối với học sinh, giáo viên không chỉ là ngời hàng ngày dạy học sinh tri giác, mà còn phải nhận xét, phải tổ chức cho học sinh hoạt động để tri giác, để rồi từ đó các em tìm ra đợc dấu hiệu bản chất của sự vật, những thuộc tính bản chất của sự vật và hiện tợng. Tức là phải định h- ớng cho các em khi tri giác nên chú ý đến những cái gì, để rồi từ đó dạy cho trẻ cách phân tích đối tợng đợc quan sát một cách có hệ thống, có kế hoạch. Vì thế mà muốn nâng cao đợc quan sát của HSTH, thì phải tổ chức cho các em những buổi tham quan ngoài hiện trờng, các buổi học vẽ, lao động để từ đó nâng cao khả năng nhận thức của các em.

*Sự chú ý: Đặc điểm cơ bản của sự chú ý ở HSTH là không có chủ định, khả năng điều khiển chú ý còn rất hạn chế. ở HSTH, sự chú ýcòn phải gắn với một động cơ ngắn.Ví nh đợc điểm 10 sẽ đợc cô giáo khen.

Sự chú ý của học sinh ở lứa tuổi này cha bền vững, do đó quá trình ức chế, quá trình phát triển còn yếu. Chính vì thế đối với những lớp đầu cấp thì học sinh không thể tập trung lâu vào công việc đợc mà rất dễ bị phân tán.Do đó đòi hỏi giáo viên phải th-

ờng xuyên thay đổi các công việc để thu hút sự chú ý của học sinh,kích thích đợc tính bền vững của chú ý.

Bản thân của quá trình học tập đòi hỏi học sinh phải thờng xuyên rèn luyện chú ý có chủ định, nỗ lực chú ý để tập trung. Chính vì thế sự chú ý có chủ định đợc phát triển song song với sự phát triển của động cơ học tập và mang tính xã hội cao, đồng thời sự trởng thành với việc có ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ học tập và kết quả của hoạt động học tập đem lại. Cho nên phải tổ chức và điều chỉnh sự chú ý của học sinh một cách tự giác,K.Đ.Usinxki đã nói : “hãy rèn luyện cho trẻ hành động không phải vì cái mà trẻ thích thú, mà còn vì cả cái không lý thú nữa, tức là hành động vì khoái cảm khi hoàn thành trách nhiệm của mình”.

*Trí nhớ.

ở lứa tuổi này phát triển đồng thời cả ghi nhớ có chủ định và không chủ định, riêng những lớp cuối cấp thì việc ghi nhớ có chủ định phát triển mạnh hơn,tuy vậy việc ghi nhớ không chủ định vẫn có một vai trò rất quan trọng. Đối với những em đầu cấp thì thờng ghi nhớ máy móc. Chính vì thế ở giai đoạn này, giáo viên cần hớng dẫn cho các em ghi nhớ một cách hợp lý, giúp trẻ cách lập dàn ý để ghi nhớ, tránh học vẹt đồng thời tăng hiệu quả ghi nhớ. HSTH ghi nhớ các tài liệu bằng các đồ dùng trực quan, vật thật thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên ở lứa tuổi này thì việc ghi nhớ các tài liệu, từ ngữ (cụ thể và trừu tợng) tăng rất nhanh, trong đó ghi nhớ các tài liệu vẫn đạt hiệu qủa hơn.Tuy vậy, việc ghi nhớ các tài liệu, từ ngữ vẫn còn phải dựa vào những tài liệu trực quan mang tính hình tợng thì mới có tính chất bền vững.

*Tởng tợng.

Tởng tợng là mọtt trong những quá trình tâm lí rất quan trọng trong hoạt động nhận thức.

Hoạt động nhận thức tích cực là không thể thiếu đợc đối với bất kỳ môn học nào. Tởng tợng giúp học sinh nắm bắt đợc những vấn đề mà không vận dụng đợc hình ảnh trực quan.

Có thể nói ở lứa tuổi tiểu học, tởng tợng của học sinh rất phong phú và đa dạng.Các em có thể tởng tợng ra những cái mà ở lứa tuổi mẫu giáo không thể tởng t- ợng ra và đặc biệt ở ngời lớn không bao giờ nghĩ đến.

Tuy nhiên trong thực tế, bên cạnh sự phong phú đa dạng đó, thì tởng tợng của HSTH còn tản mạn ít có tổ chức.

Hình ảnh tởng tợng còn ở mức đơn giản, không mang tính bền vững. Nhng càng đến lớp cuối cấp thì tởng tợng này của các em càng gần thực tế hơn, càng phản ánh đúng đắn thực tế khách quan.

Về mặt cấu tạo hình thì trong tởng tợng, học sinh lớp 1-2 thì các em sẽ chỉ lặp lại hoặc thay đổi chút ít những gì về mặt hình dáng và kích thớc mà các em đã đợc tri giác trớc đây, còn lại là các em thể hiện theo sự tởng tợng phong phú của mình. Còn đến những lớp cuối cấp,thì lúc này các em đã có khả năng từ cái cũ đó mà nhào nặn, gọt giũa, để sáng tạo ra hình tợng mới.

Vì vậy trong dạy học ngời giáo viên cần tổ chức cho học sinh quan sát sự vật hiện tợng cụ thể.

* T duy.

T duy cũng là một quá trình tâm lý nhng khác với quá trình nhậnthức cảm tính thì t duy phản ánh các dấu hiệu,các mối liên hệ và quan hệ bản chất của các sự vật, hiện tợng khách quan.

Theo các nhà tâm lý học, t duy của trẻ em ở bậc tiểu học chuyển dần từ t duy trực quan, cụ thể sang t duy trừu tợng,khái quát. Cùng với quá trình học tập thì t duy của học sinh phát triển rất nhiều. Nếu nh ở mẫu giáo tri giác và trì nhớ phát triển mạnh mẽ, thì ở lứa tuổi HSTH t duy phát triển mạnh.Vì thế,vai trò giáo viên là ngời tổ chức,ngời hớng dẫn,còn trò là ngời thi công ảnh hởng rất lớn.

3.Các đặc trng của TCT.

Hầu hết mọi TCT trên trái đất đều có một nội dung hết sức gần gũi với cuộc sống đời thờng.Cốt truyện có nội dung ngắn gọn,giản dị,dung lợng cuộc sống và kết cấu tác phẩm vừa tầm với t duy và trí nhớ của trẻ. Các em có thể kể lại câu chuyện khi mới nghe một vài lần, nội dung truyện kể hoàn toàn lộ thiên.

Số lợng nhân vật trong TCT không nhiều, và các nhân vật ấy đều có tham vọng trở thành nhân vật chính. Các nhân vật trong truyện bao giờ cũng đợc phân tuyến rõ ràng,không bao giờ có sự lẫn tuyến hay đổi tuyến, giúp trẻ dễ dàng đánh giá và nhận diện nhân vật.

TCT luôn luôn tổ chức tình huống,sự kiện theo quy luật lặp lại nhằm thử thách nhân vật.

TCT nổi bật nh là một thể loại mang tính h cấu cao. Thế giới trong TCT là thế giới xa, lạ hoàn toàn tởng tợng, không hề là thế giới hiện thực trần tục : âm phủ,long cung,thiên đờng… Nó hớng tới tơng lai và tiêu biểu cho ớc mơ, khát vọng của con ng- ời,có tác dụng phát huy trí tởng tợng cho các em. Mở ra trớc mắt các em một chân trời mơ ớc vừa quen thuộc vừa kỳ lạ. Là cơ sở gây dựng nên những khát vọng mạnh mẽ.Tạo niềm hi vọng cho các em hớng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tơng lai.

Bằng lối kết thúc có hậu với sự ban thởng xứng đáng cho nhân vật chính diện và sự trừng trị đích đáng đối với nhân phản diện,TCT đã làm yên lòng trẻ thơ, lấy lại niềm tin đích thực cho các em vào một cuộc sống bình đẳng, tốt đẹp của xã hội loài ngời.

TCT kể với các em bằng một ngôn ngữ hết sức đặc biệt,nó đóng vai trò nh một ngời bạn chân thành,một ngời mẹ thân yêu,một ngời bà đáng kính đang thủ thỉ,trò chuyện tâm tình cùng các em. Hiểu dợc những niềm vui, nỗi buồn của các em, chia sẻ cùng các em những bức xúc đời thờng.TCT đi vào những bữa ăn giấc ngủ của các em và theo suốt các em trong những thời gian năm tháng của cuộc đời.

*

Từ vai trò to lớn của TCT đối với việc giáo dục học sinh trong nhà trờng tiểu học. Để chuyển tải các giá trị đạo đức chứa đựng trong các câu chuyện cổ tích đối với HSTH, hình thành trong các em những nét tính cách của mô hình nhân cách mà xã hội đặt ra chonhà trờng phổ thông,thì trong quá trình dạy học TCT, giáo viên tiểu học cần sử dụng các biện pháp phù hợp với đặc trng môn học, phù hợp với đặc điểm tâmlý,đặc điểm nhận thức và t duy của học sinh,để đạt đợc mục đích giáo dục thông qua dạy học. Góp phần bồi dỡng,phát triển và hoàn thiện nhân cách học sinh.

II. Đề xuất một số hình thức và phơng pháp giáo dục đạođứccho HSTH thông qua giảng dạy truyện cổ tích

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THÔNG QUA GIẢNG DẠY TRUYỆN CỔ TÍCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH VĂN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC (Trang 49 -54 )

×