• Hạn chế.
Rủi ro tín dụng hiện nay tại Vietinbank Nghệ An là thấp so với các chi nhánh khác trong hệ thống NHCT VN. Ngân hàng chưa kiểm soát được khả năng xảy ra trong tương lại. Rủi ro tiềm ẩn vẫn còn và có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh.
Bằng việc thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro Ngân hàng Công thương Nghệ An đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng. Song rủi ro trong hoạt động tín dụng đang còn tiềm ẩn lớn và việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng vẫn còn nhiều thiếu sót và tồn tại:
- Một là: Công tác tín dụng mặc dù có sự tăng trưởng mạnh so với đầu năm nhưng dư nợ tín dụng vẫn còn tập trung chủ yếu vào một số khách hàng lớn, khách hàng đang giao dịch. Chưa có giải pháp tích cực trong việc tiếp cận khách hàng mới, chưa tập trung khai thác các sản phẩm mới như cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn, , cho vay các chương trình hỗ trợ xuất nhập khẩu, các chương trình tín dụng quốc tế... để mở rộng thị phần và đa dạng hóa khách hàng, nên tốc độ tăng trưởng dư nợ và dư nợ chưa xứng tầm với chi nhánh trên địa bàn (thị phần dư nợ chỉ chiếm 5,2% thị phần toàn tỉnh). Mặt khác, tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo còn chiếm tỷ lệ cao so với kế hoạch được giao 15,3%/10% KH.
- Hai là: Công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vẫn còn một số tồn tại: Việc tính toán nhu cầu vốn, vòng quay vốn để xác định mức cho vay theo các phương án sản xuất kinh doanh chưa hợp lý dẫn tới thừa vốn. Doanh nghiệp đã sử dụng vào mục đích khác ảnh hưởng tới việc trả nợ của ngân hàng.
- Ba là: Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức. Sự kết hợp giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán ngân hàng trong việc theo dõi, đôn đốc để thu nợ chưa được chặt chẽ.
- Bốn là: Việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh chất lượng còn thấp, thiếu thông tin, thiếu thực tế, chưa có những phân tích đánh giá độc lập theo quan điểmt của ngân hàng, có những dự án việc thẩm định còn mang tính sao chép lại. Chưa chủ động lựa chọn khách hàng, hoặc chọn dự án… công tác tiép thị, chăm sóc và tiếp cận các khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh về với ngân hàng cho vay của các phòng kinh doanh, nguồn vốn, ngoại tệ chưa tốt.
• Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại NHCT Nghệ An.
- Nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân Chủ quan phát sinh nợ xấu hiện nay của Vietinbank Nghệ An tồn tại dưới hai dạng, NQH do ngân hàng và NQH nguyên nhân từ phía khách hàng. Xét theo tiêu chí nguyên nhân này thì 95% các khoản NQH do từ phía khách hàng.
Bảng 2.10: Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại NHCT Nghệ An.
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng dư xấu 13,4 9,8 6,7
1. Do nguyên nhân từ khách hàng. 12.1 8.82 6,51 2. Do nguyên nhân từ phía ngân hàng. 1,3 0,98 0,19
(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn của NHCT NA các năm 2008-2010)
Từ số liệu trên ta thấy NQH nguyên nhân do chủ quan của ngân hàng là rất ít. Đây là tín hiệu tốt về chất lượng tín dụng hay trình độ phân tích, thẩm định của cán bộ cho vay ngày càng đươc củng cố và nâng cao. Bên cạnh đó
nguyên nhân do khách hàng là hầu hết các nguyên nhân dẫn đến NQH của các khoản vay. Cụ thể:
+ Khách hàng kinh doanh thua lỗ, phá sản, hàng hóa chậm tiêu thụ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại Vietinbank Nghệ An. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc khách hàng chọn phương án kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu của thị trường, không có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nhập ngoại phong phú về mẫu mã chủng loại chất lượng tốt, giá cả hợp lý, do vậy hàng hoá khó tiêu thụ và thua lỗ là điều tất yếu dẫn đến không có tiền trả nợ ngân hàng.
+ Nợ quá hạn do khách hàng chưa thu được tiền hàng cũng là nguyên nhân khiến cho tổng số nợ qúa hạn của Ngân hàng Công thương Nghệ An tăng. Đây chính là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau để kinh doanh, do đó gây khó khăn cho một số khách hàng vay vốn ngân hàng, họ phải chịu lãi và trả chậm cho ngân hàng.
+ Nợ quá hạn bắt nguồn từ việc khách hàng sử dụng sai mục đích chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các doanh nghiệp vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Chế độ kế toán đã ban hành nhưng phần lớn các doanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn có tác dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng.
Bên cạnh các nguyên nhân từ phía khách hàng còn có một số nguyên nhân từ phía Ngân hàng Công thương Nghệ An như:
+ Chất lượng công tác thẩm định chưa tốt: Một số trường hợp xác định giới hạn tín dụng cao hơn nhu cầu vốn thực tế của khách hàng dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khó kiểm soát.
+ Chưa thận trọng khi cấp tín dụng cho khách hàng trong các trường hợp tình hình tài chính của khách hàng đang bị mất cân đối, luồng tiền suy giảm, ngân hàng cho vay ngắn hạn để bù đắp cho các nhu cầu vốn trung dài hạn.
+ Chưa khai thác đầy đủ các nguồn thông tin, nhất là các thông tin từ bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng chưa thật sát với thực tế.
+ Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế: Chưa thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra sau cho vay, vì vậy không phát hiện sớm đựơc những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho NH.
- Nguyên nhân khách quan.
+ Môi trường kinh tế không ổn định.
Tỉnh Nghệ An bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 trong điều kiện kinh tế trong nước hồi phục sau khủng hoảng. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình thế giới và trong nước còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến nền kinh tế, một số cân đối vĩ mô còn biểu hiện không ổn định. Hợn nưa, tỉnh đang chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của thiên tai, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi liên tiếp xảy ra; sự thiếu hụt về điện, hạn chế về nguồn vốn đầu tư, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực... ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư.
Ngoài ra, với thị trường chưa thực sự phục hồi, các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn do đầu ra và chi phí vốn lớn cũng làm cho các ngân hàng phải hết sức thận trọng trong việc phát triển hoạt động cho vay.
Cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, thêm vào đó, từ đầu quý III/2009 NHNN thực hiện khống chế tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lạm
phát dẫn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng chịu sức ép cạnh tranh về mọi mặt. NHNN đặt trần lãi suất huy động, tạo ra mặt bằng cạnh tranh mất công bằng. Những ngân hàng có uy tín như Ngân hàng Công thương lẽ ra có thể huy động với lãi suất thấp hơn so với các ngân hàng có uy tín thấp hay tính thanh khoản khó khăn nhưng khi giới hạn trần lãi suất, tất cả mọi ngân hàng đều như nhau.
Năm 2011 khi Việt Nam tháo bỏ mọi rào cản cho các ngân hàng nước ngoài theo yêu cầu khi gia nhập WTO năm 2007, các ngân hàng nước ngoài sẽ được phát triển tự do hơn trên mảng tài chính ngân hàng làm gia tăng sức ép cạnh tranh cho các ngân hàng nội. Hơn nữa, cũng trong năm 2010, trên địa bàn Nghệ An có thêm 10 ngân hàng TMCP mới được thành lập, nâng tổng số các TCTD trên địa bàn lên 30 đơn vị, các ngân hàng thương mại tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng lãi suất huy động vượt trần, áp dụng các cơ chế tín dụng thông thoáng để gia tăng thị phần. Điều này đã làm tăng thêm tính cạnh tranh và áp lực kinh doanh đối với Chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Nghệ An.
+ Môi trường pháp lý không thuận lợi
Hệ thống pháp luật được ban hành không đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu thực tế của nền kinh tế thị trường. Mặc dù trong những năm gần đây hệ thống pháp luật của nước ta đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
Bên cạnh đó, các chính sách thắt chặt tiền tệ để kiểm soát lạm phát và nâng cao chuẩn an toàn hoạt động cũng gây áp lực không nhỏ lên giá và nhu cầu vốn của các ngân hàng.
Điểm được chú ý và có ảnh hưởng lớn là việc áp dụng các quy định pháp lý mới, được điều chỉnh theo hướng chặt chẽ hơn. Như quy định của Thông tư 13 là rất an toàn và chặt chẽ. Chính vì thế mà các ngân hàng phải vận động để
vừa đáp ứng những chuẩn mực của Ngân hàng Nhà nước, vừa có tốc độ tăng trưởng theo kỳ vọng của mình là khá khó khăn. Để đáp ứng các tiêu chuẩn mới này, các ngân hàng cũng phải điều chỉnh cơ cấu tài sản, nâng cao năng lực tài chính, cơ chế quản trị rủi ro, chính sách kinh doanh… Đây là thách thức không nhỏ trong bối cảnh nền kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ còn nhiều khó khăn đối với hoạt động ngân hàng.
Thực tế đó đòi hỏi có chế vận hành pháp luật phải thực hiện đồng bộ và thống nhất từ việc lập pháp, hành pháp và tư pháp. Thời gian qua nhà nước rất chú trọng ban hành các bộ luật nhưng việc thực hiện giám sát chưa đi vào cuộc sống vì chưa có một bộ máy đủ năng lực chuyên môn đi thực hiện, thậm chí còn nhiều cán bộ thi hành pháp luật có biểu hiện thoái hoá; bền chặt gây chậm trễ rắc rối trong quá trình thực hiện làm mất lòng tin của nhân dân.
Tóm lại: Ngân hàng Công thương Nghệ An là một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam luôn hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Điều này được thể hiện qua tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh. Tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh, nhất là kinh doanh tín dụng rủi ro là điều khó tránh khỏi. Phân tích tình hình rủi ro ở chi nhánh thể hiện qua tình hình nợ quá hạn ta thấy được mức độ rủi ro cho vay ở chi nhánh trong năm 2010 được hạn chế ở mức tối thiểu chỉ còn 0.3%. Có những nguyên dẫn tới rủi ro ở chi nhánh Ngân hàng Công thương - Nghệ An như từ phía khách hàng, từ phía Ngân hàng và những nguyên nhân từ môi trường kinh doanh. Chi nhánh đã đề ra nhiều biện pháp khắcphục những hạn chế nhằm làm tốt hơn nữa công tác tín dụng như các biện pháp tăng cường thông tin, lựa chọn khách hàng... ngoài ra chi nhánh còn lập quỹ dự phòng rủi ro tới hoạt động của ngân hàng.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG NGHỆ AN 3.1. Định huớng phát triển hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCTNA.
3.1.1. Định huớng phát triển của chi nhánh NHCT Nghệ An.
3.1.1.1. Mục tiêu đặt ra trong năm 2011.
Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế tỉnh Nghệ An năm 2011, yêu cầu phát triển cảu Ngân hàng trong thời gian tới, chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Nghệ An quyết tâm xây dựng chi nhánh trở thành NH TMCP hàng đầu trên địa bàn, luôn luôn phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững, hiện đại. Phấn đầu không ngừng nâng cao đời sống về vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên và thực hiện tốt các mục tiêu tổng quát năm 2011, như sau:
- Nguồn vốn huy động 3.600 tỷ đồng
- Dư nợ cho vay 3.200 tỷ đồng
- Tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3, 4, 5) 0.3 tỷ đồng - Cho vay trung và dài hạn tối đa 26%
- Cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 13%
- Chỉ tiêu thu hồi nợ đã xử lý rủi ro 7.800 triệu đồng
- Thu dịch vụ đạt 35.000 triệu đồng
- Lợi nhuận sau khi đã trích dự phòng rủi ro 78 tỷ đồng - Các chỉ tiêu khác phấn đấu hoàn thành theo kế hoạch
3.1.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm.
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn giá rẻ, nhằm chủ động hoàn toàn về nguồn vốn,đáp ứng kịp thời, đầy đủ vốn cho hoạt động
- Tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng theo 2 hướng: Nâng cao doanh số, chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện có và mở rộng khai thác các sản phẩm tiện ích mới hiện đại
- Công tác mở rộng mạng lưới.
+ Kiện toàn các phòng giao dịch nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và đảm bảo hiệu quả kinh doanh cao nhất cho chi nhánh; mở rộng thêm 1 số phòng giao dịch ở các huyện có tiềm năng phát triển.
+ Củng cố và hoàn thiện cơ sở vật chất Chi nhánh đảm bảo phục vụ tốt khách hàng, đồng thời đảm bảo an toàn tài sản cho ngân hàng và khách hàng.
- Công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng.
+ Đẩy mạnh công tác tiếp thị nhằm khuếch trương sản phẩm, tính chất hoạt động và những thế mạnh của ngân hàng Công thương.
+ Tăng cường quảng cáo các sản phẩm dịch vụ ,nâng cao hình ảnh của chi nhánh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Áp dụng mạnh các giải pháp kinh tế để có sứ thu hút đối với khách hàng mới như: Ưu đãi về lãi suât, phí dịch vụ và có cả cơ chế khuyễn mại cho cán bộ và khách hàng đưa lại hiệu quả cao cho chi nhánh.
+ Xây dựng chiến lược marketing trước mắt cũng như lâu dài, trong đó chú trọng các chiến lược như: Chiến lược sản phẩm, chiến lược khách hàng, chiến lược giá... nhằm định hướng được nhiệm vụ tiếp thị trong từng thời kỳ cụ thể.
- Tăng cường công tác quản trị rủi ro, thực hiện đúng chức năng quản trị rủi ro tại chi nhánh theo quy định của NHCT VN.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT Nghệ An.
Mục tiêu của Chi nhánh NHCT Nghệ An trong năm 2011 là phải bám sát mục tiêu phát triển của hệ thống Ngân hàng Công Thương, có sự vận dụng sáng tạo vào tình hình và khả năng phát triển của Ngân hàng.
Tăng trưởng tín dụng và đầu tư đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả là mục tiêu hướng tới của Chi nhánh trong năm 2011.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ để đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế, tăng trưởng dư nợ theo mục tiêu đã đề ra và phù hợp với khả năng kiểm soát của chi nhánh. Tăng trưởng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng bằng các giải pháp:
- Chăm sóc khách hàng truyền thồng hiện có và tìm kiếm, phát triển, đa