Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 56)

Nợ quá hạn là chỉ tiêu tất yếu trong hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng, nó luôn tồn tại với hoạt động cho vay. Với nguyên tắc phòng chống hơn xử lý và theo quy định của NHNN, bản thân các ngân hàng luôn trích lập dự phòng rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhât có thể.

Theo Luật các Tổ chức Tín dụng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, Luật Sửa đổi và Bổ sung một số điều trong Luật Các Tổ chức Tín dụng có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 2004, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức Tín dụng đối với khách hàng, Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 3 tháng 2 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một

số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 và Quyết định 18/2006/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay.

Rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay khách hàng được tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã được chiết khấu theo các tỷ lệ được quy định trong Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 18/2006/QĐ-NHNN.

Dự phòng cụ thể được trích lập trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau:

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể

1. Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2. Nợ cần chú ý (NQH dưới 90 ngày) 5%

3. Nợ dưới tiêu chuẩn (NQH từ 90 – 180 ngày) 20%

4. Nợ nghi ngờ (NQH từ 181-360 ngày) 50%

5. Nợ có khả năng mất vốn (NQH trên 360

ngày) 100%

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa được xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Theo đó, trong vòng 5 năm kể từ tháng 5 năm 2005, Ngân hàng phải thực hiện trích lập

và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Tại Chi nhánh NHCT Nghệ An, công tác trích lập dự phòng rủi ro tín dụng luôn được thực hiện chủ động. Phương châm hoạt động của Chi nhánh luôn cố gắng tăng thu một cách tối đa và hạn chế chi phí một cách tối thiểu, nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ những quy định của NHNN về việc đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng.

Số trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh qua các năm như sau:

Bảng 2.9: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh NHCT NA

(Đơn vị: Triệu đồng)

Năm Trích lập dự phòng rủi ro trong năm

Dự phòng chung Dự phòng cụ thể DPRR/ Tổng dư nợ 200 8 14.142 5.97 14.316 1.76% 200 9 14.508 8.67 14.499 1.25% 201 0 20.014 17.9 2.111 0.83%

(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính của Chi nhánh NHCT NA qua các năm)

Qua bảng số liệu ta thấy, Quỹ dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng của chi nhánh tăng theo từng năm và tương ứng với mức độ gia tăng của các khoản nợ. Năm 2010, số dự phòng rủi ro phải trích là 20.014 triệu đồng, tăng đáng kể so với năm 2009. Tuy nhiên, tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ lại giảm đáng kể từ 1.25% năm 2009 xuống chỉ còn 0.83%. Số tiền dự phòng năm 2010 tăng là do số lượng các khoản nợ tốt (nợ nhóm 1, nhóm 2) tăng lên làm tăng dự phòng chung từ 8.67 tỷ năm 2009 lên 17.9 năm 2010, đồng thời tỷ lệ nợ xấu giảm kéo theo sự giảm đi đáng kể khi trích dự phòng cụ thể.

Một phần khiến cho tồn tại các khoản nợ tồn đọng ở Chi nhánh đó là do tồn đọng trong quá trình thu nợ của những năm trước chưa thu hồi được. Đây là những khoản nợ xấu phát sinh từ lâu và hầu hết không đủ tư cách pháp lý về tài sản, hồ sơ khoản vay, khách hàng không còn tồn tại, không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản đã xử lý nhưng không thu đủ nợ gốc. Với biện pháp trích lập dự phòng rủi ro giúp cho Ngân hàng có thể chủ động hơn trong công tác quản trị rủi ro và trong hoạt động kinh doanh của mình.

Trong năm 2010, chi nhánh Ngân hàng đã sử dụng quỹ dự phòng để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, nợ khê đọng từ mầy năm trước còn tồn đọng lại. Hội đồng xử lý nợ của Chi nhánh NHCT Nghệ An đã quyết định sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý 0,58 tỷ đồng nợ quá hạn có tài sản đảm bảo quá hạn trên 721 ngày và các khoản nợ không có tài sản đảm bảo quá hạn trên 365 ngày trở lên. Đây là những khoản nợ theo đánh giá của ngân hàng là không còn khả năng trả nợ, cần được xử lý ngay để đảm bảo quá trình kinh doanh của NH.

Về cơ bản, số tiền trích lập DPRR đã theo kịp mức độ rủi ro gia tăng của các khoản nợ, đảm bảo khả năng bù đắp khi có tổn thất xảy ra. Các khoản nợ xấu, nợ tồn đọng được xử lý bằng DPRR của chi nhánh thấp đã giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính, đưa các khoản nợ xấu ra theo dõi ngoại bảng. Việc sử dụng DPRR để xử lý nợ có sự thảo luận nhất trí của Hội đồng xử lý rủi ro cơ sở (họp mỗi quý/lần) và được tuân thủ đúng theo đúng các quy định hiện hành. Việc thu hồi các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR được chi nhánh chú trọng và kết quả thu hồi thời gian qua là khá khả thi. Chi nhánh đã thu hồi được 5.419 triệu đồng (tính đến thời điểm 31/12/2010) hạch toán vào thu nhập bất thường.

2.2.3.1. Những kết quả đạt đuợc trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng.

Trong thời gian qua Ngân hàng TMCP Công thương Nghệ An đã đạt được những thành tích đáng khích lệ trong công tác phòng chống rủi ro tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Đạt được những thành quả trên là do ngân hàng đã nhận thức được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Trong bối cảnh chung có nhiều khó khăn, Vietinbank Nghệ An đã phân tích tình hình, xác định đúng hướng huy động luôn đưa ra các giải pháp xử lý tình thế linh hoạt đảm bảo an toàn chất lượng và hiệu quả trong hoạt động. Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm nhiều. So với năm trước Nợ khoanh, nợ giãn cũng đã được xem xét, xử lý thoả đáng theo xu hướng giảm dần cả số tuyệt đối và tương đối. Năm 2010 thấp hơn năm 2009.

Đối với khoản nợ ngoại bảng, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc, chi nhánh đã quyết liệt, chủ động kết hợp với chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các phương tiện truyền thông và triển khai hội nghị các cấp để tận thu các khoản nợ đã xử lý rủi ro nên trong năm 2010 vừa qua, chi nhánh đã thu hồi được 5.419 triệu đồng nợ ngoại bảng. Đặc biệt đã thu được món nợ của công ty TNHH Bình Minh (4.8 tỷ đồng) là món nợ có số tiền lớn, có tính chất phức tạp mà gần chục năm qua chi nhánh đã dày công. Mặc dù chưa hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch nhưng đây là sự cố gắng nỗ lực hết mình của chi nhánh vì nợ ngoại bảng tại chi nhánh là những khoản nợ xấu phát sinh đã từ lâu và hầu hết khách hàng không còn tồn tại, không có tài sản bảo đảm hay tài sản đảm bảo đã xử lý nhưng không thu đủ nợ gốc. Vì thế có thể khẳng định công tác thu hồi nợ đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao hiệu quả cho chi nhánh.

Đối với khoản cho vay mới phát sinh đã được kiểm tra thẩm định kỹ càng, đủ điều kiện, đúng nguyên tắc các biện pháp đảm bảo tiền vay được cân nhắc, xem xét chặt chẽ. Đồng thời chi nhánh cũng đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng yếu kém về tài chính

và hoạt động kém hiệu quả. Chính vì vậy, tính đến 31/12/2010 tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu tại chi nhánh chỉ còn 0.5% tổng dư nợ.

2.2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân.

Hạn chế.

Rủi ro tín dụng hiện nay tại Vietinbank Nghệ An là thấp so với các chi nhánh khác trong hệ thống NHCT VN. Ngân hàng chưa kiểm soát được khả năng xảy ra trong tương lại. Rủi ro tiềm ẩn vẫn còn và có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

Bằng việc thực hiện các biện pháp phòng chống rủi ro Ngân hàng Công thương Nghệ An đã hạn chế được phần nào rủi ro tín dụng. Song rủi ro trong hoạt động tín dụng đang còn tiềm ẩn lớn và việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng vẫn còn nhiều thiếu sót và tồn tại:

- Một là: Công tác tín dụng mặc dù có sự tăng trưởng mạnh so với đầu năm nhưng dư nợ tín dụng vẫn còn tập trung chủ yếu vào một số khách hàng lớn, khách hàng đang giao dịch. Chưa có giải pháp tích cực trong việc tiếp cận khách hàng mới, chưa tập trung khai thác các sản phẩm mới như cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ nông nghiệp nông thôn, , cho vay các chương trình hỗ trợ xuất nhập khẩu, các chương trình tín dụng quốc tế... để mở rộng thị phần và đa dạng hóa khách hàng, nên tốc độ tăng trưởng dư nợ và dư nợ chưa xứng tầm với chi nhánh trên địa bàn (thị phần dư nợ chỉ chiếm 5,2% thị phần toàn tỉnh). Mặt khác, tỷ lệ cho vay không có tài sản đảm bảo còn chiếm tỷ lệ cao so với kế hoạch được giao 15,3%/10% KH.

- Hai là: Công tác thẩm định và xét duyệt cho vay vẫn còn một số tồn tại: Việc tính toán nhu cầu vốn, vòng quay vốn để xác định mức cho vay theo các phương án sản xuất kinh doanh chưa hợp lý dẫn tới thừa vốn. Doanh nghiệp đã sử dụng vào mục đích khác ảnh hưởng tới việc trả nợ của ngân hàng.

- Ba là: Công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức. Sự kết hợp giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán ngân hàng trong việc theo dõi, đôn đốc để thu nợ chưa được chặt chẽ.

- Bốn là: Việc thẩm định dự án, phương án kinh doanh chất lượng còn thấp, thiếu thông tin, thiếu thực tế, chưa có những phân tích đánh giá độc lập theo quan điểmt của ngân hàng, có những dự án việc thẩm định còn mang tính sao chép lại. Chưa chủ động lựa chọn khách hàng, hoặc chọn dự án… công tác tiép thị, chăm sóc và tiếp cận các khách hàng mới có tình hình tài chính lành mạnh về với ngân hàng cho vay của các phòng kinh doanh, nguồn vốn, ngoại tệ chưa tốt.

Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại NHCT Nghệ An.

- Nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân Chủ quan phát sinh nợ xấu hiện nay của Vietinbank Nghệ An tồn tại dưới hai dạng, NQH do ngân hàng và NQH nguyên nhân từ phía khách hàng. Xét theo tiêu chí nguyên nhân này thì 95% các khoản NQH do từ phía khách hàng.

Bảng 2.10: Nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn tại NHCT Nghệ An.

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

Tổng dư xấu 13,4 9,8 6,7

1. Do nguyên nhân từ khách hàng. 12.1 8.82 6,51 2. Do nguyên nhân từ phía ngân hàng. 1,3 0,98 0,19

(Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn của NHCT NA các năm 2008-2010)

Từ số liệu trên ta thấy NQH nguyên nhân do chủ quan của ngân hàng là rất ít. Đây là tín hiệu tốt về chất lượng tín dụng hay trình độ phân tích, thẩm định của cán bộ cho vay ngày càng đươc củng cố và nâng cao. Bên cạnh đó

nguyên nhân do khách hàng là hầu hết các nguyên nhân dẫn đến NQH của các khoản vay. Cụ thể:

+ Khách hàng kinh doanh thua lỗ, phá sản, hàng hóa chậm tiêu thụ là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng nợ quá hạn hiện nay tại Vietinbank Nghệ An. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc khách hàng chọn phương án kinh doanh những mặt hàng ít có nhu cầu của thị trường, không có sức cạnh tranh. Hơn nữa trong quá trình điều chỉnh sản xuất kinh doanh tỏ ra yếu kém về năng lực quản lý, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu dẫn tới năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, không đủ sức cạnh tranh với hàng hoá nhập ngoại phong phú về mẫu mã chủng loại chất lượng tốt, giá cả hợp lý, do vậy hàng hoá khó tiêu thụ và thua lỗ là điều tất yếu dẫn đến không có tiền trả nợ ngân hàng.

+ Nợ quá hạn do khách hàng chưa thu được tiền hàng cũng là nguyên nhân khiến cho tổng số nợ qúa hạn của Ngân hàng Công thương Nghệ An tăng. Đây chính là hiện tượng chiếm dụng vốn lẫn nhau để kinh doanh, do đó gây khó khăn cho một số khách hàng vay vốn ngân hàng, họ phải chịu lãi và trả chậm cho ngân hàng.

+ Nợ quá hạn bắt nguồn từ việc khách hàng sử dụng sai mục đích chủ yếu là từ thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Một thực tế đang tồn tại lâu nay là tình trạng các doanh nghiệp vay vốn luôn đối phó với các ngân hàng thông qua việc cung cấp số liệu không trung thực, mặc dù các số liệu này đã được các cơ quan có chức năng kiểm duyệt. Chế độ kế toán đã ban hành nhưng phần lớn các doanh nghiệp thực hiện không nghiêm túc. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc quản lý vốn vay của đơn vị để qua đó có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn có tác dụng hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, nhằm thu hồi vốn cho ngân hàng.

Bên cạnh các nguyên nhân từ phía khách hàng còn có một số nguyên nhân từ phía Ngân hàng Công thương Nghệ An như:

+ Chất lượng công tác thẩm định chưa tốt: Một số trường hợp xác định giới hạn tín dụng cao hơn nhu cầu vốn thực tế của khách hàng dẫn đến việc khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, khó kiểm soát.

+ Chưa thận trọng khi cấp tín dụng cho khách hàng trong các trường hợp tình hình tài chính của khách hàng đang bị mất cân đối, luồng tiền suy giảm, ngân hàng cho vay ngắn hạn để bù đắp cho các nhu cầu vốn trung dài hạn.

+ Chưa khai thác đầy đủ các nguồn thông tin, nhất là các thông tin từ bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng chưa thật sát với thực tế.

+ Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế: Chưa thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra sau cho vay, vì vậy không phát hiện sớm đựơc những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho NH.

- Nguyên nhân khách quan.

+ Môi trường kinh tế không ổn định.

Tỉnh Nghệ An bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội năm 2010 trong điều kiện kinh tế trong nước hồi phục sau khủng hoảng. Tuy nhiên, nhìn chung tình hình thế giới và trong nước còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w