3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- NHNN phải thường xuyên giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng, phối hợp với các cơ quan công an, Toà án, Viện kiểm sát… kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để ngăn ngừa, răn đe những đối tượng có ý định lừa đảo ngân hàng góp phần làm lành mạnh hoá các quan hệ tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các ngân hàng.
- Tăng cường các biện pháp quản lý tín dụng.
NHNH cần sửa đổi, bổ sung các cơ chế, thể lệ cụ thể, rõ ràng để tạo lập một khung pháp lý hoàn thiện cho hoạt động tín dụng. Hiện nay, các quy chế, thể lệ của NHNN còn tỏ ra quá chung chung, mang tính chỉ đạo, định hướng nhiều hơn là mang tính pháp lý.
Đồng thời, khi NHNN đưa ra các chính sách cần phải dự báo trước diễn biến và phản ứng của thị trường mà ở đây là NHTM, của doanh nghiệp và của người tiêu dùng- những người có tiền gửi tiết kiệm, không nên đưa ra các quy định chỉ mang tính hành chính bất kể quy định đó có tác động như thế nào tới nền kinh tế. Cụ thể như việc ban hành trần lãi suất huy động như hiện nay là còn nhiều bất cập, tạo nên mặt bằng cạnh tranh mất công bằng trong kinh doanh ngân hàng.
Ngoài ra, NHNN cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường liên ngân hàng, hiệp hội ngân hàng cũng như việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro của trung tâm thông tin tín dụng (CIC). Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, đề nghị trung tâm CIC khai thác nhiều nguồn thông tin về các doanh nghiệp, thường xuyên cảnh báo đối với những khách hàng có vấn đề để các ngân hàng thương mại được biết.
Ngoài việc chỉ đạo thi hành các quy chế, thể lệ của các NHTM, NHNN cần phải tích cực giám sát để nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là trong việc xử lý các tài sản thế chấp, các khoản nợ.
- Đề nghị NHNN nghiên cứu xem xét sửa đổi và bổ sung một số văn bản theo luận văn chưa phù hợp với thực tế như:
+ Theo điểm b khoản 5.1 mục II của Thông tư số 07/2003/TT – NHNN ngày 19/05/2003 của ngân hàng nhà nước về việc “hướng dẫn thực hiện một số quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng" quy định tài sản cầm cố không phải đăng ký quyền sở hữu nhưng việc thế chấp cầm cố phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đăng ký giao dịch bảo đảm. Chưa hướng dẫn cụ thể về giữ giấy tờ khi cầm cố và việc đăng ký giao dịch bảo đảm.
+ Hiện nay việc phân loại nợ theo Quyết định 493 là chưa đồng bộ giữa các ngân hàng do có sự khác biệt về 2 cách phân loại nợ tại điều 6 và điều 7 của quyết định. Theo phương pháp định tính (Điều 7) có nguy cơ làm tăng tỉ lệ nợ xấu của một ngân hàng gấp 2-3 lần và phải chi” nhiều hơn cho các khoản trích lập dự phòng rủi ro, đặc biệt với các nhóm nợ 3, 4 và 5, dẫn đến chỉ tiêu lợi nhuận sụt giảm so với cách phân loại định lượng (Điều 6). Vì vậy cần phải có một văn bản thay thế Quyết định 493 là cần thiết .
3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHCT Việt Nam thường xuyên cung cấp thông tin cho các chi nhánh về những khách hàng có quan hệ với nhiều tổ chức tín dụng, phân tích đánh giá khách hàng từ thông tin thu được.
Bên cạnh việc đánh giá khách hàng, trung tâm thông tin cũng cần cung cấp thêm về các thông tin về giá cả thiết bị, mức đầu tư với các dự án cụ thể... để các chi nhánh tham khảo. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp
vụ tín dụng, thẩm định và pháp luật để nâng cao trình độ của các cán bộ làm công tác thẩm định và tín dụng.
Triển khai nhanh chóng hệ thống và đồng bộ chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với hệ thống bảo mật hiệu quả, viếc triển khai hệ thống hiện đại hoá tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin đối với khách hàng trong hệ thống nhanh chóng.
Xây dựng phần mềm về thẩm định dự án và thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm địn và tín dụng.
- Sửa đổi quyết định một số quy định, chỉ tiêu về thi đua, về xếp loại chi nhánh cho phù hợp với thực tế. Chẳng hạn nên đưa thêm các chỉ tiêu định tính như khách hàng đã áp dụng tiêu chuẩn quản lý ISO hay được chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ, phù hợp vời thực tế, giảm việc chỉnh sửa, thay đổi thường xuyên.
- Cần ban hành quy định cụ thể, chặt chẽ và lưu trữ, bảo quản và quản lý hồ sơ tín dụng, thực sự coi hồ sơ tín dụng như một tài sản quan trọng của ngân hàng, là cơ sở khẳng định sở hữu của ngân hàng đối với phần tài sản chiếm tỷ trọng lớn nhất.
- Về công tác tuyển dụng: nên ban hành và nộp hồ sơ ra cơ sở chính ngân hàng công thương Việt Nam thực hiện chế độ thi tuyển cho các chi nhánh trên cơ sở nguyển vọng, nơi làm việc của ứng viên. Con em trong ngành được ưu tiên nhưng chỉ ưu tiên về sơ loại hồ sơ và cộng 0,5 điểm trong bài thi chứ không được quá như các chi nhánh đang làm, làm mất sự công bằng và uy tín ngân hàng.
3.3.3. Kiến nghị đối với Chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An.
- Chi nhánh NHCT Nghệ An cần tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác xử lý nợ quá hạn trong năm 2011. Tình thần xử lý nợ tồn đọng phải được quán triệt tới từng chi nhánh, từng cán bộ làm công tác tín dụng.
- Đẩy nhanh tốc độ tăng thu, giảm chi, triệt để tiết kiệm trong toàn hệ thống để tạo được lợi nhuận dồi dào, tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro lớn để xử lý nợ tồn đọng.
- Chi nhánh NHCT Nghệ An cần phát huy hơn nữa tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng và từng cán bộ tín dụng để họ có thể linh hoạt chủ động trong cho vay đồng thời tạo cơ chế tín dụng thông thoáng để thu hút khách hàng.
- Công tác quản lý rủi ro cần được chú trọng, Chi nhánh NHCT Nghệ An cần nâng cao chất lượng thông tin theo hướng vừa mang tính cảnh báo trước, vừa đẩy đủ kịp thời và chính xác. Việc dự báo và đánh giá rủi ro cần được thực hiện thường xuyên và chú trọng theo từng khu vực…
- Chi nhánh NHCT Nghệ An nên quan tâm hơn nữa tình hình hoạt động của tổ quản lý rủi ro, để có thể điều chỉnh các khoản nợ vay có vấn đề, không để các khoản cho vay này trở nên quá hạn.
- Xây dựng mạng lưới chi nhánh cấp II ở các khu vực kinh tế có tiềm năng vừa để tăng huy động vốn, vừa để thực hiện quản lý tín dụng tốt hơn.
- Yêu cầu các phòng ban bao gồm phòng kế toán, phòng quản lý rủi ro… hỗ trợ phòng khách hàng trong việc phát hiện nhu cầu, tiếp thị, cung cấp thông tin, giám sát các khoản vay…để có thể hạn chế rủi ro được tốt hơn.
C. KẾT LUẬN.
Phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng là một nhiệm vụ quan trọng trong quản trị, điều hành của các ngân hàng thương mại đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế việt nam trong giai đoạn hội nhập.
Rủi ro trong kinh doanh tín dụng đã được đề cập trong luận văn chỉ là một khía cạnh trong toàn cảnh rủi ro kinh doanh ngân hàng. Mong rằng với một vài suy nghĩ về các giải pháp hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng của NHTM, có thể góp phần nhỏ vào việc hoàn thiện các giải pháp giúp các ngân hàng có thể sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ ngân hàng và khách hàng từ đó tăng cường chất lượng tín dụng, góp phần tích cực vào công cuộc CNH- HĐH hóa đất nước.
Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Luận văn đã khái quát được những vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại.
Thứ hai: Luận văn phân tích được thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Nghệ An.
Thứ ba: Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tại Ngân hàng TMCP Công thương Nghệ An và những đề xuất một số kiến nghị với các cơ quan liên quan.
Hiện nay, công tác quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam vẫn còn nhiều phức tạp, phạm vi của đề tài này còn rất lớn, nhưng do hạn chế về không gian và thời gian nghiên cứu nên việc phân tích, xử lý số liệu thực tế đưa vào bài luận còn gặp nhiều khó khăn và khiếm khuyết nhất định. Rất mong được sự đóng góp của thầy, cô, cán bộ cho vay để đề tài được hoàn chỉnh hơn nữa đối với công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Vũ Văn Hóa, Đinh Xuân Hạng (2007), Giáo trinh Lý thuyết Tiền Tệ, Học viện Tài chính- Nhà xuất bản Tài chính.
2. Nguyễn Thị Mùi (2008), Giáo trình: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Học viện Tài chính- Nhà xuất bản Tài Chính.
3. Ngân hàng Công thương Nghệ An, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2008- 2010, Nghệ An.
4. Ngân hàng Công thương Việt Nam, Báo cáo thường niên Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam năm 2008-2010, Hà Nội.
5. Lưu Thị Hương (2008), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Khoa ngân hàng tài chính , Đại học kinh tế quốc dân – Nhà xuất bản thống kê
6. Lưu Thị Hương (2007), Giáo trình thẩm định tài chính dự án, Khoa ngân hàng tài chính, Đại học kinh tế quốc dân- Nhà xuất bản tài chính .
7. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quế (2010), Rủi ro tài chính : Thực tiễn và phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản tài chính.
8. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 29/06/2010.
9. Quyết định số 141/QĐ-NHCT NA ngày 01/07/2006 Quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng ban của chi nhánh Ngân hàng Công thương Nghệ An.
10. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/ 4/ 2005 Ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
11. Trần Ngọc Anh (2005), Một số giải pháp nhằm quản lý rủi ro tại Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm, Luận văn tốt nghiệp, Trường đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...