Xử lý nợ tồn đọng

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 71 - 74)

Số nợ xấu hiện nay chiếm 0.3% tổng dư nợ, vẫn đang ở trong mức tiêu chuẩn của hệ thồng Ngân hàng Công Thương, nhưng nó vẫn làm xấu đi bảng tổng kết tài sản, giảm uy tín của ngân hàng mà còn gây ra những khó khăn trong hoạt động của ngân hàng khi phải cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong tương lai.

- Xin trợ cấp từ Ngân hàng nhà nước

Đối với số nợ của Ngân hàng nhà nước và nợ không có TSĐB Chi nhánh NHCT Nghệ An cần làm việc với Bộ tài chính và Ngân hàng nhà nước để tìm cách giải quyết sớm. hi nhánh cũng cần tiếp tục nỗ lực cao để hoạt động kinh doanh có lãi, để có thể rút ngắn thời gian thu hồi nợ để có thể hạch toán vào chi phí mà vẫn có thể duy trì được lợi nhuận.

Đây là biện pháp cơ bản để giải quyết tận gốc các khoản nợ tồn đọng, tuy nhiên biện pháp này chỉ có hiệu quả đối với các doanh nghiệp còn hoạt động và còn khả năng trả nợ. Cách nhanh chóng nhất để thu hồi nợ vay là Chi nhánh miễn giảm một phần nợ lãi cho khách hàng và động viên doanh nghiệp bán bớt một phần tài sản không cần thiết để trả nợ.

Cách thứ hai, ngân hàng thay đổi lại kế hoạch trả nợ cho doanh nghiệp, cùng doanh nghiệp xem xét lại kế hoạch kinh doanh, dùng biện pháp mềm mỏng hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục lạ hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể trả nợ cho ngân hàng đồng thời hạ bớt lãi suất, giảm chi phí dịch vụ.

- Thu hồi nợ từ việc xử lý tài sản

Hiện nay thị trường bất động sản đang có chiều hướng có lợi cho ngân hàng, bên cạnh đó thông tư liên tịch số 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BTC- BCA-TCĐC cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc xử lý TSĐB để thu hồi nợ vay, bởi vây ngân hàng nên đẩy nhanh công tác phát mại tài sản, mặc dù giá bán chưa thể bù đắp được tổn thất do khoản nợ gây ra, nhưng nhanh thu hồi vốn, tránh trường hợp tài sản bị xuống cấp, hư hỏng…

- Nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để thu hồi nợ

Đây là cách thức cuối cùng mà bản thân ngân hàng không muốn, song là cơ quan kinh doanh, Chi nhánh NHCT Nghệ An cần kiên quyết khởi kiện ra toà án đối với các con nợ không có thiện chí hợp tác với ngân hàng để có thể nhanh chóng thu hồi nợ.

- Tăng cường tích luỹ dự phòng rủi ro

Trong điều kiện bán TSĐB và thu hồi nợ của khách hàng còn nhiều khó khăn như hiện nay thì quỹ dự phòng rủi ro là nguồn quan trọng để xử lý nợ tồn đọng. Hiện nay, ở Chi nhánh, quỹ dự phòng được thiết lập dựa trên kết quả kinh doanh của năm tài chính cho phép, do vậy ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả thì nguồn tài chính trích dự phòng ngày càng nhiều. Muốn vậy, ngân hàng cần phải phân bổ vốn nhiều hơn nữa vào các hoạt động kinh doanh

có mức sinh lời cao như tín dụng, góp vốn liên doanh mua cổ phần, kinh doanh ngoại tệ, đông thời tận thu những khoản lãi cho vay chưa thu được.

3.2.3. Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay

Hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay là một biện pháp quan trọng trong quá trình cho vay của Ngân hàng. Nó tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không có khả năng trả nợ giúp giảm tối đa thiệt hại có rủi ro xảy ra.

Hiện nay, tại Chi nhánh Vietinbank Nghệ An, tỷ lệ cho vay không có đảm bảo bằng tài sản chiếm khá cao trong tổng dư nợ ngân hàng (tương ứng 15,3% năm 2010 và 18,4% năm 2009). Điều này làm gia tăng rủi ro khi cho vay của ngân hàng. Do TSĐB là biện pháp cuối cùng và cơ sở pháp lý của ngân hàng trong việc thu hồi khoản nợ vay khi gặp rủi ro bất khả kháng do đó ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc về thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba trong quá trình cho vay.

Tuy nhiên, việc thu hồi nợ từ TSĐB là không dễ dàng, thực tế đã chứng minh rằng việc thu nợ bằng TSĐB luôn là gánh nặng đối với ngân hàng và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư và khả năng trả nợ của khách hàng mới là điều kiện tiên quyết để ngân hàng quyết định cho vay vốn, vì vậy không phải khách hàng nào cũng đòi hỏi phải có tài sản thế chấp thì ngân hàng mới cho vay. Do đó cần phải xem xét thẩm định kỹ lưỡng đối với hiệu quả kinh tế của phương án, dự án vay, khả năng quản lý, khả năng tài chính, mối quan hệ tín nhiệm trong vay nợ, tất cả những điều đó sẽ cho ngân hàng nhìn thấy bao quát và xây dựng được chân dung khách hàng hoàn chỉnh đưa ra quyết định đúng đắn với mức độ rủi ro thấp nhất.

Ngoài ra, cần phải thực hiện nghiêm túc Bảo hiểm tín dụng. Đây là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro tín dụng, thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay...

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương nghệ an luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w