B. Phần nội dung
2.3.1. Tồn tại, hạn chế chung của cả nớc
Trong những năm qua, đợc sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nớc và các cấp chính quyền tỉnh, hệ thống các cơ quan Thanh tra trên toàn quốc đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung, khiếu nại về đất đai nói riêng của công dân, giải quyết đợc số lợng lớn đơn th khiếu nại của công dân, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững trật tự an toàn xã hội. Tuy vậy, việc giải quyết khiếu nại về đất đai còn những hạn chế:
- Về lãnh đạo, chỉ đạo: Cấp ủy, chính quyền đôi lúc còn coi nhẹ công tác giải quyết khiếu nại của công dân, cha huy động đợc vai trò của các tổ chức quần chúng, cha phát hiện giải quyết kịp thời, có nơi có biểu hiện đùn đẩy trách nhiệm, thiếu thống nhất, tập trung, chú trọng vào vấn đề phát triển kinh tế của địa phơng mà cha quan tâm đầy đủ đến vấn đề xã hội phát sinh từ vấn đề thu hồi đất nh: tái định c, đời sống, việc làm…Việc thực hiện không đúng các quy định chính sách pháp luật về đất đai và giải quyết cha phù hợp với chính sách pháp luật về đất đai vẫn còn chiếm số lợng nhiều ở các cấp là 54%, cấp tỉnh giải quyết cha phù hợp với chính sách pháp luật khoảng 20%. Các quyết định giải quyết đã có hiệu lực nhng chậm đợc thi hành.
- Về công tác quản lí đất đai: Những tồn tại do lịch sử để lại nh trng dụng, trng thu, trng mua, thu hồi đất cha có quyết định, cha bồi thờng hoặc đã bồi thờng nhng không còn lu hồ sơ, chứng cứ. Công tác quản lí đất đai ở một số nơi cha đợc quan tâm đúng mức, đối với cấp huyện, xã là nơi trực tiếp với ngời dân thì trình độ, năng lực cán bộ còn hạn chế, cơ cấu, tổ chức hay bị thay đổi.
- Về chính sách pháp luật: Sự không đồng bộ trong các quy định của pháp luật. Ví nh điều 46 của Luật Khiếu nại, tố cáo thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính trong hai trờng hợp, đó là kể từ ngày hết hạn giải quyết khiếu nại theo quy định mà khiếu nại không đợc giải quyết và không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần một và lần hai
của cơ quan giải quyết khiếu nại, tố cáo. Theo quy định tại điểm a khoản 2 điều 138 của Luật Đất đai năm 2003 lại quy định quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng. Khoản 2 điều 2 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 2006 không quy định cho Toà án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc trên. Rõ ràng, các quy định của pháp luật cha thống nhất, mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến việc các cơ quan nhà nớc rất lúng túng trong việc áp dụng luật để giải quyết các vụ khiếu nại, nhiều vụ việc khiếu nại bị kéo dài gây bức xúc trong nhân dân.
- Cha giải quyết tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nớc với t cách chủ sỡ hữu toàn dân về đất đai và quyền của ngời sử dụng đất đã đợc pháp luật công nhận, dẫn tới nhấn mạnh quyền thu hồi đất của Nhà nớc mà cha quan tâm đầy đủ lợi ích của ngời sử dụng đất. Ngoài ra, cũng cha giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa nhà đầu t cần sử dụng đất với ngời có đất bị thu hồi, thờng nhấn mạnh đến môi trờng đầu t, thờng nóng vội để giải phóng mặt bằng để giao đất, cho thuê đất. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhợng quyền sử dụng đất trên thị trờng tuy có tác dụng tích cực tới việc khuyến khích nhà đầu t nhng lại gây ra những phản ứng gay gắt của ngời có đất bị thu hồi.
- Về phía ngời đi khiếu kiện: Nhiều vụ việc khiếu nại về đất đai mặc dù các cấp, các ngành ở Trung ơng và địa phơng đã nỗ lực cố gắng vận dụng chính sách giải quyết có lí, có tình, phù hợp với tình hình thực tế và đúng với quy định của pháp luật, đã đợc đối thoại trực tiếp nhiều lần nhng do nhiều động cơ khác nhau ngời khiếu nại vẫn cố tình đeo bám khiếu nại và làm cho tình hình trở nên phức tạp hơn. Một số đối tợng khiếu nại có hành vi vợt quá giới hạn, vi phạm pháp luật, lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo đã có hành vi quá khích gây mất trật tự an toàn công cộng, ảnh hởng đến công tác và hoạt động bình thờng của các cơ quan nhà nớc và tình trạng ngời khiếu nại gửi đơn tràn lan, vợt cấp đến nơi không có thẩm quyền giải quyết vẫn diễn ra phổ biến.