Yếu tố bên ngoài.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng số 1 để đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 28 - 33)

Bối cảnh nền xây dựng thế giới: Hiện nay nền kinh tế thế giới, trong đó có thị trường xây dựng thế giới đang hướng mạnh vào hội nhập khu vực và Quốc tế trên cơ sở phát triển nền kinh tế tri thức. Xu hướng hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức tạo nên thời cơ đồng thời đặt ra thách thức lớn đối với đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng nước ta. Đó là cơ hội giao lưu hợp tác, học tập kinh nghiệm trong đào tạo để tránh nguy cơ tụt hậu so với các nền kinh tế tiên tiến trên thế giới. Đồng thời cũng cần nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để có thể đứng vững trên thị trường xây dựng toàn cầu. Trong nửa cuối của thế kỷ 20, sau khi khắc phục xong hậu quả của Chiến tranh thế giới II, ngành xây dựng thế giới phát triển mạnh mẽ với các đặc điểm sau: thứ nhất, sự phát triển kết cấu hạ tầng trên quy mô lớn ; thứ hai, phát triển mạnh mẽ đô thị và nhà ở ; thứ ba, công nghệ xây dựng tiến bộ nhanh ; thứ tư, hình thành thị trường xây dựng quốc tế rộng lớn. Bên cạnh đó, các tập đoàn xây dựng đa quốc gia hùng mạnh sẽ chi phối thị trường xây dựng toàn cầu, hình thành nhiều dự án khổng lồ xuyên quốc gia, thậm chí xuyên châu lục. Các thị trường yếu tố sản xuất (vật liệu, máy móc xây dựng, vốn, công nghệ và lao động) phục vụ công nghiệp xây dựng cũng do đó mà toàn cầu hóa nhanh. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và diễn ra trên bình diện toàn cầu. Các “ thông lệ quốc tế” và “ các tiêu chuẩn xây dựng quốc tế” sẽ trở thành chính thống trong các hoạt động xây dựng dù ở cấp quốc gia. Vì thế, Ngành xây dựng Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp thiết về đào tạo nhanh chóng nguồn nhân lực đủ năng lực tiếp cận, áp dụng và làm chủ công nghệ xây dựng hiện đại, tiên tiến, có khả năng hội nhập quốc tế và tham gia vào nền kinh tế tri thức.

Nhu cầu nhân lực ngành xây dựng trong nước: Chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trong những năm tới theo xu hướng tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp

và xây dựng. Kế hoạch ngân sách nhà nước dự kiến dành cho ngành xây dựng cơ bản đến năm 2010 là 150 tỷ đồng. Chỉ số đô thị hóa khoảng 45 % năm 2010 thúc đẩy thị trường xây dựng phát triển mạnh với tỷ lệ tăng trưởng ước tính khoảng trên 20%. Thị trường xây dựng trong nước có sự tham gia đầy đủ theo hướng cạnh tranh của ba khu vực kinh tế nhà nươc, nước ngoài và tư nhân. Nhà ở là thị trường lớn về khối lượng và đa dạng về loại hình xây dựng. Hiện nay, có thể thấy các khu đô thị lớn đang mọc lên nhanh chóng ở khu vực ngoại thành. Chỉ tiêu phấn đấu đến 2010 là 100% số hộ có nhà ở với mức bình quân là khoảng 12m2/người tương đương khoảng 6 – 7 triệu m2 nhà ở mới và hàng triệu m2 nhà ở cải tạo. Bên cạnh đó, nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và công nghiệp nước ta khá lớn. Đây là những công trình quan trọng, quyết định sự phát triển kinh tế xã hội đất nước, có quy mô lớn, đòi hỏi kỹ thuật và công nghệ thi công hiện đại, sử dụng nhiều vốn vật tư và nhân lực có trình độ và chất lượng chuyên môn cao. Đồng thời, nhu cầu thị trường xây dựng tăng nhành, đòi hỏi sự đa dạng về các loại hình ngành nghề trong lĩnh vực xây dựng, đòi hỏi áp dụng kỹ thuật công nghệ xây dựng cao, chính xác và tự động hóa. Yêu cầu của những loại ngành nghề này là nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao đồng thời đa dạng hóa về tay nghề. Tóm lại, thị trường lao động nước ta trong những năm tới là rất lớn và phát triển theo hướng nâng dần chất lượng sản phẩm. Vì thế, yêu cầu tất yếu của nguồn nhân lực là phải mạnh về cả số lượng và chất lượng. Điều này chỉ có thể đáp ứng thông qua đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.

Chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực xây dựng của Bộ xây dựng: Quan điểm chỉ đạo xây dựng chiến lược trong đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng bao gồm các điểm sau: thứ nhất, hiện đại hóa đào tạo; thứ hai, chuẩn hóa đào tạo; thứ ba, xã hội hóa đào tạo. Mục tiêu chung mà nước

ta đặt ra là phát triển đội ngũ lao động thuộc các lĩnh vực của ngành xây dựng một cách đồng bộ, đủ trình độ và hợp lý về cơ cấu ngành nghề, có khả năng tiếp cận và làm chủ kỹ thuật, công nghệ và khoa học xây dựng hiện đại, tiên tiến, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của ngành xây dựng trong nước và cạnh tranh có hiệu quả trong thị trường khu vực và quốc tế; góp phần hoàn thành thắng lợi sự nghiệp CNH và HDH Đất nước. Mục tiêu cụ thể của chiến lược theo ba hướng: mở rộng quy mô và cơ cấu hợp lý đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo; và hợp tác Quốc tế trong đào tạo. Các quan điểm này chi phối kế hoạch và nội dung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong ngành. Khi xây dựng mục tiêu, kế hoạch và nội dung chương trình đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, các doanh nghiệp không thể đi trái lại quan điểm của Đảng và Nhà nước mà cần thực hiện theo hướng chung, thể hiện sự đồng bộ, nhất trí vì mục tiêu chung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng.

Văn hóa truyền thống: Nền giáo dục của nước ta chịu ảnh hưởng mạnh của các yếu tố văn hóa truyền thống: nội dung đào tạo còn bị ảnh hưởng bởi Nho giáo nên mang nặng tính lý thuyết với phong cách người dạy đóng vai trò chính trong lớp học, còn người học mang tính thụ động nên chưa phát huy được hết khả năng sáng tạo của người học. Bên cạnh đó là tư tưởng của một số người cho rằng: con đường duy nhất để đạt đến thành công là học Đại học nên số lượng người theo học nghề rất ít. Đặc biệt trong ngành xây dựng, số lượng người được đào tạo nghề chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và không cân đối giữa các trình độ: đào tạo cao đẳng, đại học tăng quá nhanh trong khi dạy nghề và trung học tăng chậm hơn làm cho cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ càng thêm bất hợp lý. Quy mô đào tạo theo các cấp chưa đáp ứng nhu cầu học tập của thanh niên và nhu cầu lao động có

chuyên môn kỹ thuật cho phát triển đất nươc trong bối cảnh chung. Điều này kéo theo tình trạng thừa thầy thiếu thợ, kỹ sư làm công việc của cán bộ trung cấp kỹ thuật. Mặt khác, do ảnh hưởng của nển sản xuất nhỏ nên đào tạo, phát triển trong các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành xây dựng nói riêng còn rời rạc, chưa hệ thống và khoa học.

Các tổ chức, hiệp hội…..(phan 3 – TS. Nguyen si liem, trong foder gphap o destop – Xem trong sổ ghi chép)

Như vậy, có thể thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một doanh nghiệp ngành xây dựng. Tìm hiểu những yếu tố này là cần thiết để tận dụng những thuận lợi của môi trường bên trong, bên ngoài tổ chức đồng thời phần nào hạn chế được rủi ro từ những yếu tố này. Đây là cơ sở để nhà quản lý xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình và hình thức đào tạo, phát triển để đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây dựng số 1 để đáp ứng yêu cầu hội nhập (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w