gồm:
Mục tiêu của doanh nghiệp: cũng như các tổ chức nói chung, mục tiêu của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng bao gồm mục tiêu dài hạn, mục tiêu ngắn hạn; mục tiêu định lượng, mục tiêu định tính…Song mục tiêu bao trùm nhất của mỗi doanh nghiệp là sự gia tăng lợi nhuận, mang lại thu nhâp ổn định cho người lao động, trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực xây dựng, thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu đó, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược đào tạo, phát triển nhân lực đồng thời đưa ra kế hoạch, nội dung và hình thức phù hợp. Công tác đào tạo và phát triển phù hợp với mục tiêu chung và được đầu tư thích đáng là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên thành công của doanh nghiệp.
Nhu cầu đào tạo của người lao động trong doanh nghiệp: Đặc trưng của ngành xây dựng là tính không ổn định theo định kỳ của sự xuất hiện các công trình, vì thế khi có công trình mới, các nhà lãnh đạo tuyển dụng cũng như đào tạo một cách ồ ạt để đảm bảo tiến độ mà không quan tâm đến nhu cầu đào tạo của người lao động. Như vậy, người được đi đào tạo sẽ thấy không thoải mái, coi đây là sự ép buộc, họ tham gia các khóa đào tạo chỉ là một hình thưc chấp hành mệnh lệnh của cấp trên mà không cố gắng để hoàn thiện bản thân mình, mang lại hiệu quả đào tạo cho tổ chức. Vì thế, đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả đào tạo.
Công nghệ, trang thiết bị, kỹ thuật: Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Ngành xây dựng hiện nay xuất hiện nhiều công nghệ mới, vật liệu xây dựng mới, kết
cấu xây dựng hiện đại, máy móc xây dựng tối tân tạo điều kiện cho công nghệ xây dựng tiến bộ nhanh chóng. Các doanh nghiệp cần nhập trang thiết bị hiện đại để có đủ sức cạnh tranh và phù hợp với xu thế thời đại. Điều đó đòi hỏi một lực lượng lao động thông thạo lý thuyết, giỏi trong thực hành mới đem lại hiệu quả cao trong sử dụng những công nghệ ấy. Để có được những tiêu chuẩn này nhất thiết người lao động phải được đào tạo những kỹ năng và kiến thức mới.
Nguồn vốn đầu tư cho đào tạo: Đây là yếu tố không thể thiếu trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của mỗi doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng lớn đến kế hoạch, quy mô, hình thức và cả chất lượng đào tạo. Chi phí đào tạo có các khoản như: học phí, tiền lương trả cho người đi đào tạo, các khoản chi phí khác cho những người thực hiện công tác đào tạo và phát triển nhân lực cho doanh nghiệp. Tùy vào quy mô của từng doanh nghiệp mà có sự chi tiêu hợp lý. Đặc biệt trong doanh nghiệp ngành xây dựng, nguồn chi phí cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực còn tùy đó là nhân lực thời vụ hay dài hạn mà có sự đầu tư thích đáng để mang lại hiệu quả cao. Đầu tư đúng, đủ sẽ giúp công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nhanh, hiệu quả.
Cơ chế, chính sách đối với người được đi đào tạo: Điều này liên quan đến vấn đề tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp. Nhà quản lý cần đưa ra các chính sách để người lao động thấy rằng đào tạo, phát triển không chỉ mang lại lợi ích cho tổ chức mà trước hết là cho bản thân họ. Các chính sách đó liên quan đến lương, thưởng trong quá trình người lao động đi đào tạo; sự công nhận của tổ chức và chính sách bố trí nhân sự sau quá trình đào tạo. Khi người lao động thấy được lợi ích của công tác đào tạo, phát triển, họ sẽ tích cực học tập, chủ động trong công việc, cảm thấy hài lòng, từ đó hiệu quả đào tạo sẽ được nâng cao.