Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, chức năng. Là doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, bộ máy tổ chức của công ty bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, các phòng ban và các đơn vị trực thuộc. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện dưới mô hình:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề liên quan đến phương hướng hoạt động, vốn điều lệ, nhân sự Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và những vấn đề khác được quy định trong điều lệ.
Hội đồng quản trị: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là tổ chức quản lý cao nhất của công ty giữa hai kỳ Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch Hội đồng quản trị và bổ nhiệm Giám đốc, người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty. Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng.
Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty như kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của công ty, kiểm tra tính hợp pháp hợp lý của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của công ty, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị và các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền được quy định trong điều lệ. Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và pháp luật về những công việc thực hiện theo quyền và nghĩa vụ của Ban.
Ban giám đốc: gồm Giám đốc điều hành, các Phó giám đốc và Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
Giám đốc là người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật. Giám đốc có đầy đủ các quyền và nhiệm và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, của điều lệ và theo quyết định của Hội đồng quản trị. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc điều hành hoạt động của đơn vị mình đồng thời đại diện cho quyền lợi của cán bộ, công nhân viên trong công ty.
Các phó giám đốc là người giúp việc cho giám đốc và phụ trách các lĩnh vực do Giám đốc phân công. Các Phó giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc. Công ty cố phần xây dựng số 1 – Vinaconex có 3 Phó giám đốc: Phó giám đốc kinh tế, Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc phụ trách các chi nhánh, Phó giám đốc có chức năng quản lý và điều hành các hoạt động của công ty theo sự phân công trong Ban giám đốc.
Kế toán trưởng là người tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác quản lý tài chính kế toán. Kế toán trưởng do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Giám đốc.
Các phòng chức năng: Bộ máy tổ chức của công ty còn bao gồm 6 phòng ban, mỗi phòng ban có chức năng và nhiệm vụ riêng.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức việc hoạt động hàng ngày của bộ máy công ty; thực hiện chức năng giao tiếp hành chính vơií bên ngoài; theo dõi, cập nhật và phổ biến các văn bản pháp quy, đồng thời quản lý điều hành công tác văn thư; theo dõi và quản lý các vấn đề về nhân sự, thực hiện các chế độ về chính sách liên quan đến chế độ của người lao động; thanh tra giải quyết các khiếu nại tố cáo trong quá trình sản xuất kinh doanh; theo dõi thực hiện các công việc khác liên quan đến tổ chức; tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc công ty các biên pháp nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên và các nhiêm vụ bất thường khác do ban giám đốc giao.
Phòng Đầu tư: có chức năng tham mưu và giúp việc cho Hội đòng quản trị và Ban giám đốc Công ty tìm kiếm các cơ hội đầu tư; trực tiếp lập các kế hoạch, thực hiện và quản lý các dự án đầu tư của công ty. Phòng đầu tư cũng thực hiện công tác tổng hợp báo cáo phân tích kinh tế, hiệu quả đầu tư của các cơ quan nhà nước có liên quan, báo cáo Tổng công ty, Công ty… theo quy định.
Phòng kinh tế thị trường: có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ như công tác tiếp thị, công tác đấu thầu, công tác quản lý hợp đồng xây lắp, công tác quản lý kinh tế và công tác theo dõi, quản lý việc mua thiết bị cung ứng cho công trình.
Phòng thiết bị vật tư: có nhiệm vụ quản lý khai thác sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, công
cụ thuộc tài sản công ty; điều động theo quyết định của ban giám đốc; cung cấp các thông tin về giá cả tham mưu với Ban giám đốc, lên kế hoạch nhập, xuất, dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong kỳ cho các đội xây dựng phục vụ thi công công trình một cách kịp thời và hiệu quả; thực hiện việc mua sắm trang thiết bị, vật tư thi công theo sự phân công của Giám đốc công ty.
Phòng kỹ thuật thi công: có nhiệm vụ tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh và các chiến lược phát triển công ty; trực tiếp quản lý thi công các công trình và dự án; theo dõi và báo cáo Ban giám đốc về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng kỳ; quản lý dự án, quản lý xây dựng các công trình, quản lý chất lượng, tiến độ các công trình xây dựng; quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác thống kê - kế hoạch.
Phòng tài chính kế toán: có chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị và Giám đốc công ty trong việc tổ chức, chỉ đạo công tác Tài chính – kế toán trong toàn công ty theo đúng quy chế tài chính và điều lệ công ty. Phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ lập kế hoạch và quản lý kinh tế tài chính chặt chẽ, phục vụ nhu cầu chi tiêu kịp thời và đầy đủ; cập nhật, xử lý tổng hợp các thông tin tài chính từ đó ghi chép báo cáo kịp thời chính xác lên cấp trên; lập và gửi báo cáo thống kê, báo cáo tài chính hàng quý và cuối niên độ kế toán để gửi lên Hội đồng quản trị và Ban giám đốc công ty.
Các đơn vị trực thuộc công ty bao gồm:
- Chi nhánh Vinaconex 1 tại thành phố Hồ Chí Minh - Nhà máy sản xuất gạch lát Terazoo.
- Các đội xây dựng số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 14, 16; Đội điện nước; Đội xe máy thi công.
- Các Ban chủ nhiệm công trình. => thuận lợi khó khăn gì cho đt ptr NNL
Với cơ cấu ít xuất hiện các cấp trung gian không cần thiết tạo điều kiện thuận lợi cho việc ban hành mệnh lệnh một cách nhanh chóng, chính xác, ít nhiễu, giảm gánh nặng cho cấp trung gian. Song vì ít cấp trung gian ở một bộ máy với quy mô lớn càng đòi hỏi cao bộ phận quản lý phải thực sự là những người có năng lực, có khả năng chịu áp lực công việc và khả năng giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác. Đồng thời điều đó cũng đặt ra yêu cầu với công nhân về sự đa dạng tay nghề và chuyên môn cao. Đây là một trong những yêu cầu, mục tiêu của công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong công ty.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức: