1 Nội dung cơbản của định hướng này là nguyên tắc “thực dụng, đa phương, thúc đẩy lợi ích quốc gia nhưng không gây đối đầu”
2.1 Chính trị Liênbang Nga từ năm 2008 đến năm
Qua 8 năm cầm quyền của Tổng thống V. Putin (2000 – 2008), tình hình chính trị nước Nga đã từng bước đi vào thế ổn định. V. Putin là nhà chính trị kiệt xuất rất có trách nhiệm đối với đất nước, là người có tài năng tâm huyết chính trị, ôm ấp hoài bão chính trị về một nước Nga lớn mạnh nhất chưa từng có trong lịch sử. Thời điểm năm 2008 là năm chuyển giao quyền lực, V. Putin mong muốn tiến trình cải cách do mình khởi xướng phải được tiếp tục thực thi và ông đã đề cử Medvedev ra tranh cử tổng thống. Việc Medvedev đắc cử tổng thống, hình thành bộ đôi quyền lực Medvedev – V. Putin là cơ sở để nước Nga có thể tiếp tục sự nghiệp chấn hưng, khôi phục lại vị thế của mình trên trường quốc tế theo kế hoạch V. Putin.
Bộ đôi Medvedev và V. Putin là sự kết hợp hoàn hảo về sự thỏa thuận chính trị giữa mục tiêu chiến lược và quyền lực tối cao. Trong đó sự kết hợp mục tiêu chiến lược là cơ sở nền tảng, sự kết hợp quyền lực tối cao thực chất chỉ là bộ khung của sự kết hợp nhóm V. Putin. V. Putin và Medvedev đã làm rất tốt sự sắp xếp chính trị tiến hành thuận lợi qua trình tự pháp luật hiện hành và nhận được sự hậu thuẫn chính trị hùng hậu với sự ủng hộ đông đảo của người dân. Sự kết hợp của cặp bài trùng này đã làm được rất nhiều điều: đạt được mục tiêu V. Putin đề ra với việc Đảng nước Nga thống nhất giành được
trên 2/3 số ghế trong Duma quốc gia, thực hiện sự sắp xếp chiến lược quan trọng từ đỉnh cao của cơ quan lập pháp. Hơn nữa việc Medvedev đắc cử tổng thống, V. Putin trở thành thủ tướng chính phủ là sự thành công của cuộc chuyển giao quyền lực ở nước Nga, đảm bảo sự tiếp tục của con đường phát triển đất nước mà V. Putin đã lựa chọn.
Những cải tổ chính trị mà Tổng thống D. Medvedev đang tiến hành trong giai đoạn hậu khủng hoảng hiện nay cũng chính là những định hướng chính trong giai đoạn trung hạn tới năm 2020 của Liên bang Nga. Về hình thức nhà nước, nước Nga sẽ tiếp tục duy trì chế độ cộng hòa tổng thống để bảo vệ một nhà nước Liên bang thống nhất. Về vai trò của hiến pháp trong việc hình thành nền dân chủ ở Nga, theo Tổng thống D. Medvedev, mặc dù cho đến nay đã được 15 năm kể từ ngày ra đời bản Hiến pháp nhưng đội ngũ quan liêu nhà nước vẫn đông đảo như thời kì cách đây 20 năm. Họ gây ra những phiền toái cho giới kinh doanh, kiểm soát thông tin đại chúng, can thiệp vào quá trình bầu cử và gây sức ép đối với toà án.
Vì vậy, Tổng thống D. Medvedev một mặt tiến hành cạnh tranh chính trị trong lựa chọn công chức nhà nước, mặt khác cũng tăng cường dân chủ. Ông nhấn mạnh: nhà nước mạnh và bộ máy quan liêu có quyền hành vô hạn không phải là khái niệm đồng nghĩa. Xã hội công dân cần nhà nước mạnh với tư cách là công cụ phát triển và duy trì trật tự, để bảo vệ và củng cố thể chế dân chủ. Theo Medvedev, cạnh tranh về chính trị ở trong nước có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nước Nga và ông ủng hộ sự cạnh tranh nhiều hơn nữa về chính trị. Tuy nhiên, sự cạnh tranh đó phải hợp lí, dựa trên luật pháp và tăng cường hiệu lực của pháp luật. Trong giai đoạn trung hạn, Nga sẽ tập trung triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và mức độ đại diện của nhân dân trong chính quyền, bảo đảm sự tham gia lớn hơn của công dân vào sinh hoạt chính trị, trong khi vẫn duy trì nguyên tắc tập trung dân chủ. Đó là:
Thứ nhất, đảm bảo quyền đại diện cho các cử tri đi bỏ phiếu cho các đảng nhỏ. Theo đó, các đảng có được từ 5 đến 7% phiếu có thể cử 1 đến 2 đại biểu tham gia Đuma.
Thứ hai, các đảng phái nhận được số phiếu nhiều nhất tại bầu cử khu vực mới có quyền đề cử lên Tổng thống những ứng của viên giữ cương vị lãnh đạo chính quyền hành pháp của các chủ thể Liên bang.
Thứ ba, bãi bỏ việc sử dụng tiền bảo đảm tại bầu cử ở tất cả các cấp. Việc tham gia tranh cử được quyết định không phải bằng tiền mà phải bằng lá phiếu của mọi người, uy tín của đảng và lòng tin của cử tri đối với chương trình hành động của Đảng.
Thứ tư, Hội đồng Liên bang cần được hình thành từ những người được bầu vào cơ quan đại diện chính quyền và từ số đại biểu cơ quan tự quản địa phương của các chủ thể Liên bang tương ứng. Cần bãi bỏ quy định thành viên Hội đồng Liên bang phải sống ở khu vực được bầu thời gian nhất định;
Thứ năm, hướng tới giảm theo giai đoạn số thành viên tối thiểu cần thiết để một chính đảng được quyền đăng kí;
Thứ sáu, cần đưa vào Luật chính đảng những sửa đổi bắt buộc chuyển đổi giữa các vị trí lãnh đạo Đảng. Theo đó, một người không thể giữ cương vị lãnh đạo Đảng quá thời hạn cho phép.
Thứ bảy, các cơ quan tự quản địa phương phải có khả năng kiểm soát hữu hiệu hơn và khi cần thiết có thể cách chức lãnh đạo tòa thị chính.
Thứ tám, xây dựng các biện pháp bổ sung nhằm lôi kéo đại diện các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội tham gia quá trình soạn thảo luật, đồng thời cần đưa ra sửa đổi quy chế của Đuma quốc gia và Hội đồng liên bang.
Thứ chín, các đảng tham gia vào quốc hội được bảo đảm về việc hoạt động của họ được đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nhà nước.
Thứ mười, tự do ngôn luận phải được đảm bảo bằng những phát minh mới trong công nghệ, cần mở rộng mạng lưới Internet và truyền hình số. Biện pháp này sẽ giúp nâng cao chất lượng của đại diện công chúng và làm cho mọi người tin tưởng hơn với chính phủ và tăng tình đoàn kết trong xã hội. Sự tích cực của các nhà hoạt động xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình chính trị, cùng với sự góp sức tuyên truyền của các loại công nghệ thông tin. Hàng năm, số lượng độc giả truy cập vào các nguồn Internet bằng tiếng Nga tăng 20%, năm 2010 đạt 46,5 triệu người. Số lượng người sử dụng cũng tăng
lên tại các khu vực nhờ phí dịch vụ Internet giảm giá từ 2 đến 3 lần. Đa số (84%) người sử dụng có thể truy cập vào Internet ngay tại nhà. Số độc giả của blog, các mạng xã hội và Twitter tăng lên. Điều này một phần là vì Tổng thống Nga cũng rất quan tâm đến Internet và sở hữu videoblog và Twitter riêng [55; tr3].
Mặc dù ông D.Medvedev cam kết sẽ tiếp tục theo đuổi đường lối của người tiền nhiệm, tuy nhiên ngay từ khi còn là Phó Thủ tướng thứ nhất, ông đã có những ý tưởng khoáng đạt hơn so với Putin nhằm củng cố hệ thống nhà nước. Ông cho rằng: "Cần phải bảo vệ tự do ngôn luận và các phương tiện thông tin đại chúng như là một trong những nhân tố quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Tăng cường tính độc lập thực sự của báo chí nhằm bảo đảm mối quan hệ phản hồi giữa xã hội với hệ thống chính quyền nói chung"[62]. Theo ông, trong nền tảng chính sách của nước Nga phải luôn luôn quán triệt nguyên tắc "Tự do tốt hơn là không có tự do" - đó là nguyên tắc vô cùng quan trọng đối với bất cứ một nhà nước hiện đại nào mong muốn đạt tới chuẩn mực tối cao của cuộc sống. Tự do cần phải được thể hiện trong mọi hình thức của nó - Tự do cá nhân, tự do kinh tế và cuối cùng là tự do thể hiện mình. Đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng phải loại trừ mọi sự vi phạm pháp luật, tự do đồng thời phải bảo đảm tuân thủ vô điều kiện pháp luật hiện hành. Bản thân ông vốn là một luật sư, D.Medvedev đề ra một trong những hướng ưu tiên hoạt động của chính quyền trong bốn năm 2008 – 2012 là xây dựng một hệ thống tư pháp bảo đảm độc lập với tất cả các nhánh chính quyền, đồng thời loại bỏ tận gốc những quyết định phi pháp, chỉ "theo điện thoại" (giải quyết theo quan hệ) hoặc "vì tiền". Ông cho rằng một trong những biện pháp cần phải thực hiện ngay để nâng cao chất lượng cuộc sống của người Nga và hiệu quả nền kinh tế, đó là giảm bớt ảnh hưởng của nhà nước đối với kinh tế, nâng cao hiệu quả của khu vực kinh tế nhà nước và hoạt động của bộ máy chính quyền, thay đổi trật tự điều tiết của các cơ quan thẩm quyền, quan tâm và khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nhỏ, chống mọi biểu hiện thờ ơ và thiếu trách nhiệm của bộ máy nhà nước đối với doanh nghiệp. Đồng thời ông Medvedev chủ trương giảm bớt biên chế bộ máy ở tất cả các cấp, chuyển
phần lớn chức năng của cơ quan nhà nước cho các tổ chức phi chính phủ. Làm điều đó, đương nhiên, không chỉ vì mục tiêu giảm nhẹ bộ máy quan liêu, mà cần phải làm cho mỗi công dân hiểu rõ trách nhiệm của từng quan chức cụ thể, biết khả năng thực tế kiện cáo và khiếu nại về những hoạt động phi pháp hoặc thiếu tích cực.
Còn một điểm có thể nhận thấy nữa là trong chính quyền xuất hiện những khuôn mặt mới. Hệ thống tuyển chọn cán bộ đang được thực hiện ở cấp quốc gia, những người đã nằm trong diện “quy hoạch” nhận được sự bổ nhiệm xứng đáng. Trong 3 năm 2008 - 2011, danh sách các tỉnh trưởng đã thay đổi mạnh mẽ. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng. Đây là chính sách đã được cân nhắc của giới lãnh đạo đất nước [55; tr3].
Mặt khác, để tiếp tục củng cố quyền lực tập trung, ổn định hệ thống chính trị trong bối cảnh trước mắt nước Nga đang còn phải vượt qua nhiều thử thách như: đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hiện đại hóa quân đội, chống khủng bố quốc tế, thảm họa môi trường…
Nhiệm vụ sửa đổi Hiến pháp được Tổng thống D. Medvedev rất coi trọng. Theo ông, hiến pháp duy trì tự do và công lý, phẩm giá con người và phúc lợi, bảo vệ gia đình và Tổ quốc, và sự thống nhất của những người đa sắc tộc - không chỉ là giá trị chung nhưng là khái niệm pháp lý. Nói cách khác, Hiến pháp cho phép chúng có hiệu lực trong thực tế và hỗ trợ họ với tất cả các nguồn lực của nhà nước và với tất cả các quyền riêng của mình. Trước hết là vai trò quyết định của Hiến pháp trong việc phát triển dân chủ ở Nga. Tầm quan trọng của Hiến pháp trong việc phát triển một hệ thống pháp luật và tòa án độc lập, và trong cuộc chiến chống tham nhũng và chủ nghĩa hư vô luật pháp. Hiến pháp cũng đóng một phần của nó trong việc củng cố luật pháp quốc tế. Luật pháp quốc tế được thực hiện chấp hành của các tiểu bang của hiến pháp quốc gia của họ và cam kết của mình theo các thỏa thuận quốc tế và điều ước quốc tế. Hiến pháp mở đường cho đổi mới của Nga là một quốc gia tự do và một xã hội được tổ chức theo quy định của pháp luật. Tổng thống D. Medvedev đã đưa ra hai đề xuất thay đổi hiến pháp:
Trước hết, mở rộng quyền hiến pháp của Quốc hội, đưa vào thẩm quyền của Đuma quốc gia (điều 103) các chức năng kiểm soát đối với chính quyền hành pháp, thiết lập quy chế Hiến pháp, bắt buộc chính phủ Nga hàng năm giải trình trước Đuma quốc gia về kết quả hoạt động của mình và những vấn đề mà Đuma trực tiếp nêu ra.
Sau khi lên cầm quyền được 10 tháng, Tổng thống D. Medvedev đưa ra thông điệp Liên bang đầu tiên, đề xuất sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga, tăng thời hạn nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên thành 6 năm, nhiệm kỳ của các đại biểu Đuma quốc gia từ 4 năm lên thành 5 năm, cũng như quy định trách nhiệm của Chính phủ hàng năm phải báo cáo kết quả hoạt động trước Quốc hội. Đây là lần sửa đổi Hiến pháp đầu tiên trong suốt lịch sử nước Nga mới. Việc sửa đổi Hiến pháp cũng áp dụng cả với Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện). Theo quy định mới, đại biểu của Thượng viện chỉ được bầu từ đại diện các cơ quan chính quyền tự trị địa phương. Đuma quốc gia Nga cũng thông qua các quy định cấm gọi người đứng đầu các chủ thể và khu vực là “Tổng thống”. Đồng thời, Medvedev cũng ra sắc lệnh yêu cầu tất cả các khu vực và nước cộng hòa tự trị phải sửa đổi Hiến pháp địa phương cho phù hợp với Hiến pháp Liên bang trước ngày 1/1/2015. Một sửa đổi Hiến pháp quan trọng nữa là việc áp dụng trở lại quy chế bầu trực tiếp người đứng đầu các khu vực, bị bãi bỏ từ năm 2004 và đơn giản hóa thủ tục đăng ký thành lập các đảng phái chính trị.
Như vậy, những sửa đổi hiến pháp này nhằm cải tổ hệ thống quyền lực theo cả hai chiều, vừa tăng tính dân chủ bằng cách tăng quyền hạn của quốc hội, đồng thời tăng quyền lực tập trung của Tổng thống hay vai trò của người lãnh đạo, duy trì sự ổn định của hệ thống chính trị bằng cách kéo dài thời hạn nhiệm kì của Tổng thống. Đây là hướng chủ đạo trong sự vận động của hệ thống chính trị cho tới năm 2020.
Tham nhũng là một trong những tệ nạn xã hội nghiêm trọng có thể kéo lùi sự phát triển của nước Nga. Đánh giá về nạn tham nhũng ở Nga, Tổng thống D. Medvedev đã nói: “Đáng buồn biết bao khi ở Nga nạn tham nhũng đã trở thành một phương tiện để tồn tại của một số lượng lớn con người, về bản chất tham nhũng đã trở thành “sự kiện hàng ngày” và “là sự kiện đe dọa
nền an ninh dân tộc” [2; tr58]. Trong thực tế, tham nhũng đã có những tác động tiêu cực đến xã hội và nền kinh tế Nga như Tổng thống D. Medvedev đã nhấn mạnh: “Rõ ràng rằng, tham nhũng là mối đe dọa của mọi quốc gia. Nó phá hủy môi trường kinh doanh, làm suy yếu và băng hoại hình ảnh nhà nước. Nhưng cái chính là tham nhũng làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với chính phủ” [2; tr59].
Vì vậy, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước Nga cần sự quyết tâm và đồng thuận của cả dân tộc. Để tăng cường chống tham nhũng, ngay từ khi mới lên nắm quyền tháng 7/2008, Tổng thống D. Medvedev đã phê duyệt một kế hoạch nhằm đẩy mạnh những nỗ lực của chính phủ Nga trong cuộc chiến chống lại các hoạt động, hành vi tham nhũng, tham ô, hối lộ. Trong điều kiện chủ nghĩa tư bản nhà nước phát triển mạnh, vai trò của nhà nước ngày càng lớn, các nhóm lợi ích cũng như chủ nghĩa thân hữu phát triển mạnh, bài toán chống tham nhũng đương nhiên không những chỉ đòi hỏi các giải pháp chính trị mà còn những cơ chế kiểm soát cả về kinh tế. Về củng cố hiệu lực pháp luật và chống tham nhũng, Tổng thống D. Medvedev đề xuất các biện pháp cụ thể mà nước Nga đang và sẽ triển khai mạnh trong giai đoạn tới là:
- Nâng cao đòi hỏi đối với công chức nhà nước và địa phương. Công khai tài sản và thu nhập của họ và các thành viên gia đình họ.
- Các nhân viên nhà nước và thị chính phải hành động phù hợp với luật ứng xử tại nơi làm việc. Việc không thực hiện đúng có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố trách nhiệm hình sự.
- Thi hành các biện pháp hình sự đối với việc lạm dụng quyền hạn của những người thực hiện chức năng quản lí tại các tổ chức phi chính phủ. Các biện pháp đó tương ứng với những gì áp dụng đối với viên chức nhà nước.
- Thi hành trách nhiệm hành chính đối với các pháp nhân thực hiện