Thuận lợi và thách thức

Một phần của tài liệu Chính trị, kinh tế, xã hội của liên bang nga từ năm 2008 đến năm 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 92 - 113)

1 Nội dung cơbản của định hướng này là nguyên tắc “thực dụng, đa phương, thúc đẩy lợi ích quốc gia nhưng không gây đối đầu”

3.2.1.Thuận lợi và thách thức

Sự chuyển vế của bộ đôi quyền lực Medvedev – V. Putin trong nhiệm kỳ 2012 – 2018 là thuận lợi dễ nhận thấy nhất khi V. Putin lên nắm quyền. Bên cạnh đó, những thành tựu cả về đối nội lẫn đối ngoại của thời kỳ Medvedev cũng tiếp tục là cơ sở cho V. Putin thực hiện hoài bão của mình.

Sau 4 năm cầm quyền, Tổng thống D. Medvedev rõ ràng đã thành công trong việc tiếp tục dẫn dắt nước Nga theo con đường phát triển ổn định và củng cố tiếng nói của Nga trên trường quốc tế. Có lẽ di sản lớn nhất và ấn tượng nhất của ông Medvedev trong thời gian cầm quyền chính là ông đã chèo lái thành công đất nước Nga vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu và nhanh chóng phát triển ổn định. Để đạt được những thành tựu đó, ông Medvedev đã biết kế thừa những thành tựu từ người tiền nhiệm, tiếp tục cải cách ổn định chính trị, thi hành các chính sách kinh tế - xã hội tiến bộ, tận dụng những thế mạnh của nước Nga. Là một quốc gia rộng lớn, chiếm gần 11,5% diện tích thế giới, Nga lại có một kho tài nguyên thiên nhiên cũng thuộc loại giàu có bậc nhất thế giới mà nhiều quốc gia khác thèm muốn. Tuy nhiên trước đây, nước Nga chưa biết sử dụng thế mạnh đó một cách hữu hiệu.

Bước sang thế kỉ XXI mặc dù còn nhiều khó khăn, bộn bề của nền kinh tế nhưng chính phủ Liên bang Nga đã kịp thời đưa ra “Chiến lược năng lượng đến năm 2020” – một chiến lược chuyển biến về chất cả về nhận thức và hàng

động trong chính sách đối ngoại. Một trong những quyết sách quan trọng đó là nước Nga bố trí, sắp xếp việc khai thác, sử dụng dự trữ tài nguyên năng lượng to lớn cùng các tổ hợp hùng mạnh nhiên liệu – năng lượng của đất nước. Nhiệm vụ này rất quan trọng, bởi nó không chỉ là cơ sở phát triển và hiện đại hóa đất nước nhanh chóng mà nó còn là công cụ để tiến hành chính sách đối nội và đối ngoại một cách hữu hiệu. Trong quá trình phát triển kinh tế dưới thời Tổng thống D. Medvedev, Nga đã triệt để sử dụng “dầu khí” là một lợi thế để nâng cao địa vị của mình và sẵn sàng sử dụng nó như một vũ khí kinh tế sắc bén, hiệu quả. Dưới thời Tổng thống Yelstin quá trình tư nhân hóa các mỏ dầu diễn ra không mang lại hiệu quả nhưng sau này Tổng thống V. Putin, Medvedev đã kịp thời nhận ra đó là một chủ trương sai lầm, gây nhiều thiệt hại cho đất nước. Chủ trương phục hồi quyền sở hữu của Nhà nước đối với công nghiệp năng lượng đúng vào giai đoạn giá dầu khí tăng cao đã mang lại nguồn thu ngân sách tăng gấp đôi, giúp giải quyết rất nhiều khó khăn cho đất nước, đáp ứng được mong muốn của nhiều người dân Nga muốn phục hồi lại danh dự cũng như vai trò ảnh hưởng toàn cầu của quốc gia vĩ đại này. Song song với những chính sách đối nội, Nga coi dầu khí là vũ khí sắc bén trong chiến lược đối ngoại. Chỉ riêng về khí đốt, Nga là nhà cung cấp lớn nhất cho châu Âu, nên đây là con át chủ bài của Nga trong sân chơi chính trị để đối phó lại với Mĩ và Tây Âu, những nước đang tìm cách thu hẹp khu vực ảnh hưởng truyền thống của Nga. Tiềm năng dầu khí đang nâng cao vai trò của nước Nga. Sản lượng dầu thô của Nga chiếm tỉ lệ quan trọng trên thị trường thế giới, nhưng việc xuất khẩu thô khó khăn vì công tác vận chuyển đến nơi tiêu thụ không thuận tiện. Do đó, Nga đang tích cực xây dựng các đường ống dẫn dầu đến các vùng bờ biển biên giới Nga để cung cấp cho thị trường Tây Âu, Mĩ, Trung Quốc, Nhật Bản. Với chiến lược “thêm bạn”, Nga kiên trì biến đối thủ thành đối tác, biến “sân sau” của Mĩ thành “mảnh vườn canh tác” của mình. Nhận thấy được thế mạnh của nước mình, Nga đã đề ra “Chiến lược năng lượng đến năm 2020”. Với chiến lược ấy, Nga đã có những bước tiến dài, từ chỗ vay nợ nay đã có dự trữ ngoại tệ, mức sống của người dân được nâng cao, một phần rất quan trọng do thu nhập của dầu khí mang lại. Ngày

nay Nga không chỉ quay lại vị trí siêu cường về quân sự mà còn là siêu cường về dầu khí. Dầu khí trở thành vũ khí không có tiếng nổ và có sức tàn phá như vũ khí tối tân, hiện đại nhất của Nga, sắc bén và lợi hại chẳng kém. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của loại vũ khí này là sự nhạy cảm chính trị và đặc biệt là giá cả. Trong cơ cấu kinh tế, khi tỉ lệ dầu khí chiếm tỉ trọng cao thì chưa hẳn đây là nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững. Người Nga hiểu rất rõ về điều này và tìm hướng khắc phục, không quá phụ thuộc vào nguồn năng lượng.

Nước Nga trong 4 năm dưới sự cầm quyền của Tổng thống D. Medvedev đã trải qua tiến trình lịch sử cơ bản từ khủng hoảng đến phục hồi, từ ổn định đến phát triển. Tổng thống D. Medvedev chỉ ra rằng: Nhiệm vụ chính của nước Nga là tiếp tục sự phát triển hòa bình, ổn định. Kế hoạch chiến lược của Nga chính là: xây dựng một xã hội dân sự, một đất nước có sức mạnh trong việc bảo vệ an toàn cho người dân và giúp họ có một cuộc sống đầy đủ, hình thành hoạt động kinh doanh tự do, có trách nhiệm với xã hội, chống lại những hiện tượng đồi bại và tấn công vào các hoạt động của chủ nghĩa khủng bố, tăng cường mạnh mẽ ảnh hưởng của Nga trong các sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, trên con đường nhằm đạt được những mục đích đó, nước Nga tương lai sẽ gặp không ít khó khăn về cả chính trị, kinh tế và văn hóa, xã hội.

Về chính trị, mặc dù sau 12 năm cầm quyền với những biệt pháp quyết liệt nhằm cải cách hệ thống chính trị, đã bước đầu tạo ra được môi trường chính trị tương đối ổn định, tuy nhiên bộ máy hành chính quan liêu của Nga vẫn cồng kềnh nhưng hiệu quả thấp. Điều này tiếp tục đặt ra 3 vấn đề: làm thế nào để tiếp tục thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính; tái cơ cấu lại bộ máy chính trị; làm sao để tấn công mạnh mẽ vào những hiện tượng đồi bại đang lan dần đến từng ngóc ngách của xã hội, trả lại cho xã hội một môi trường trong sạch. Ba vấn đề trên vừa là vấn đề cấp bách trong chính trị của Nga vừa là một thử thách lớn lao về năng lực cầm quyền của bộ đôi quyền lực V. Putin - Medvedev.

Cải cách hành chính là nhiệm vụ mà V. Putin - Medvedev phải đối mặt. Hệ thống hành chính nước Nga trước cải cách 2000 bao gồm 85 cơ cấu quản lý

với 16 bộ, 33 sở, 34 cục và 2 ủy ban tương tự với tình hình năm 1982. Quy mô cơ cấu đồ sộ không phù hợp với yêu cầu của cơ cấu hành chính, mưu đồ thực hiện các chính sách đã thông qua bàn bạc nhưng không phù hợp. Trong hai năm tiến hành cải cách hành chính 2003 – 2004, phương hướng chủ đạo là tinh giảm số lượng cán bộ hành chính nhưng trên thực tế chỉ có một số nhân viên thuộc Bộ tình trạng khẩn cấp và cơ cấu Đuma quốc gia bị tinh giảm, số cán bộ thuộc ban ngành khác không những không bị giảm mà trái lại còn tăng. Trong thời kỳ Medvedev, con số cán bộ đã gấp 2,5 lần so với năm 1995. Quy mô cơ cấu hành chính đồ sộ, quá nhiều chức năng dẫn đến chồng chéo lên nhau gây ra tình trạng hiệu quả quản lí thấp, không chịu trách nhiệm. Nội dung cải cách hành chính của bao gồm: Thứ nhất, tiến hành cải cách hành chính với chế độ Liên bang nhằm bảo vệ sự thống nhất của Nhà nước liên bang, tăng cường khả năng lãnh đạo trực tiếp của cơ quan quyền lực quốc gia chủ thể của mỗi Liên bang; Thứ hai cải cách cơ cấu chấp hành quyền lực Liên bang, mục đích nâng cao hiệu quả cầm quyền để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế thị trường cùng lúc đó giảm bớt các hiện tượng tiêu cực. Thứ ba là tiến hành cải cách đối với chế độ dành cho công chức nhà nước, để nâng cao hiệu quả công tác hành chính, tấn công vào các hiện tượng tiêu cực đồi bại. Nhìn tổng thể ba nội dung cải cách trên, ngoại trừ nội dung thứ nhất, hai nội dung còn lại không được thành công cho lắm.

Một trong những hạn chế lớn nhất được thể hiện trong chính sách kinh tế đối ngoại với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trong “Định hướng đối ngoại”năm 2008, Tổng thống D. Medvedev đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khu vực này và sự cần thiết phải phát huy vai trò tại đây thông qua các cơ chế Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hay Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC). Tuy nhiên, trong suốt 4 năm qua, quan hệ giữa Nga với khu vực, trước hết với hai nước trong nhóm BRIC là Trung Quốc và Ấn Độ, hầu như không có tiến triển đáng kể nào. Thí dụ điển hình cho tình trạng này là quan hệ thương mại giữa Nga với châu Á chỉ dừng ở mức xấp xỉ 100 tỉ USD (tổng xuất nhập khẩu của Nga năm 2010 là 747,1 tỉ USD), trong đó thương mại với Trung Quốc chiếm tới 36% tổng số xuất nhập khẩu của

Nga vào châu Á. Điều này chỉ có thể lý giải rằng, đó là do chính quyền của ông D. Medvedev đã ưu tiên hàng đầu trong quan hệ với phương Tây, trước hết là cải thiện quan hệ với Mỹ và việc gia nhập WTO.Quan hệ Nga - phương Tây, mặc dù có một số động thái tích cực trong thời gian qua, nhưng vẫn chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn và chưa thể đi theo chiều hướng ổn định. Từ đầu năm 2012, những diễn biến tại Syria và Iran khiến quan hệ giữa Nga với Mỹ và EU dần trở nên căng thẳng. Những thay đổi trong Cộng đồng SNG thời gian vừa qua mới chỉ mang tính chất khởi động, bởi lẽ, hầu hết các hiệp định được ký kết vẫn còn nằm trên bàn. Cũng giống như trong quan hệ với các nước châu Á, những khác biệt về trình độ phát triển hay khoảng cách địa lý vẫn là những rào cản mà chính quyền của Tổng thống D. Medvedev, cũng như các chính quyền trước đó, chưa khắc phục được để có thể thúc đẩy quan hệ với các nước SNG lên một tầm cao mới.

Về kinh tế, là một đất nước đang chuyển mình, trải qua một thời kì khủng hoảng kinh tế dài hạn, cùng lúc đó Nga cũng phải đối mặt với hàng loạt nhiệm vụ nặng nề như khôi phục khủng hoảng kinh tế, cải cách thể chế kinh tế và đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế…Những khó khăn và thách thức trong quá trình phát triển kinh tế ở Nga tồn tại ở Nga trong nhiều phương diện và nhiều tầng lớp, trong đó có cả vấn đề ở tầm vĩ mô như con đường phát triển kinh tế, phương thức phát triển kinh tế và tiến trình cải cách nền kinh tế…lại có những vấn đề tầm trung như chế độ về thuế suất tài chính, chế độ tiền tệ, chế độ quản lý thương mại, mậu dịch…và cuối cùng ở tầm vi mô như cơ cấu quyền sở hữu của nhà sản xuất, quản lý của các công ty, các yếu tố sản xuất…Sau ba nhiệm kì của Tổng thống V. Putin và Medvedev, mặc dù tốc độ phát triển kinh tế của Nga mỗi năm đều tăng, đời sống của nhân dân được nâng cao rõ rệt nhưng dưới con mắt các nhà nghiên cứu cũng như nội bộ chính phủ vẫn luôn tồn tại những ý kiến trái chiều về những vấn đề như: vai trò và tác dụng của chính phủ trong nền kinh tế, ở quá trình cải cách kinh tế, nguyên liệu hóa cơ cấu kinh tế… Quan hệ giữa nhà nước, thị trường và các công ty là yếu tố hàng đầu hình thành con đường và mô hình phát triển của nền kinh tế. Việc xử lý điều tiết, ưu thế hóa ba mối quan hệ trên như thế nào là nhiệm vụ trọng tâm của thể

chế kinh tế và cơ chế điều hòa nền kinh tế. Trong giai đoạn 2000 - 2012, Nhà nước không chỉ tăng cường kiểm soát ở tầm vĩ mô đối với nền kinh tế mà còn tăng cường quản lý ở tầm vĩ mô đối với các công ty, xí nghiệp. Thành phần kinh tế được quốc hữu hóa không ngừng mở rộng, các công ty dầu khí quốc gia đã thâu tóm một số công ty tư nhân, nhà nước tiến hành liên doanh cải tổ đối với một số doanh nghiệp xây dựng thành những tập đoàn doanh nghiệp cỡ lớn. “Phạm vi tham dự của Nhà nước Nga vào nền kinh tế là quá rộng, mức độ lũng đoạn là quá lớn, sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào nền kinh tế và sự lũng đoạn của thể chế vẫn được duy trì đã hạn chế tự do cạnh tranh trên thị trường và cũng hạn chế cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài”[58;tr 255].

Hơn nữa, cải cách kinh tế vẫn chưa có những bước tiến rõ rệt. Vấn đề về quyền và sở hữu cá nhân chưa được giải quyết, Chính phủ chưa tạo được sự ủng hộ về mặt pháp lý và kinh tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cạnh tranh tự do trên thị trường, trong khi đó các tập đoàn doanh nghiệp lớn sau khi lũng đoạn thị trường hiệu quả kinh doanh lại giảm đi rõ rệt.

Sự mất cân đối trong phát triển kinh tế - xã hội Nga đầu thế kỉ XXI thể hiện qua sự chênh lệch trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ, qua cơ cấu đầu tư cho phát triển. Tồn tại sự chênh lệch phát triển giữa các vùng của Liên bang thể hiện qua sự khác biệt khá lớn về thu nhập bình quân đầu người, về đầu tư và ngân sách. Với một lãnh thổ rộng lớn, đa dạng về cơ chế quản lý, từ nước cộng hòa tới vùng tự trị, thành phố và các khu, vùng, việc điều hành hệ thống chính trị của Liên bang Nga đòi hỏi phải chặt chẽ và hài hòa từ trung ương đến địa phương. Trong thời gian qua, việc củng cố quyền lực của nhà nước Liên bang, của trung ương đối với địa phương dẫn tới sự ỷ lại, thiếu năng động của các địa phương. Lãnh thổ Liên bang Nga được phân chia thành 7 đại khu. Nếu phân chia theo châu lục thì Nga trải dài từ châu Âu sang châu Á. Từ dãy Uran về phía tây thuộc châu Âu, chiếm khoảng 1/3 lãnh thổ với 5 đại khu phát triển hơn, đóng góp tới 85% GDP của Nga. Còn hai đại khu Sibiry và Viễn Đông thuộc châu Á với 2/3 diện tích lãnh thổ, thưa dân và kém phát triển, đóng góp 15% GDP của Nga. Như vậy có sự mất cân đối về phát triển giữa Đông và Tây hay Á và Âu. Những vùng phát triển nhất là khu vực

trung tâm và khu vực Ural, trong đó Moscow và Chiumen là những vùng dẫn đầu. Trong 89 chủ thể có 10 chủ thể phát triển nhất của Nga chiếm hơn một nửa GDP cả nước. Các khu vực phía Đông tụt hậu do hạ tầng và nguồn nhân lực đều kém phát triển. Hơn thế nữa, giữa các vùng có sự khác biệt lớn về phát triển công nghiệp. Cao nhất là đại khu Trung tâm và đại khu Tây Bắc (12%) cao hơn đại khu phía Nam và Ural (9,4% và 7,5%). Tiếp đến là đại khu Sibiry 5,9 %, đại khu Volga 5,7%, thấp nhất là đại khu Viễn Đông 3% [16; tr59]. Nông nghiệp phát triển chủ yếu ở đại khu Volga và Trung tâm, nhìn chung tốc độ phát triển nông nghiệp trong cả nước ở mức thấp. Sở dĩ có sự khác biệt lớn trong sự phát triển giữa các vùng của Nga là yếu tố hạ tầng về giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không), hạ tầng về năng lượng, điện năng, các cửa khẩu hiện đại đảm bảo thông thương với các nước láng giềng mà trước hết là Trung Quốc và các nước Liên minh châu Âu. Trong khi đó lĩnh vực đầu tư phát triển bất cập về cơ cấu vùng, vừa bất cập cơ

Một phần của tài liệu Chính trị, kinh tế, xã hội của liên bang nga từ năm 2008 đến năm 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 92 - 113)