1 Nội dung cơbản của định hướng này là nguyên tắc “thực dụng, đa phương, thúc đẩy lợi ích quốc gia nhưng không gây đối đầu”
3.1. Một số nhận xét về tình hình chính trị kinh tế-xã hội Liên bang Nga (2008 – 2012)
bang Nga (2008 – 2012)
Trước hết, sự duy trì cơ cấu bộ đôi quyền lực Medvedev – V. Putin là nét đặc trưng căn bản nhất tạo nên sự ổn định, phát triển thuận lợi cho quá trình thực hiện các biện pháp cải cách kinh tế, chính trị, xã hội giai đoạn 2008 – 2012. Cách đây 4 năm khi vị chính khách trẻ tuổi Dmitry Medvedev bước vào điện Kremlin, có nhiều người hoài nghi về việc ông thực chất chỉ là con rối trong tay người tiền nhiệm V. Putin. Tuy nhiên, sau 4 năm ở trên cương vị tổng thống, ông Medvedev đã chứng minh mình là một nhà lãnh đạo không hề thua kém người thầy nổi tiếng V. Putin. "Cặp bài trùng" V. Putin - Medvedev có thể đổi ngôi cho nhau khiến lòng tin của người dân Nga và các nhà đầu tư quốc tế vào đường hướng phát triển của xứ sở Bạch Dương không thay đổi. Medvedev trúng cử, yêu cầu chính trị “kế thừa” con đường phát triển của V. Putin đã được thực hiện.
Bên cạnh đó, sự đồng thuận của Medvedev về con đường phát triển của Nga đã đặt nền móng cho việc ông cùng với V. Putin cầm quyền. Ngày 2/3/2008, Medvedev xuất hiện tại Quảng trường Đỏ, ông đã nói trước đám đông rằng Nga cần phải lựa chọn con đường từ khi V. Putin cầm quyền. Mục tiêu chiến lược của Medvedev và V. Putin là nhất quán: phục hưng nước Nga. Ngày 8/2/2008 V. Putin đã chính thức tuyên bố “Chiến lược phát triển của nước Nga trước năm 2020” tức là “kế hoạch V. Putin” với 10 trọng điểm nhằm mục tiêu biến nước Nga thành nền kinh tế lớn nhất châu Âu, nền kinh tế lớn thứ năm thế giới và là một trong những trung tâm sức mạnh lớn nhất thế giới trong 12 năm nữa. Ngày 15/2/2008, Medvedev phát biểu trong chương trình kinh tế tự do hóa, tập trung vào bốn lĩnh vực lớn và bảy nhiệm vụ chính. Bốn lĩnh vực lớn, bảy nhiệm vụ chính trong cương lĩnh của Medvedev và mười trọng điểm trong kế hoạch V. Putin là nhất quán, không hề mâu thuẫn.
Medvedev nói: “Cương lĩnh kinh tế của ông là sự bổ sung và cụ thể hóa kế hoạch V. Putin, mục đích là thực hiện kế hoạch này, bảo đảm tiếp tục con đường và chính sách của V. Putin”[58; tr187]. Như vậy, trong quá trình cầm quyền của Tổng thống D. Medvedev có được thuận lợi là sự thống nhất, nối tiếp theo con đường, kế hoạch mà V. Putin đã vạch ra, là kim chỉ nam dẫn đường cho Medvedev hoàn thành tốt nhiệm vụ, trọng trách cao cả của mình.
Hơn thế nữa, sự ủng hộ của tập đoàn lãnh đạo cấp cao, bao gồm cả Duma quốc gia, là cơ sở quan trọng để “Bộ đôi Medvedev – V. Putin vận hành”. Là cơ quan lập pháp, Duma quốc gia không chỉ hoàn thiện và tăng cường quyền lực về chính trị cho V. Putin trong 8 năm cầm quyền của ông mà còn tiếp tục phát huy vai trò mấu chốt, thúc đẩy công tác lãnh đạo chính trị, xây dựng hệ thống quyền lực trong giai đoạn cầm quyền của Tổng thống D. Medvedev. Việc Đảng nước Nga thống nhất chiếm đại đa số trong Duma quốc gia, tiếp tục phát huy ảnh hưởng, tạo nên những nhân tố thuận lợi cho sự vận hành “Bộ đôi quyền lực Medvedev – V. Putin”. Việc Medvedev giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008 và Putin dành chiến thắng trong cuộc bầu cử 2012 cho thấy sự ủng hộ của dân chúng đối với đường lối lãnh đạo đất nước của bộ đôi quyền lực. Chính sự ăn ý, hài hòa, quan hệ tốt đẹp giữa Medvedev và V. Putin trong sự vận hành quyền lực là yếu tố thuận lợi giúp nước Nga đạt được nhiều thành tựu từ 2008 đến 2012.
Tuy nhiên, bên cạnh những di sản này, ông Medvedev cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Thách thức có lẽ là lớn nhất và cũng là khó khăn nhất đối với ông Medvedev là làm sao ông vượt qua được cái bóng quá lớn của người tiền nhiệm V. Putin. Khi rời điện Kremlin, ông V. Putin đang ở đỉnh cao của uy tín và sự thành công với 85% người dân ủng hộ ông này. Đây là mức ủng hộ kỷ lục của người dân dành cho một nhà lãnh đạo nước Nga. Thách thức lớn thứ hai chính là việc ông Medvedev phải làm sao dập tắt được những hoài nghi cho rằng ông là con rối trong tay người thầy V. Putin. Chiến thắng của ông Medvedev trong cuộc bầu cử tổng thống Nga được nhận định là nhờ phần lớn vào sự hậu thuẫn của ông V. Putin. Cũng chính ông V. Putin là người đã đặt tin tưởng vào học trò Medvedev để chọn ông này ra tranh cử
chức tổng thống Nga. Ngoài hai thách thức trên, tân Tổng thống D. Medvedev còn phải đối mặt với một loạt khó khăn như lạm phát leo thang, nạn quan liêu dai dẳng, tệ tham nhũng lan rộng, một hệ thống tư pháp yếu kém và dân số giảm vì tỷ lệ sinh thấp, hệ thống y tế công cộng không đạt yêu cầu.
Có thể nói, dù không thành công và nổi tiếng bằng người thầy V. Putin nhưng ông Medvedev cũng đã để lại dấu ấn rõ nét và khá ấn tượng trong một nhiệm kỳ tổng thống vừa qua. Chỉ sau 100 ngày đầu cầm quyền, tân Tổng thống D. Medvedev đã để lại ấn tượng về hình ảnh một nhà lãnh đạo cứng rắn và quyết liệt, trái với những nhận định cho rằng ông chỉ là “con rối” do ông V. Putin giật dây. Quyết định tiến đánh Gruzia của ông Medvedev trong tháng 8 năm 2008 đã khiến những người trước đây còn hoài nghi về ông chủ mới của điện Kremlin phải “giật mình” và nghĩ rằng họ cần phải có cách nhìn nhận lại với vị tổng thống này. Ông Medvedev rõ ràng không chỉ thể hiện là một vị tổng thống đầy quyền lực mà còn là một vị tổng chỉ huy quân sự tối cao đầy bản lĩnh.
Về cơ bản, giai đoạn 2008 – 2012 đối với nước Nga là giai đoạn cầm quyền khá thành công của Tổng thống D. Medvedev, ông đã kế tục và phát huy tôt những thành thành tựu thời kỳ V. Putin đã để lại.
Về chính trị, dưới thời Tổng thống D. Medvedev, nước Nga tiếp tục duy trì được sự ổn định và hệ thống chính trị ngày càng củng cố, hoàn thiện. Sau khi cắt giảm số lượng các đảng phái (vào đầu những năm 2000, đã có hàng chục các đảng phái) thì hàng loạt các bộ luật đã được thông qua nhằm tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị trong đời sống đất nước. Các đảng được bảo đảm vận động tranh cử như nhau trên các phương tiện thông tin đại chúng Liên bang và khu vực. Trong trường hợp giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử, các đảng này có quyền đề cử ứng cử viên của mình ra tranh cử chức tỉnh trưởng. Đại diện chính quyền hành pháp phải điều trần trước Quốc hội (Đuma Quốc gia và Cơ quan lập pháp của các chủ thể Liên bang), trong khi người đứng đầu các cơ quan tự quản thành phố phải báo cáo trước các đại biểu của thành phố mình.
Dấu ấn đặc biệt về chính trị là đề xuất sửa đổi Hiến pháp Liên bang Nga, tăng thời hạn nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên thành 6 năm, nhiệm kỳ của các đại biểu Đuma quốc gia từ 4 năm lên thành 5 năm, cũng như quy định trách nhiệm của Chính phủ hàng năm phải báo cáo kết quả hoạt động trước Quốc hội. Đây là lần sửa đổi Hiến pháp đầu tiên trong suốt lịch sử nước Nga mới. Việc sửa đổi Hiến pháp cũng áp dụng cả với Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga. Để phát triển hệ thống đảng phái, các rào cản được đặt ra trước đây nhằm loại bỏ khỏi hệ thống chính trị những cơ cấu quá yếu kém đang dần được giảm bớt. Số lượng thành viên cần thiết để đăng ký cho một đảng cũng được giảm xuống, trong khi quy trình thủ tục có thể được đơn giản hóa. Hàng loạt các đạo luật nhằm đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh trong bầu cử đã được thông qua. Chương trình lắp đặt các thiết bị bỏ phiếu điện tử tại các điểm bầu cử chính là vì mục đích này. Luật liên quan đến các tổ chức xã hội đang được hoàn thiện, góp phần gia tăng hoạt động của các tổ chức đó, nhất là trong các lĩnh vực từ thiện và tình nguyện.
Sự tích cực của các nhà hoạt động xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình chính trị, cùng với sự góp sức tuyên truyền của các loại công nghệ thông tin. Nhiều đại diện của cộng đồng dân sự đã giành được uy tín cao nhờ khả năng truy cập Internet được nâng cao. Hàng năm, số lượng độc giả truy cập vào các nguồn Internet bằng tiếng Nga tăng 20%, năm 2010 đạt 46,5 triệu người. Số lượng người sử dụng cũng tăng lên tại các khu vực nhờ phí dịch vụ Internet giảm giá từ 2 đến 3 lần [55; tr4].
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến chiến công của ông Medvedev trong cuộc chiến chống tham nhũng. “Chống tham nhũng” là một trong những khẩu hiệu hàng đầu ông Medvedev đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử. Trong lời diễn văn nhậm chức, ông cũng nhận định rằng tham nhũng là thảm họa của nước Nga, là căn bệnh khó chữa khiến nền kinh tế quốc dân và xã hội bị chia rẽ. Ngay khi vừa lên cầm quyền, Tổng thống D. Medvedev đã phát động một chiến dịch toàn diện và quy mô nhằm tiêu diệt tận gốc nạn tham nhũng – một vấn nạn của nước Nga. Dù bề ngoài có vẻ hiền lành nhưng trong cuộc chiến chống tham nhũng, Tổng thống D. Medvedev tỏ ra là người quyết
liệt, cứng rắn khi thẳng tay trừng trị các “quan tham”. Ông ra sắc lệnh thành lập ủy ban chống tham nhũng đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của tổng thống và tiếp sau đó là kế hoạch chống tham nhũng, gồm một gói các văn bản luật sau này được Đuma quốc gia thông qua. Trong khuôn khổ kế hoạch chống tham nhũng và tăng cường hiệu quả quản lý của nhà nước, ông Medvedev bắt buộc những người hưởng lương từ ngân sách, lãnh đạo các tập đoàn nhà nước và các quỹ phải kê khai thu nhập và tài sản, nếu không sẽ bị sa thải. Đến tháng 3/2011, ông lại ra sắc lệnh yêu cầu các quan chức nhà nước không được nắm giữ chức vụ trong ban giám đốc các tập đoàn và ngân hàng quốc doanh lớn. Tính riêng trong nửa đầu năm 2011, đã có hơn 3.000 quan chức Nga bị truy tố về tội tham nhũng. Dù đạt được những kết quả rõ nét trong cuộc chiến chống tham nhũng, lần đầu tiên trong lịch sử thông qua được các văn bản pháp quy về chống tham nhũng nhưng cuộc chiến chống căn bệnh này vẫn còn phải tiếp tục, cần phải huy động sức mạnh toàn xã hội chứ không chỉ giao phó cho nhà nước.
Về kinh tế - xã hội, trong nhiệm kỳ kéo dài 4 năm (2008 - 2012), Tổng thống D. Medvedev và hậu thuẫn của Thủ tướng V. Putin đã để lại dấu ấn rõ nét, trong đó thành công lớn nhất là việc lãnh đạo đưa nước Nga vượt qua cơn bão khủng hoảng tài chính khủng khiếp của thế giới, tiếp tục dẫn dắt nước Nga theo con đường phát triển ổn định và củng cố tiếng nói của nước Nga trên trường. Năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế “dựa trên xuất khẩu nguyên liệu” truyền thống của Nga đã chịu những tác động nặng nề do quá phụ thuộc vào ngành năng lượng. Cả năm 2009, tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Nga giảm khoảng 7,5% so với năm 2008; lạm phát ở mức trên 10%, thu nhập của người dân giảm 6,8%; doanh số bán ô tô giảm 56% quốc tế [36; tr17]. Để đối phó với những tác động từ khủng hoảng - kinh tế tài chính toàn cầu, năm 2009, Chính phủ Nga đã triển khai 7 biện pháp chủ yếu sau: Nhà nước tăng cường thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chú trọng hỗ trợ các gia đình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu; cung cấp các dịch vụ xã hội - y tế bảo đảm chất lượng, tăng cường chế độ bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống bảo hiểm nhân thọ cho người dân; áp dụng rộng rãi các biện pháp tạo cơ hội
việc làm và ngăn chặn tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tái đào tạo chuyên môn và thực hiện hỗ trợ định hướng việc làm cho người lao động, hỗ trợ cho những người có nhu cầu mua nhà; Bảo đảm và phát huy tiềm lực phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp và công nghệ. Nhà nước trực tiếp bơm vốn vào các công ty và bảo lãnh cho các doanh nghiệp sản xuất quan trọng, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty. Kích thích nhu cầu nội địa về các sản phẩm hàng hóa trong nước của Nga. Nhà nước phát huy vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đầu tư và tiêu thụ, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng nhà ở (nhà nước đã mua 25% diện tích nhà ở được xây cất trong năm 2009), vận chuyển và công nghiệp quốc phòng. Kích thích tái cơ cấu và hiện đại hoá nền kinh tế theo hướng đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tiếp tục phát triển các thể chế thị trường trọng yếu, xóa bỏ những trở ngại kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh, thị trường tín dụng ổn định và vững chắc, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện kích thích đầu tư lâu dài. Bảo đảm tính ổn định kinh tế vĩ mô; áp dụng các biện pháp bảo vệ, duy trì sự ổn định của đồng ruble, giảm mức thâm hụt ngân sách, giảm tỷ lệ lạm phát, khống chế giá hàng nhu yếu phẩm, vật dụng hàng ngày và chi phí cho dịch vụ tài chính nhà đất không tăng cao.
Những biện pháp chống khủng hoảng và nỗ lực trong chính sách của chính phủ Nga đã đem lại những kết quả tích cực: chỉ số phát triển kinh tế khá ấn tượng và tình hình tài chính sáng sủa. Đây là thành công đáng ghi nhận đối với Nga từ sau sự kiện khủng hoảng kinh tế và tài chính - nợ quốc tế của Nga 12 năm về trước. Hiện đại hóa nền kinh tế Nga là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của ông Medvedev khi nhậm chức tổng thống. Trong thông điệp gửi Quốc hội năm 2009, ông nhấn mạnh đây là vấn đề sống còn của nước Nga và không thể trì hoãn. Ông đưa ra chương trình cải cách nền kinh tế nói chung, từ cải cách lĩnh vực sản xuất, quân đội, y tế, công nghệ đến lĩnh vực vũ trụ, giáo dục và đào tạo, trong đó, trọng điểm là ứng dụng công nghệ mới và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng. Ông cũng là người đưa ra sáng kiến
thành lập Khu công nghệ cao “Skolkovo”, tương tự Thung lũng “Silicon” của Mỹ. Theo tính toán, khu công nghệ này sẽ là nơi áp dụng các chính sách cải cách kinh tế của Nga, là trung tâm thử nghiệm các nghiên cứu, phát minh mới trong lĩnh vực công nghệ, năng lượng và tiết kiệm năng lượng, ứng dụng hạt nhân, vũ trụ, y sinh và vi tính. Nga chi gần một nghìn tỷ ruble cho các chương trình nghiên cứu này. Chiến lược hiện đại hóa do Medvedev đề xuất, vừa là sự kế thừa, vừa là “sự hoàn thiện và mở rộng” so với chiến lược của V. Putin. Sự kế thừa chủ yếu thể hiện trong lĩnh vực kinh tế là vẫn lấy “Ý tưởng phát triển đến năm 2020” do V. Putin chủ trì soạn ra làm kế hoạch xây dựng. Sự hoàn thiện và mở rộng chủ yếu được thể hiện ở ba mặt: Nhấn mạnh nước Nga phải thực hiện hiện đại hóa toàn diện, không chỉ giới hạn trong kinh tế mà còn hoàn thiện các chế độ như chính đảng, tư pháp, xây dựng nhà nước pháp chế. Đưa kỹ thuật thông tin và doanh nghiệp tư nhân làm chủ thể của “nền kinh tế sáng tạo”, chứ không phải là các ngành nghề truyền thống và doanh nghiệp nhà nước. Nhấn mạnh tiếp thu các kỹ thuật tiên tiến của phương Tây.