Kinh tế Liênbang Nga từ năm 2008 đến năm

Một phần của tài liệu Chính trị, kinh tế, xã hội của liên bang nga từ năm 2008 đến năm 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 57 - 73)

1 Nội dung cơbản của định hướng này là nguyên tắc “thực dụng, đa phương, thúc đẩy lợi ích quốc gia nhưng không gây đối đầu”

2.2. Kinh tế Liênbang Nga từ năm 2008 đến năm

2.2.1. Khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động đối với nước Nga

Hơn 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, năm 2008 thế giới lại chao đảo vì cơn bão khủng hoảng tài chính khốc liệt hơn, có sức tàn phá dữ dội hơn, với tâm bão là Hoa Kỳ - nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới. Khủng hoảng bùng phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chế tài chính khổng lồ, thị trường chứng khoán khuynh đảo.

Nguyên nhân sâu xa của cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại Mỹ. Bong bóng bất động sản càng lúc càng phình to đã đặt thị trường nhà đất và tín dụng tại Mỹ cũng như nhiều quốc gia châu Âu vào thế nguy hiểm. Cho vay dưới chuẩn tăng mạnh là khởi điểm cho tình trạng bong bóng tại thị trường nhà đất. Các ngân hàng cho vay cầm cố bất động sản mà không quan tâm tới khả năng chi trả của khách. Dư nợ trong mảng này nhảy từ 160 tỷ USD của năm 2001 lên 540 tỷ vào năm 2004 và

bùng nổ thành 1.300 tỷ vào năm 2007. Theo ước tính vào cuối quý III năm 2008, hơn một nửa giá trị thị trường nhà đất Mỹ là tiền đi vay với một phần ba các khoản này là nợ khó đòi. Trước đó, để đối phó với lạm phát, FED đã liên tiếp tăng lãi suất từ 1% vào giữa năm 2004 lên 5,25% vào giữa năm 2006 khiến lãi vay phải trả trở thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm [30].

Cuộc khủng hoảng lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ, tràn sang nhiều nước châu Âu. Cơn địa chấn tài chính thực sự nổ ra vào ngày 7/9 khi hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Ngày 15/9, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla…Tháng 9 và 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow Jones sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9.

Tình trạng thị trường tài chính đóng băng ngày càng tồi tệ đã khiến Ngân hàng Trung ương Mỹ, Anh, Nhật, EU và nhiều quốc gia khác phải cắt giảm lãi suất hàng loạt để khơi thông dòng vốn. Không dừng lại ở các điều chỉnh tài khóa, các quốc gia trên cũng tích cực bơm tiền nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các tập đoàn tài chính, cũng như kích thích hoạt động tiêu dùng và cho vay. Trước tình hình trên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã phải can thiệp bằng cách bơm tiền vào Iceland, Hungary, và Ukraine để ngăn chặn những kết cục tồi tệ hơn có thể xảy ra. Nhiều nền kinh tế lớn, bắt đầu từ Nhật, và EU tuyên bố rơi vào suy thoái. Mỹ, lần đầu tiên sau 8 năm, chính thức thừa nhận đã lâm vào tình trạng trên từ tháng 12/2007.

Điều tương tự cũng xảy ra với Nga, cường quốc kinh tế lớn thứ 4 thế giới. Giá dầu sụt giảm mạnh cùng với đó là nhu cầu xây dựng đi xuống ảnh hưởng nghiêm trọng tới hai mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Nga là dầu mỏ và kim loại, góp phần khiến quốc gia này rơi vào suy thoái. Tình trạng đóng băng của hệ thống tài chính tiếp tục dẫn đến sự giảm sút trong các hoạt động

sản xuất của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân. Hệ quả của tình trạng trên là nhiều doanh nghiệp phá sản và đẩy tỷ lệ thất nghiệp tại nhiều quốc gia tăng cao, chi tiêu và chỉ số lòng tin của người tiêu dùng rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.

Nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào thị trường toàn cầu và dễ bị tổn thương khi có biến động mạnh về giá cả nguyên nhiên liệu trên thế giới. Chính vì vậy, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lần này không chỉ tác động trực tiếp đến thị trường tài chính và chứng khoán mà còn tác động trực tiếp nặng nề tới nền kinh tế Nga. Khủng hoảng tài chính gây nên sự co rút tín dụng dẫn tới giảm sút thương mại, đầu tư, tác động tới khu vực kinh tế thực trên toàn cầu và tác động mạnh nhất tới xuất khẩu – lĩnh vực đầu tàu của nền kinh tế Nga, đồng thời đẩy các doanh nghiệp của Nga trong lĩnh vực này rơi vào tình trạng nợ nần, thiếu vốn trầm trọng. Trong nửa đầu năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Nga đạt 151 tỉ USD, chỉ bằng 53,1%, thặng dư cán cân thương mại đạt 52,7 tỉ USD sp với 119,8 tỉ USD cùng kỳ năm 2008. Khủng hoảng cũng tác động nặng nề tới thị trường chứng khoán Nga mà cơ cấu chủ yếu dựa trên các ngành năng lượng nguyên liệu, dầu mỏ, khí đốt chiếm 54% thị phần, kim loại cơ sở chiếm 16% cổ phiếu các ngành phi tài nguyên năng lượng chỉ chiếm 30% [16; tr76]. Do suy giảm xuất khẩu năng lượng và các ngành sản xuất công nghiệp cùng với việc giảm thuế đối phó với khủng hoảng, thu ngân sách trong 6 tháng đầu năm giảm 29,5%, trong khi các khoản chi ngân sách tăng lên nhiều làm cho thâm hụt ngân sách trong năm 2009 khá cao tới 7,4%.

Một tác động khác do khủng hoảng kinh tế gây ra là cho đến đầu năm 2009 nợ công của Liên bang Nga chỉ còn 40,5 tỉ USD, thì nợ của các doanh nghiệp tới hơn 400 tỉ USD, trong đó có các tập đoàn khổng lồ về năng lượng như Gazprom hay kim loại như Norilsk và Mechel. Chính phủ đã phải chi trả những khoản tiền lớn mua lại cổ phần, giúp các doanh nghiệp trả nợ trong điều kiện thị trường chứng khoán sụt giảm liên tục. Suy giảm sản xuất dẫn tới tình trạng thất nghiệp gia tăng và đây thực sự là tác động nặng nề nhất của khủng hoảng tới mọi nền kinh tế. Tỉ lệ thất nghiệp tăng mạnh từ 6,2% giữa năm 2008 và đạt đến đỉnh điểm vào cuối quý I năm 2009 là 9,5%, sau đó giảm dần và đến

cuối tháng 7 ở mức 8,3% với 6,3 triệu người không có việc làm. Mức lạm phát nửa đầu năm 2009 là 11,9% thấp hơn một chút so với mức 13,3% của năm 2008 [16; tr77]. Nhờ có dự trữ ngoại tệ cao vào hàng thứ 3 trên thế giới và quyết tâm duy trì giá trị đồng ruble, giảm bớt tác động tiêu cực của khủng hoảng tới đời sống nhân dân nên lần này đồng ruble Nga đã không bị mất giá mạnh như giai đoạn khủng hoảng 1998. Số người dân Nga nghèo có thu nhập dưới mức sống tối thiểu là 23 triệu người, chiếm 16,3 % dân số [16; tr77].

Có thể thấy nước Nga chịu tác động hết sức nặng nề từ khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, vượt xa so với dự báo của chính phủ Liên bang Nga cũng như các định chế kinh tế toàn cầu. Cuối năm 2008, Ngân hàng thế giới vẫn đưa ra dự báo Nga tăng trưởng dưới mức 3%, còn chính phủ Nga cho rằng vẫn sẽ tăng trưởng trên mức 6,7% năm 2009 nhưng trên thực tế Nga tăng trưởng – 7,9%. Khủng hoảng kinh tế tài chính càng làm gay gắt thêm những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường Nga, đặt ra yêu cầu cấp bách về tái cơ cấu, hiện đại hóa nền kinh tế Nga. Sau những giải pháp mang tính cấp thiết, việc chuyển sang giải pháp trung hạn, ưu tiên hơn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khắc phục những khiếm khuyết bấy lâu vẫn tồn tại và càng lộ rõ trong khủng hoảng là điều cấp thiết đối với Nga. Ngày 10/8/2009 Tổng thống Nga D.Medvedev tuyên bố: “Chúng ta phải tìm ra con đường mới, bởi con đường đang đi là con đường chết. Khủng hoảng tài chính lần này khiến chúng ta phải xem xét đến việc cải tổ cơ cấu, nếu không nền kinh tế Nga sẽ không có tương lai”[16; tr78].

2.2.2.Chính sách đối phó với khủng hoảng của Chính phủ Nga

Nga đã từng trải qua cuộc khủng hoảng tài chính nặng nề vào năm 1998, sau đó chính V. Putin đã vực dậy nền kinh tế Nga với 10 năm liên tục tăng trưởng. Lần này, Tổng thống D. Medvedev và Thủ tướng V. Putin tỏ ra bình tĩnh vững vàng hơn, thực thi những giải pháp cương quyết, giảm thiểu được những thiệt hại do cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu gây ra, mặc dù cường độ mạnh hơn nhiều lần so với năm 1998. Từ tháng 9/2008 đến tháng 3/2009, Chính phủ Nga đã thực thi các biện pháp khẩn cấp mang tính đối phó

tình huống. Ngay khi nổ ra khủng hoảng, Nga đã tập trung củng cố hệ thống tài chính, ổn định đồng ruble. Ngày 18/9/2008, Nga đã thông qua gói tài chính chống khủng hoảng tới 150 tỉ USD, đến ngày 13/11 Chính phủ Nga đã chi tới 222 tỉ USD hay 13,9% GDP của mình để chống lại khủng hoảng, một số tiền lớn hơn nhiều lần so với giai đoạn khủng hoảng 1998 [10; tr60]. Ngân hàng trung ương Nga đã cam kết sẽ bù đắp thiệt hại cho hơn 250 ngân hàng lớn trên thị trường tín dụng liên ngân hàng. Trong vòng 3 tháng, dự trữ ngoại tệ của Nga từ mức đỉnh 597,5 tỉ hồi tháng 8/2008 xuống còn 453,3 tỉ USD vào tháng 11/2008. Cùng với các khoản chi hàng trăm tỉ USD để hỗ trợ lĩnh vực tài chính ngân hàng, điều tiết tỉ giá đồng ruble, Chính phủ Nga còn tiến hành hàng loạt các biện pháp để vượt qua khủng hoảng. Ngày 20/11/2008 Chính phủ đã thông qua gói cải cách thuế, bao gồm giảm thuế lợi tức từ 24% xuống 20% và giảm hơn nữa đối với các doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất [10; tr60]. Từ tháng 12/2008 để khuyến khích sản xuất, Chính phủ đã dỡ bỏ thuế nhập khẩu đánh vào các thiết bị cho các ngành công nghiệp như luyện kim, xây dựng, lâm nghiệp và may mặc, tăng thuế nhập khẩu xe ô tô. Đồng thời, chính phủ Nga thực hiện chính sách tỷ giá nhằm điều tiết giảm dần giá đồng ruble để kích thích các hoạt động xuất khẩu trong điều kiện giá cả thế giới đang giảm. Nhà nước can thiệp mạnh vào thị trường chứng khoán, hỗ trợ các doanh nghiệp mua lại cổ phần của các tập đoàn lớn …Quan điểm của chính phủ Nga là giữ lại chủ quyền của đất nước đối với các cơ sở và lĩnh vực tối quan trọng, phục hồi sản xuất và đảm bảo việc làm cho người dân, tăng khả năng đóng góp vào ngân sách, cung cấp sản phẩm cho khu vực sản xuất thực cũng như đầu tư vào khoa học và công nghệ. Ngoài ra, trong khi thị trường năng lượng thế giới thu hẹp, Nga cũng tìm kiếm khai thác các thị trường mới. Đặc biệt, Chính phủ Nga đã đặt ưu tiên hàng đầu là hạn chế tác động tiêu cực của khủng hoảng tới đời sống nhân dân, duy trì hệ thống trả lương hưu và phúc lợi xã hội hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp mang tính tạm thời để giảm thiểu các tác động tiêu cực của khủng hoảng.

Đứng trước thực trạng khủng hoảng đó, Chính phủ Nga đã triển khai 7 biện pháp chủ yếu như sau:

Thứ nhất, Nhà nước tăng cường thực hiện các chính sách bảo đảm xã hội với dân chúng, đặc biệt là hỗ trợ cho các gia đình chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu; cung cấp các dịch vụ xã hội – y tế đảm bảo chất lượng, tăng cường toàn diện chế độ bảo hiểm xã hội, hiện đại hóa hệ thống bảo hiểm nhân thọ cho người dân Nga; áp dụng rộng rãi các biện pháp tạo cơ hội việc làm và ngăn chặn tỉ lệ thất nghiệp gia tăng, tái đào tạo chuyên môn và cung cấp viện trợ định hướng việc làm cho người lao động và hỗ trợ thiết yếu cho những người muốn mua nhà.

Thứ hai, bảo đảm và phát huy tiềm lực phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp và công nghệ. Nhà nước sẽ trực tiếp bơm vốn cho các công ty và bảo lãnh cho các doanh nghiệp sản xuất quan trọng, đồng thời áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty.

Thứ ba, kích thích nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa trong nước. Nhà nước phát huy vai trò quan trọng trong các lĩnh vực đầu tư và tiêu thụ, đặc biệt là trong lĩnh vực nhà đất, vận chuyển và công nghiệp quốc phòng.

Thứ tư, kích thích tái cơ cấu và hiện đại hóa nền kinh tế theo hướng đổi mới kĩ thuật doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Thứ năm, tiếp tục phát triển các thể chế thị trường trọng yếu, xóa bỏ những trở ngại kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ sáu, xây dựng hệ thống tài chính vững mạnh, một thị trường tín dụng ổn định và vững chắc, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo điều kiện kích thích đầu tư lâu dài.

Thứ bảy, bảo đảm tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô; áp dụng các biện pháp bảo vệ duy trì sự ổn định của đồng ruble, giảm mức thâm hụt ngân sách, giảm tỷ lệ lạm phát, khống chế hàng nhu yếu phẩm, vật dụng hàng ngày và chi phí cho dịch vụ tài chính nhà đất không tăng cao.

Cắt giảm các khoản chi ngân sách trong mức cho phép được Nga coi là biện pháp chính trong cuộc đấu tranh chống khủng hoảng 2008. Đồng thời, Nga cũng coi trọng phát triển nhu cầu thị trường và cơ sở hạ tầng trong nước. Bộ trưởng Bộ phát triển kinh tế Nga E. Nabiullina cho biết: “Trong thời gian

qua các biện pháp chống khủng hoảng của Nhà nước tập trung hỗ trợ khu vực tài chính giai đoạn ngắn và cải thiện thu nhập cũng như việc làm của người dân. Hiện nay cần đẩy mạnh nhu cầu trong nước và ưu tiên cho các hướng khác, mà trước hết là nhà ở, cơ sở hạ tầng và công nghệ mới; để giải quyết vấn đề nhà ở và phát triển cơ sở hạ tầng, không chỉ đơn thuần là tăng nguồn kinh phí, mà cần tập trung giải quyết vấn đề kém hiệu quả của cơ cấu quản lí và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực này mà trước hết là tiết kiệm năng lượng, kích thích cạnh tranh và sáng tạo giữa các doanh nghiệp” [36; tr5].

Sang năm 2010, Chính phủ Nga tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ phát triển dài hạn cũng như khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế với các trọng tâm chính sách sau:

Trước hết, tiếp tục ưu tiên giải quyết các vấn đề xã hội then chốt. Chính sách xã hội của Nga năm 2010 bao gồm: Thực hiện chính xác, liên tục và đúng thời hạn kế hoạch tăng lương hưu, trong đó có việc bảo đảm quy định mức phụ cấp khu vực cho người cao tuổi có thu nhập dưới mức sinh hoạt phí tối thiểu; Thúc đẩy những dự án trong lĩnh vực nhà ở, trong đó có việc đảm bảo nhà ở cho các cựu chiến binh, quân nhân Bộ quốc phòng, mở rộng phạm vi chương trình xây dựng nhà giá rẻ trên các khu đất thuộc sở hữu Nhà nước liên bang. Nhà nước sẽ dành 80 tỉ ruble cấp kinh phí sửa chữa cơ bản các chung cư và bố trí chỗ ở cho các cư dân tại những khu nhà bị hỏng, đồng thời thông qua chương trình mục tiêu Liên bang mới về nhà ở; Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích kinh doanh và tạo việc làm mới, giải quyết vấn đề bảo hiểm y tế…Chính phủ Nga chi 70% ngân sách cho các lĩnh vực đời sống của người dân trong năm 2010.

Năm 2010, giải quyết vấn đề thất nghiệp là một ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Nga, và việc hỗ trợ tài chính và đào tạo chuyển vị trí làm mới

Một phần của tài liệu Chính trị, kinh tế, xã hội của liên bang nga từ năm 2008 đến năm 2012 luận văn thạc sĩ lịch sử (Trang 57 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w