3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Cây lạc - sâu hại - côn trùng ký sinh là một trong những mắt xích đảm bảo sự cân bằng sinh học trên sinh quần ruộng lạc. Song sự cân bằng này đã bị phá vỡ do tác động tiêu cực của con người vì lợi ích kinh tế. Hiện nay để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng con người thường sử dụng phổ biến các biện pháp hoá học. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là: Các loài kẻ thù tự nhiên của sâu hại không có khả năng điều hoà số lượng của chủng quần sâu hại, phá vỡ cân bằng sinh học trong tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Để khắc phục những khó khăn này thì biện pháp đấu tranh sinh học phòng trừ sâu hại lạc được xem là một trong những biện pháp có tầm quan trọng về nhiều mặt, trong đó việc nghiên cứu sử dụng thiên địch của sâu hại lạc để phòng trừ là biện pháp tối ưu nhất.
Theo điều tra thống kê thành phần côn trùng ký sinh của sâu hại lạc bộ cánh vảy ở Nghệ An trong những năm qua khá đa dạng. Tuy nhiên việc ứng dụng nó trong phòng trừ sâu hại lạc chưa được chú trọng. Trong công việc phòng trừ sâu hại lạc bộ cánh vảy nói riêng và sâu hại lạc nói chung, để bảo vệ cây trồng người dân đã sử dụng nhiều biện pháp, trong đó biện pháp hóa học được sử dụng phổ biến, ngay cả biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) thì nhu cầu sử dụng thuốc hóa học vẫn có chiều hướng gia tăng. Thuốc hóa học bên cạnh những lợi ích trước mắt thì ngày càng bộc lộ mặt trái của nó như: Ô nhiễm môi trường, tính kháng thuốc của sâu hại, bùng phát dịch hại mới, dư lượng thuốc hóa học trong các sản phẩm nông nghiệp, làm mất cân bằng tự nhiên. Theo nghiên cứu của Phạm Thị Vượng, Lương Minh Khôi (1991) ở hợp tác xã nam Thịnh (Diễn Châu - Nghệ An)
dùng thuốc Wofatox (0,8 kg/ha) phun 2 lần trong vụ lạc: Lần 1 vào 2/4, lần 2 vào ngày 22/4. Việc phun thuốc trừ sâu làm tăng năng suất lạc, song chi phí BVTV cũng nhiều. Vì vậy, không những hiệu quả kinh tế không cao mà còn kèm theo nhiều mặt tiêu cực.
Vì vậy, nghiên cứu và sử dụng côn trùng ký sinh đang là hướng phát triển cơ bản của biện pháp đấu tranh sinh học phòng trừ sâu hại, trong giai đoạn hiện nay bao gồm nghiên cứu, bảo vệ, duy trì và phát triển quần thể thiên địch trong đó có tự nhiên và sử dụng thiên địch bằng cách nhân thả phòng trừ.
Trên thế giới, đã có một số công trình nghiên cứu sinh học, sinh thái, nhân nuôi và sử dụng nhóm ong ngoại ký sinh Euplectrus phòng trừ sâu hại JonesP. và Sands DPA.(1995) nghiên cứu sinh học ong Euplectrus melanoce Phalus ký sinh sâu hại Eudocima và sâu khoang S. litura ở Australia.
Ở Việt nam có nhiều tác giả cứu nghiên cứu và xác định đặc tính sinh học, sinh thái của một số loài sâu hại bộ cánh vảy như: Đặng Thị Dung (1999), “Côn trùng ký sinh và mối quan hệ của chúng với sâu hại chính trên đậu tương vùng Hà Nội và phụ cân”; Phạm Thị Vượng (1996), “Nhận xét về ký sinh sâu non của sâu khoang (Spodoptera litura Fabr.) hại lạc tại Nghệ An, Hà Tây, Hà Bắc”; Phan Thanh Tùng (2007), “Đặc điểm sinh học, sinh thái của ong Microplitis manilae nội ký sinh sâu non sâu khoang trong điều kiện thực nghiệm”; …Đây là một trong những cơ sở quan trọng làm tiền đề cho việc xây dựng định hướng chiến lược IPM trên cây lạc.