Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng ở Việt

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh bộ cánh vảy hại lạc vụ xuân 2008 tại nghi lộc, nghệ an (Trang 29 - 30)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc và thiên địch của chúng ở Việt

1.2.2.1. Tình hình nghiên cứu sâu hại lạc

Ở Việt Nam, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về sâu hại và kết quả cho thấy, thành phần sâu hại trên sinh quần ruộng lạc ở Việt Nam rất đa dạng và phong phú.

Theo kết quả điều tra cơ bản côn trùng trên cây trồng nông nghiệp trong hai năm 1976 - 1968 đã thống kê được trên cây lạc có tất cả 149 loài sâu thuộc 43 họ của 7 bộ bao gồm 57 loài có hại, 4 loài có ích, 88 loài chưa rõ có ích hay có hại (Viện BVTV, 1976). Trong 57 loài sâu hại có 5 loài quan trọng là dế mèn lớn (Brachytrupes portentosus Licht), rệp muội lạc, bọ xít mù (Creontrades gossipii Hsiao), sâu cuốn lá

(Cacoecia sp.), sâu đục quả (Maruca testulatis Geyer) và 9 loại quan trọng vừa, 11 loài ít quan trọng (Đặng Trần Phú và nnk, 1977).

Ở Miền Nam, xác định được 30 loài thuộc 19 họ của 8 bộ. Các loài gây hại quan trọng nhất ở tỉnh phía nam là sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis armigera), sâu róm (Plusia sp.), sâu keo da láng (Spodoptera exiuga), sâu đục quả (Maruca testulatis Geyer) (dẫn theo Nguyễn Thị Song Thương, 2007) [12].

Kết quả điều tra thành phần sâu hại lạc ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội của Phạm Thị Vượng (1998) đã xác định được 46 loài sâu hại lạc của 26 họ của 8 bộ

,trong đó sâu hại lạc bộ cánh vảy có 14 loài thuộc 6 họ chiếm tỷ lệ cao nhất 30,43%.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiếu (2004): Thành phần sâu hại lạc bộ cánh vảy ở vùng đồng bằng Nghệ An có 17 loài thuộc 5 họ, trong đó có 3 loài gây hại chính thường xuyên có mặt trên đồng ruộng lạc là sâu đo xanh (Anomis flava F.), sâu xanh (Heliothis armigera H.) và sâu khoang (Spodoptera litura F.).

Như vậy, cho đến nay thành phần sâu hại lạc ở Việt Nam đã biết được gồm 99 loài thuộc 35 họ của 12 bộ, trong đó bộ cánh vảy có 24 loài (chiếm 24,24%), bộ cánh cứng 21 loài (21,21%), bộ cánh thẳng 17 loài (17,17%), bộ cánh nửa 15 loài (15,00%), bộ cánh giống 9 loài (9,00%), bộ cánh đều 5 loài (5%), các bộ còn lại mới chỉ xác định được 1 - 2 loài (Viện BVTV, 1976; Lê Song Dự, Nguyễn Thế Côn, 1979; Lê Văn Thuyết và nnk, 1993; Ngô Thế Dân, 2000).

Từ những kết quả trên cho thấy sâu hại lạc ở nươc ta phong phú, đa số các loài sâu hại quan trọng nhất trên cây lạc ở Việt Nam là các loài sâu đa thực, ngoài lạc còn gây hại trên nhiều cây trồng khác như bông, ngô, rau,…Chúng là nguyên nhân quan trọng trong làm giảm năng suất. Các loài thường xuyên xuất hiện và gây hại có ý nghĩa kinh tế gồm có sâu khoang, sâu đục quả, sâu xanh, sâu cuốn lá.

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh bộ cánh vảy hại lạc vụ xuân 2008 tại nghi lộc, nghệ an (Trang 29 - 30)