Tình hình nghiên cứu thiên địch sâu hại lạc

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh bộ cánh vảy hại lạc vụ xuân 2008 tại nghi lộc, nghệ an (Trang 30 - 33)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu thiên địch sâu hại lạc

Ở Việt Nam, thiên địch sâu hại lạc rất phong phú nhưng chưa được nghiên cứu nhiều, mới chỉ có một vài dẫn liệu ban đầu.

Kết quả điều tra cơ bản côn trùng trên cây trồng nông nghiệp trong 2 năm 1967 - 1968 đã thu thập trên cây lạc có 149 loài sâu trong đó mới chỉ xác định đươc 4 loài có lợi (Đặng Trần Phú và nnk, 1997).

Điều tra sâu khoang trên sinh quần ruộng lạc tại Diễn Châu, Nghi Lộc, Nghệ An vào 2 vụ lạc năm 2001 đã thu thập được 5 loài côn trùng ký sinh, 23 loài chân khớp ăn thịt trên đối tượng sâu khoang (Trần Ngọc Lân, 2002).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh (2002) ở Diễn Châu, Nghi Lộc , Nghệ An đã thu thập được 20 loài côn trùng ký sinh sâu hại lạc thuộc 6 họ của 2

bộ. Bộ Hymenoptera có 16 loài thuộc 4 họ, Bộ Diptera có 4 loài thuộc 2 họ. Riêng trên sâu khoang có 7 loài côn trùng ký sinh thuộc 3 họ của 2 bộ: Bộ Hymenoptera có 6 loài, bộ Diptera có 1 loài.

Điều tra ký sinh hại lạc ở vùng đồng bằng Nghệ An đã thu thập được côn trùng ký sinh sâu non của 6 loài sâu bộ canh vảy hại lạc gồm có 22 loài, trong đó có 4 loài ký sinh phổ biến là Apanteles sp1.; Microlitis prodenidae Rao et chad,

Microlitis sp.; Metopiusn rufus. Trên sinh quần ruộng lạc sâu non sâu khoang có 16 loài côn trùng ký sinh sâu non của 6 loài ong ký sinh (Bộ Hymenoptera) và 2 loài ruồi ký sinh (Bộ Diptera). Loài Microlitis prodenidae Rao et chad và

Microlitis sp, là loài phổ biến có vai trò quan trọng trong hạn chế số lượng sâu non sâu khoang trên ruộng lạc (Nguyễn Thị Hiếu, 2004).

Điều tra sâu khoang trên sinh quần ruộng lạc tại Nghi Lộc -Nghệ An vào vụ lạc năm 2007 đã thu thập được 15 loài côn trùng ký sinh, thuộc 9 họ của 2 bộ: Hymenoptera có 14 loài, bộ Diptera có 1 loài (Nguyễn Thị Song Thương, 2007)

Điều tra sâu cuốn lá trên sinh quần ruộng lạc tại Nghi Lộc -Nghệ An vào vụ lạc xuân, năm 2007 đã thu thập được 4 loài sâu cuốn lá, 34 loài côn trùng ký sinh sâu cuốn lá Archips asiaticus, thuộc 13 họ của 2 bộ: Hymenoptera có 29 loài, bộ Diptera có 5 loài (Đặng Thị Lệ Thủy, 2007) [2]

Kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Dung (1999) trên đối tượng là ong

Microlitit prodeniea ký sinh trên sâu khoang hại đậu tương đã thu được kết quả: Ấu trùng ong có 3 tuổi, vòng đời trung bình 12,68 ngày, thức ăn thích hợp nhất mật ong nguyên chất và nước đường 50%, tuổi vật chủ thích hợp nhất là tuổi 2 - 3, …

Theo Nguyễn Thị Thuý (2007), nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái ong Euplectrus sp1. ngoại ký sinh sâu non sâu khoang hại lạc kết quả thu được: Ấu trùng ong ngoại ký sinh Euplectrus sp1. có 3 tuổi, vòng đời của ong ngắn (ở 200C, ẩm độ 82% RH, trung bình là 17,22 ± 0,439 ngày; ở nhiệt độ 280C, ẩm độ 73% RH, trung bình là 11,12 ± 0,402 ngày); tuổi vật chủ thích hợp là tuổi 3 - 4, thức ăn thích hợp nhất là nước đường 50%; tuổi thọ ong cái TB 26,82 ngày, ong

đực sống TB 22,67 ngày; tỷ lệ ký sinh 40% và số lượng ong vũ hóa/1 ong cái là 67,47 con, mật độ thích hợp cho nhân nuôi là 10 - 11 sâu khoang/1 cặp ong.

Kết quả nghiên cứu của Võ Thị Hồng Nhung (2007), nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái ong Euplectrus sp2. nội ký sinh sâu cuốn lá hại lạc kết quả thu được: Ấu trùng có 3 tuổi, vòng đời trung bình 10,99 ± 0,422 (ở nhiệt độ 280C và ẩm độ 73%) và 15,72 ± 1,18 ngày (ở nhiệt độ 200C, ẩm độ 82%), thức ăn thích hợp nhất là nước đường 50% là loại thức ăn cho thời gian sống TB dài nhất (32,5 ngày khi không tiếp xúc vật chủ và 21,33 ngày khi tiếp xúc vật chủ; tỷ lệ ký sinh (5,97%) và số ong vũ hóa/1 ong cái lớn nhất (120 con).

Theo Phan Thanh Tùng (2007), nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái ong Microplitis manilae nội ký sinh sâu non sâu khoang hại lạc kết quả thu được: Nước đường 25% là loại thức ăn thích hợp cho thời gian sống dài nhất 11,17 ngày. Ở mật độ 10 sâu/1 cặp ong cho tỷ lệ ký sinh cao nhất (86,67%), mật độ 1 cặp ong/10 sâu cho tỷ lệ ký sinh cao nhất (86,67%).

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Côn trùng ký sinh bộ cánh vảy hại lạc vụ xuân 2008 tại nghi lộc, nghệ an (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w